I. Cơ cấu công nghiệp theo ngành
– Cơ cấu công nghiệp theo ngành được thể hiện ở tỉ trọng giá trị sản xuấ của từng ngành (nhóm ngành) trong toàn bộ hệ thống các ngành công nghiệp. Nó được hình thành phù hợp với các điều kiện cụ thể ở trong và ngoài nước trong mỗi giai đoạn nhất định
– Cơ cấu công nghiệp nước ta tương đối đa dạng gồm 3 nhóm với 29 ngành:
+ Nhóm công nghiệp khai thác (4 ngành);
+ Nhóm công nghiệp chế biến (23 ngành);
+ Nhóm công nghiệp sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước (2 ngành)
Trong cơ cấu ngành nổi lên một số ngành công nghiệp trọng điểm, đó là:
+ Các ngành có thế mạnh lâu dài,
+ Đem lại hiệu quả kinh tế cao và
+ Tác động mạnh mẽ đến các ngành kinh tế khác.
– Một số ngành công nghiệp trọng điểm:
+ Công nghiệp năng lượng,
+ Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm,
+ Công nghiệp dệt may, công nghiệp hóa chất – phân bón – cao su
+ Công nghiệp vật liệu xây dựng
+ Công nghiệp cơ khí – điện tử…
– Cơ cấu ngành công nghiệp nước ta có sự chuyển dịch rõ rệt nhằm thích nghi với tình hình mới
Hướng hoàn thiện cơ cấu ngành công nghiệp:
+ Xây dựng cơ cấu ngành công nghiệp tương đối linh hoạt, thích nghi với cơ chế thị trường, phù hợp với tình hình phát triển thực tế của đất nước cũng như xu thế chung của khu vực và thế giới
+ Đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm, đưa công nghiệp điện kuwjc đi trước một bước…
+ Đầu tư theo chiều sâu, đổi mới thiết bị, công nghệ nhằm nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm…
II. Cơ cấu công nghiệp theo lãnh thổ
– Hoạt động công nghiệp tập trung ở một số khu vực
+ Ở Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận có mức độ tập trung công nghiệp theo lãnh thổ cao nhất trong cả nước, với cơ cấu ngành đa dạng.
Từ Hà Nội, công nghiệp tỏa đi các hướng:
Hải Phòng- Hạ Long – Cẩm Phả (khai thác than, cơ khí)
Đáp Cầu – Bắc Giang ( phân hóa học, vật liệu xây dựng)
Đông Anh- Thái Nguyên (luyện kim, cơ khí)
Việt Trì – Lâm Thao (hóa chất, giấy)
Hòa Bình – Sơn La (thủy điện)
Nam Định – Ninh Bình – Thanh Hóa (dệt – may, VLXD, điện…).
+ Ở Nam Bộ hình thành một dải công nghiệp, trong đó nổi lên các trung tâm lớn như TP. Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Vũng Tàu, Thủ Dầu Một. Hướng chuyên môn hóa đa dạng.
+ Duyên hải miền Trung, ngoài trung tâm Đà Nẵng là trung tâm quan trọng nhất. Ngoài ra, còn một số trung tâm khác (Vinh, Quy Nhơn, Nha Trang…)
– Những khu vực còn lại, CN chậm phát triển, phân bố phân tán, rời rạc.
* Nguyên nhân sự phân hóa:
– Những khu vực tập trung công nghiệp thường gắn liền với:
+ Có vị trí địa lý thuận lợi
+ Tài nguyên thiên nhiên phong phú; đặc biệt là tài nguyên khoáng sản
+ Nguồn lao động có trình độ chuyên môn cao
+ Thị trường rộng lớn.
+ Cơ sở hạ tầng hoàn thiện và đồng bộ (đặc biệt là giao thông vận tải, thông tin liên lạc, khả năng cung cấp điện nước)
– Ngược lại những khu vực hoạt động công nghiệp chưa phát triển vì thiếu sự đồng bộ của các nhân tố trên, đặc biệt là giao thông vận tải còn kém phát triển.
III. Cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế
– Khu vực Nhà nước
– Khu vực ngoài Nhà nước
– Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài
– Cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế có những thay đổi sâu sắc, xu hướng:
+ Giảm tỉ trọng khu vực Nhà nước
+ Tăng tỉ trọng khu vực ngoài Nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.