– Diện tích: 4,5 triệu km^2, gồm 11 nước với dân số 528 triệu người (2000)
1. Sự thành lập các quốc gia độc lập sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
a, Vài nét chung về quá trình đấu tranh giành độc lập ở Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai
– Trước CTTG II, Đông Nam Á là thuộc địa của các đế quốc Âu – Mĩ (trừ Thái Lan).
– Sau khi Nhật đầu hàng 1945, các nước Đông Nam Á đã đứng lên đấu tranh giành độc lập.
+ Việt Nam, Lào, Inđônêxia: giành độc lập
+ Miến Điện, Mã lai, Philíppin: giải phóng phần lớn lãnh thổ.
– Ngay sau đó, thực dân Âu – Mỹ lại tái chiếm Đông Nam Á, nhân dân ở đây tiếp tục kháng chiến chống xâm lược và giành độc lập hoàn toàn.
2. Quá trình xây dựng và phát triển của các nước Đông Nam
a, Thời kì đầu sau khi giành được độc lập
b, Từ những năm 60-70 trở đi
– Chiến lược kinh tế hướng ngoại, công nghiệp hóa lấy xuất khẩu làm chủ đạo.
– Nội dung:
+ Mở cửa kinh tế, thu hút vốn đầu tư và kĩ thuật của nước ngoài
+ Tập trung sản xuất hàng hóa để xuất khẩu
+ Phát triển ngoại thương.
– Kết quả: bộ mặt kinh tế – xã hội của các nước này có sự biến đổi lớn.
+ Tỉ trọng công nghiệp cao hơn nông nghiệp, mậu dịch đối ngoại tăng trưởng nhanh.
+ Năm 1980, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 130 tỉ USD, chiếm 14% tổng kim ngạch ngoại thương của các quốc gia và khu vực đang phát triển.
+ Tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao, Xingapo có tốc độ tăng trưởng 12% (1966 – 1973), đứng đầu 4 “con rồng” kinh tế châu Á.
+ Từ năm 1997 – 1998, trải qua khủng hoảng tài chính, kinh tế suy thoái, chính trị không ổn định, sau vài năm khắc phục, các nước ASEAN vẫn tiếp tục phát triển.