I. Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất
* Khái niệm:
– Những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh, thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt (tự nhiên, lao động, sản xuất, xã hội), được nhân dân vận dụng vào lời nói, suy nghĩ, và lời ăn tiếng nói hàng ngày. Đây là một thể loại văn học dân gian.
Ví dụ: Nuôi lợn ăn cơm nằm, nuôi tằm ăn cơm đứng.
II. Tục ngữ về con người và xã hội
* Khái niệm
– Tục ngữ về con người, xã hội nhằm chú ý tôn vinh giá trị con người, đưa ra nhận xét, lời khuyên về những phẩm chất và lối sống mà con người cần phải có.
Ví dụ:
– “Cái răng cái tóc là góc con người”.
=> Hàm răng, mái tóc góp phần quan trọng tạo nên vẻ đẹp con người.
– “Một mặt người bằng mười mặt của”
=> Coi trọng giá trị của con người hơn của cải, vật chất.
III. Ca dao
1. Khái niệm
– Ca dao: tác phẩm thơ trữ tình dân gian, thường kết hợp với âm nhạc khi diễn xướng, được sáng tác nhằm diễn tả thế giới nội tâm của con người.
2. Ví dụ:
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Một lòng thờ mẹ kính cha,
Cho trong chữ hiếu mới là đạo con.
(ca dao)