Văn học trung đại Việt Nam (từ thế kỉ X đến cuối thế kỉ XIX) phát triển qua bốn giai đoạn lớn:
1. Giai đoạn từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIV
– Hoàn cảnh lịch sử:
+ Dân tộc giành được quyền độc lập tự chủ vào cuối thế kỉ X, lập nhiều kì tích trong các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược (chống quan Tống thế kỉ XI, chống quân Mông – Nguyên thế kỉ XIII)
+ Công cuộc xây dựng đất nước trong hoà bình.
+ Chế độ phong kiến Việt Nam nhìn chung đang trong thời kì phát triển.
– Những sự kiện chính: (bước ngoặt lớn)
+ Văn học viết chính thức ra đời (thế kỉ X)
+ Sự xuất hiện của văn học chữ Nôm (cuối thế kì XIII)
=> Mở ra sự phát triển toàn diện, mạnh mẽ của văn học dân tộc: bên cạnh văn học dân gian đã có văn học thành văn, bên cạnh văn học chữ Hán đã có văn học chữ Nôm.
– Về nội dung: mang nội dung yêu nước với âm hưởng hào hùng.
+ Mở đầu cho dòng văn học yêu nước: Vận nước (Quốc tộ) của Pháp Thuận, Chiếu dời đô (Thiên đô chiếu) Lí Công Uẩn, bài thơ Sông núi nước Nam (Nam quốc sơn hà).
+ Nội dung yêu nước mang hào khí Đông A: Hịch tướng sĩ (Dụ chư tì tướng hịch văn) của Trần Quốc Tuấn, Phò giá về kinh (Tụng giá hoàn kinh sư) của Trần Quang Khải, Tỏ lòng (Thuật hoài) của Phạm Ngũ Lão, Phú sông Bạch Đằng (Bạch Đăng giang phú) của Trương Hán Siêu,…
– Về nghệ thuật:
+ Có nhiều thành tự lớn với các thể loại tiếp thu từ Trung Quốc như văn chính luận, văn xuôi về lịch sử, văn hoá, thơ phú.
+ Văn học chữ Nôm đặt những viên gạch đầu tiên trên con đường phát triển của văn học viết bằng ngôn ngữ dân tộc.
2. Giai đoạn từ thế kỉ XV đến hết thế kỉ XV đến hết thế kỉ XVII
– Hoàn cảnh lịch sử:
+ Dân tộc ta làm nên kì tích trong kháng chiến chống quân Minh ở nửa đầu thế kỉ XV.
+ Phong kiến Việt Nam đạt tới đỉnh cao cực thịnh ở nửa cuối thế kỉ XV.
+ Thế kỉ XVI, chế độ phong kiến có dấu hiệu khủng hoàng, nội chiến, đất nước bị chia cắt, nhưng nhìn chung xã hội vẫn ổn định.
– Những sự kiện văn học chính:
+ Văn học chữ Nôm có nhiều thành tựu nghệ thuật.
+ Hiện tượng văn – sử – triết bất phân đã bắt đầu mờ dần.
+ Xuất hiện nhiều tác phẩm giàu chất văn chương hình tượng.
– Về nội dung: đi từ nội dung yêu nước mang âm hưởng ngợi ca đến nội dung phản ánh, phê phán hiện thực xã hội phong kiến.
– Nghệ thuật:
+ Văn học chữ Hán phát triển với nhiều thành tựu: văn chính luận; văn xuôi tự sự
+ Văn học chữ Nôm có sự Việt hóa thể loại tiếp thu từ Trung Quốc: thơ Nôm Đường luật, thơ thất ngôn xen lục ngôn; sáng tạo những thể loại văn học dân tộc: khúc ngâm, khúc vịnh, diễn ca lịch sử.
– Các tác giả, tác phẩm tiêu biểu:
+ Những sáng tác là kết tinh của văn học yêu nước: Quốc âm thi tập, Ức trai thi tập, Bình ngô đại cáo – Nguyễn Trãi.
+ Thơ chữ Hán và chữ Nôm của Nguyễn Bỉnh Khiêm; Hồng Đức Quốc âm thi tập – Lê Thánh Tông và hội Tao Đàn.
+ Tác phẩm ghi dấu ấn trưởng thành của văn xuôi tự sự: Truyền kì mạn lục – Nguyễn Dữ.
3. Giai đoạn từ thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX
– Hoàn cảnh lịch sử:
+ Đất nước có biến động bởi nội chiến phong kiến và bão táp phong trào nông dân khởi nghĩa mà đỉnh cao là khởi nghĩa Tây Sơn.
+ Chế độ phong kiến đi từ khủng hoảng đến suy thoái.
+ Khi phong trào Tây Sơn suy yếu, triều Nguyễn khôi phục chế độ phong kiến chuyên chế.
+ Đất nước nằm trước hiểm hoạ xâm lăng của thực dân Pháp.
– Đánh giá chung: Đây là thời kì phát triển rực rỡ đánh dấu bước trưởng thành toàn diện của văn học trung đại Việt Nam.
– Nội dung văn học: Xuất hiện trào lưu nhân đạo chủ nghĩa – quan tâm đến con người bình thường, đánh dấu đòi quyền sống, quyền hưởng hạnh phúc lứa đôi.
– Nghệ thuật:
+ Đạt được nhiều thành tựu lớn cả về văn xuôi và văn vần, cả chữ Hán và chữ Nôm.
+ Văn học chữ Nôm và những thể loại văn học dân tộc đạt tới đỉnh cao
+ Văn học chữ Hán cũng đạt được nhiều thành tựu văn nghệ thuật lớn: tiểu thuyết chương hồi, kí, tùy bút.
– Các tác giả, tác phẩm tiêu biểu:
+ Cung oán ngâm khúc – Nguyễn Gia Thiều.
+ Chinh phụ ngâm – Đặng Trần Côn.
+ Hoàng Lê nhất thống chí – Ngô Gia Văn Phái.
+ Thơ Nguyễn Du với đỉnh cao là Truyện Kiều.
+ Cao Bá Quát, Nguyễn Công Trứ là hai cây đại thụ ở giai đoạn cuối vẫn tiếp tục tinh thần nhân đạo nhưng đã bộc lộ cái tôi, tình cảm riêng tư.
4. Giai đoạn nửa cuối thế kỉ XIX
– Hoàn cảnh lịch sử:
+ Thực dân Pháp tiến hành xâm lược Việt Nam, nhân dân bất khuất đứng lên chiến đấu.
+ Đất nước rơi vào tay giặc, xã hội Việt Nam chuyển dần từ xã hội phong kiến sang thực dân nửa phong kiến.
+ Văn hoá phương Tây bắt đầu có những ảnh hưởng tới đời sống xã hội Việt Nam.
– Nội dung cơ bản:
+ Ca ngợi tinh thần yêu nước, chống thực dân Pháp.
+ Vạch trần những hiện thực nhố nhăng của xã hội thực dân nửa phong kiến bằng ngòi bút châm biếm.
+ Bộc lộ tư tưởng canh tân đất nước.
– Về nghệ thuật:
Sáng tác văn học chủ yếu vẫn theo thể loại và thi pháp truyền thống
+ Văn học chữ Hán và chữ Nôm vẫn là chính, mặc dù đã xuất hiện một số tác phẩm viết bằng chữ quốc ngữ.
– Các tác giả, tác phẩm tiêu biểu:
+ Nguyễn Đình Chiểu với Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Ngư tiều y thuật vấn đáp là những tác phẩm tiêu biểu cho tinh thần yêu nước.
+ Thơ ca trữ tình trào phúng của Nguyễn Khuyến và Trần Tế Xương.