I. Đọc kĩ và tập trung vào những từ khóa của câu hỏi
Các bạn đừng cho rằng câu hỏi trong đề thi ” có vẻ” giống với một câu bạn đã từng làm trước
đây. Một số từ thay đổi có thể thay đổi toàn bộ ý nghĩa câu hỏi. Ví dụ như” tất cả đều đúng” và ” tất cả đều không đúng” rất tương tự nhau nhưng ý nghĩa hoàn toàn khác nhau. Mình khuyên các bạn nên chú ý vào các từ khóa là vì thế, vậy đâu là từ khóa trong một câu hỏi ?
Vd: trong câu hỏi sau đây mình đã gạch chân từ khóa cho các bạn cả trên câu hỏi và đáp án:
Việc phân chia thuộc địa ở Châu Phi giữa các nước đế quốc căn bản hoàn thành vào:
- Giữa thế kỉ XIX
- Những thập niên cuối thế kỉ XIX
- Cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX
- Đầu thế kỉ XX
Qua ví dụ mình muốn các bạn khi đọc một câu hỏi hãy lướt thật nhanh những từ nối ” và,những,…v.v) và chỉ tập trung vào các từ khóa để hiểu rõ bản chất câu hỏi, tránh đọc tất cả sẽ
dễ bị loạn với những câu hỏi dài ( đặc biệt là câu hỏi tình huống của GDCD và các đoạn văn ở phần tư duy định tính). Mình sẽ đề cập rõ vấn đề này ở phần tiếp theo. Tuy nhiên ở đây mình muốn các bạn “đọc kĩ câu hỏi” là đọc kĩ các “từ khóa” chứ không phải ngồi đọc hết từng từ một, các bạn phải hiểu bản chất việc đọc kĩ là ở đó.
II. CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI NGA 1917
1. Tình hình nước Nga trước cách mạng
a, Về chính trị
– Đầu thế kỉ XX, Nga vẫn là một nước quân chủ chuyên chế, đứng đầu là Nga hoàng
– Năm 1914, Nga hoàng đã đẩy nhân dân Nga vào cuộc chiến tranh đế quốc, gây nên hậu quả kinh tế – xã hội nghiêm trọng.
b, Về kinh tế: lạc hậu, kiệt quệ vì chiến tranh, nạn đói xảy ra ở nhiều nơi, công nghiệp, nông nghiệp đình đốn.
c, Về xã hội:
– Đời sống của nông dân, công nhân, các dân tộc trong đế quốc Nga vô cùng cực khổ.
– Phong trào phản đối chiến tranh đòi lật đổ Nga hoàng diễn ra khắp nơi.
=> Chính phủ Nga hoàng ngày càng tỏ ra bất lực, không còn khả năng tiếp tục thống trị như cũ được nữa. Nước Nga tiến sát tới một cuộc cách mạng.
2. Từ Cách mạng tháng Hai đến Cách mạng tháng Mười
a, Cách mạng dân chủ tư sản tháng 2/1917
– Sự kiện mở đầu cuộc cách mạng dân chủ tư sản Nga: Ngày 23/2/1917, cách mạng bùng nổ bằng cuộc biểu tình của 9 vạn nữ công nhân ở Pê-tơ-rô-gơ-rát.
– Phong trào nhanh chóng chuyển từ tổng bãi công chính trị sang khởi nghĩa vũ trang.
– Lãnh đạo: Đảng Bôn-sê-vích
– Lực lượng tham gia: công nhân, binh lính, nông dân.
– Kết quả:
+ Chế độ quân chủ chuyên chế Nga hoàng bị lật đổ.
+ Xô viết đại biểu công nhân và binh lính được thành lập (tháng 3/1917 toàn nước Nga có 555 Xô viết)
+ Cùng thời gian giai cấp tư sản cũng thành lập Chính phủ lâm thời.
+ Nga trở thành nước Cộng Hoà
– Tính chất: Cách mạng tháng 2/1917 ở Nga là cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới.
Cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới là cuộc cách mạng làm nhiệm vụ của cách mạng dân chủ tư sản do giai cấp vô sản lãnh đạo, sau khi thắng lợi sẽ chuyển lên cách mạng Xã hội chủ nghĩa.
– Sau Cách mạng tháng Hai, Nga tồn tại 2 chính quyền song song:
+ Chính phủ lâm thời (tư sản).
+ Xô viết đại biểu (vô sản).
b, Cách mạng tháng Mười Nga 1917
* Hoàn cảnh
– Sau Cách mạng tháng Hai, Nga tồn tại 2 chính quyền song song. Hai chính quyền đại diện cho lợi ích của các giai cấp khác nhau nên không thể cùng tồn tại lâu dài.
– Trước tình hình đó, Lê-nin và Đảng Bônsêvích đã xác định cách mạng Nga là chuyển từ cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng Xã hội chủ nghĩa (lật đổ chính quyền tư sản lâm thời).
– Đầu tháng 10/1917, không khí cách mạng bao trùm cả nước. Lê-nin đã về nước trực tiếp lãnh đạo khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền.
* Diễn biến khởi nghĩa
– Tháng 4/1917: Lê-nin đã thông qua Đảng Bôn-sê-vích bản Luận cương tháng 4 chỉ ra mục tiêu đường lối tiếp theo của cách mạng Nga là chuyển từ cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng xã hội chủ nghĩa.
– Đêm 24/10/1917: bắt đầu khởi nghĩa.
– Đêm 25/10: tấn công cung điện Mùa Đông, bắt giữ các bộ trưởng của Chính phủ tư sản.
=> Khởi nghĩa Pêtơrôgrát giành thắng lợi.
– Ngày 3/1/1918: chính quyền Xô viết giành thắng lợi trên khắp nước Nga rộng lớn.
* Tính chất: Cách mạng tháng Mười mang tính chất của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa
III. Ý NGHĨA LỊCH SỬ CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI NGA
1. Với nước Nga
– Đập tan ách áp bức, bóc lột của phong kiến, tư sản, giải phóng công nhân và nhân dân lao động.
– Đưa công nhân và nông dân làm chủ đất nước và vận mệnh của mình, xây dựng chủ nghĩa xã hội.
2. Với thế giới
– Làm thay đổi cục diện thế giới.
– Cổ vũ và để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho cách mạng thế giới.