I. Chiếu
1. Khái niệm
– Chiếu: thể văn do vua dung để ban bố mệnh lệnh. Chiếu có thể viết bằng văn vần, văn biền ngẫu hoặc văn xuôi; được công bố và đón nhận một cách trang trọng.
2. Ví dụ:
– Chiếu dời đô – Lý Công Uẩn
II. Hịch
1. Khái niệm
– Hịch: là thể văn nghị luận thời xưa, thường được vua chúa, tướng lĩnh viết ra một phong trào nhằm để cổ động, thuyết phục hoặc kêu gọi đấu tranh chống thù trong giặc ngoài. Hịch có kết cấu chặt chẽ, có lý lẽ sắc bén, có dẫn chứng thuyết phục.
2. Ví dụ:
– Hịch tướng sĩ – Trần Quốc Tuấn
III. Cáo
1. Khái niệm
– Cáo là một thể văn thư có cội nguồn từ Trung Quốc, nhà vua dùng để ban bố cho thần dân nhằm trình bày chủ trương, công bố kết quả một sự nghiệp.
2. Ví dụ:
– Bình Ngô đại cáo – Nguyễn Trãi
IV. Phú
1. Khái niệm
– Phú: là một thể văn có vần hoặc xen lẫn văn vần hoặc văn xuôi, dung để tả cảnh vật, phong tục, kể sự việc, bàn chuyện đời,…
2. Ví dụ:
– Bạch Đằng giang phú – Trương Hán Siêu
V. Truyện truyền kì
1. Khái niệm
Truyện truyền kì: là những câu chuyện kì lạ được ghi chép tản mạn, thường có yếu tố hoang đường kì ảo, nhân vật thường là người phụ nữ đức hạnh, khao khát cuộc sống yên bình, hạnh phúc.
2. Ví dụ:
– Chuyện người con gái Nam Xương – Nguyễn Dữ
VI. Thơ Đường luật
1. Khái niệm
– Thơ Đường luật: là thơ làm theo Thi luật đặt ra từ đời nhà Đường bên Trung Hoa. Sang Việt Nam, Thi luật được gọi là thể thơ Đường luật;
– Vần, cách gieo vần: Có 5 vần gieo ở cuối câu đầu và các câu chẵn, nghĩa là cuối các câu 1, 2, 4, 6, 8. Suốt bài thơ chỉ gieo một vần (một từ) gọi là độc vận.
– Đối: Những câu phải đối trong một bài thơ bát cú, trừ hai câu đầu, hai câu cuối, còn bốn câu giữa cứ hai câu đối nhau: 3 với 4; 5 với 6 (sẽ đề cập chi tiết hơn ở phần sau).
– Luật: Là cách sắp xếp tiếng bằng và tiếng trắc trong các câu của bài thơ. Luật nhất định buộc người làm thơ phải theo đúng mà đặt. Luật được chia ra Luật bằng và Luật trắc.
2. Ví dụ:
– Bài thơ Mời trầu – Hồ Xuân Hương
VII. Văn tế
1. Khái niệm
– Văn tế là một loại văn gắn với phong tục tang lễ chủ yếu nhằm bày tỏ sự thương tiếc của tác giả và của những người thân đối với người đã mất.
– Văn tế thường có hai nội dung cơ bản: kể lại cuộc đời, công đức, phẩm hạnh của người đã khuất và bày tỏ nỗi đau thương của người sống trong giờ phút vĩnh biệt.
2. Ví dụ:
– Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc – Nguyễn Đình Chiểu
VIII. Ngâm khúc
1. Khái niệm
– Ngâm khúc là thể loại trữ tình trường thiên thuần túy Việt Nam viết bằng thể thơ song thất lục bát. Trong thơ này nhân vật trữ tình thường thể hiện nỗi niềm hồi tưởng mong nhớ, sầu muộn, suy tư, ai oán, xót thương cho số phận mình. Ngâm khúc là sản phẩm kết hợp nhuần nhuyễn giữa thể thơ song thất lục bát với phương thức trữ tình dài hơi, gắn với số phận thăng trầm của một con người.
2. Ví dụ:
– Chinh phụ ngâm – Đặng Trần Côn
IX. Truyện thơ
1. Khái niệm
– Truyện thơ: là những truyện kể dài bằng thơ, có sự kết hợp giữa hai yếu tố tự sự và trữ tình, phản ánh cuộc sống của người nghèo khổ, khát vọng về tình yêu tự do, hạnh phúc và cộng lí.
2. Ví dụ:
– Truyện Kiều – Nguyễn Du
X. Hát nói
1. Khái niệm
– Hát nói là một điệu hát ca trù (tức hát ả đào hay hát cô đầu) có nhạc kèm theo và có một hình thức thơ riêng được gọi là thể thơ hát nói.
2. Ví dụ
– Bài ca ngất ngưởng – Nguyễn Công Trứ
– Bài ca phong cảnh Hương Sơn – Chu Mạnh Trinh