• Skip to main content
  • Skip to secondary menu
  • Bỏ qua primary sidebar
Cộng đồng học tập lớp 12

Cộng đồng học tập lớp 12

Trắc nghiệm bài học, bài tập, kiểm tra và đề thi cho học sinh lớp 12.

Login
  • Trắc nghiệm 12
  • Khoá học
  • Đăng ký
Bạn đang ở:Trang chủ / Lý Thuyết Hoá – ĐGNL HCM / Lý thuyết lý tuyết chung về amino acid giải quyết vấn đề ĐGNL HCM

Lý thuyết lý tuyết chung về amino acid giải quyết vấn đề ĐGNL HCM

03/03/2022 by Thầy Đồ Để lại bình luận

I. Định nghĩa, cấu tạo phân tử của amino acid

1. Định nghĩa

– Amino acid là những hợp chất hữu cơ tạp chức trong phân tử có chứa đồng thời 2 nhóm chức: nhóm amino (NH2) và nhóm carboxyl (COOH)

Ví dụ : H2N – CH2 – COOH, CH3 – CH(NH2) – COOH

– CTTQ của amino acid bất kì: (NH2)xR(COOH)y hoặc (NH2)xCnH2n+2-2k-x-y(COOH)y

→ CTTQ của amino acid no, mạch hở, có 1 nhóm NH2 và 1 nhóm COOH (x = 1; y = 1; k = 0):  CnH2n+1NO2

2. Cấu tạo phân tử

– Trong dung dịch, dạng ion lưỡng cực chuyển một phần nhỏ thành dạng phân tử

Cấu tạo phân tử amino axit

Bài tập áp dụng: Hợp chất nào sau đây không phải là aminoacid?

A. CH3CONH2.

B. HOOC CH(NH2)CH2COOH        

C. H2NC6H4COOH.

D. CH3CH(NH2)CH(NH2)COOH

Lời giải: Aminoacid là những hợp chất hữu cơ tạp chức trong phân tử có chứa đồng thời 2 nhóm chức: nhóm amino (NH2) và nhóm carboxyl (COOH)

CH3CONH2 là hợp chất có nhóm NH2 nhưng không có nhóm COOH nên không phải là amino acid.

Đáp án: A

II. Danh pháp của amino acid

1. Tên thay thế

(vị trí nhóm NH2: 1,2…) + amino + tên acid carboxylic tương ứng + acid .

Ví dụ: 

H2N–CH2–COOH: aminoethanoic acid;

HOOC–[CH2]2–CH(NH2)–COOH: 2-aminopenthandioic aicd.

2. Tên bán hệ thống

Vị trí chữ cái Hi Lạp (α, β, γ, δ, ε, ω) + amino + tên thường của acid carboxylic tương ứng + acid.

Tên bán hệ thống

Ví dụ:

CH3–CH(NH2)–COOH: α-aminopropionic acid 

H2N–[CH2]5–COOH : ε-aminocaproic acid

3. Tên thông thường

Ví dụ: H2N–CH2–COOH : glycine (Gly)

Bảng các aminoacid cần nhớ

Một số amino acid thường gặp

Bài tập áp dụng: Tên thường của hợp chất H2N-CH2-COOH là

A. glycerine.         B. Glycine

C. Valine.             D. Aminoethanoic acid.

Lời giải: Dựa vào bảng (xem lại lí thuyết): tên thường của hợp chất H2N-CH2-COOH là glycine.

Đáp án: B

III. Tính chất vật lí của amino acid

Tính chất vật lí của amino axit

– Amino axit tồn tại ở dạng tinh thể không màu, vị ngọt

– Dễ tan trong nước vì chúng tồn tại ở dạng ion lưỡng cực.

– Nhiệt độ nóng chảy cao (vì là hợp chất ion).

– $t_{s\,\,a\min oacid}^o\, > \,t_{s\,\,acid}^o\, > \,t_{s\,\,alcohol\,}^o > \,t_{s\,\,a\min }^o$

Nhiệt độ sôi

IV. Ứng dụng của amino acid

– Amino axit thiên nhiên (hầu hết là α-amino axit) là cơ sở để kiến tạo nên các loại protein của cơ thể sống

– Muối mononatri của axit glutamic được dùng làm mì chính (hay bột ngọt)

– Axit ε-aminocaproic và axit ω-aminoenantoic là nguyên liệu sản xuất tơ tổng hợp (nilon – 6 và nilon – 7)

– Axit glutamic là thuốc hỗ trợ thần kinh, methionin (CH3–S–CH2–CH2–CH(NH2)–COOH) là thuốc bổ gan

Ứng dụng của amino acid

Bài tập áp dụng:

Phát biểu không đúng là

A. Trong dung dịch, H2N–CH2–COOH còn tồn tại ở dạng ion lưỡng cực H3N+–CH2–COO–.

B. Amino acid là hợp chất hữu cơ tạp chức, phân tử chứa đồng thời nhóm amino và nhóm cacboxyl.

C. Tên bán hệ thống của amino acid : acid + (vị trí nhóm NH2: 1,2…) + amino + tên acid cacboxylic tương ứng.

D. Amino acid là những chất rắn, kết tinh, tan tốt trong nước và có vị ngọt.

Lời giải: Phát biểu không đúng là C

– Cách gọi tên thay thế : (vị trí nhóm NH2: 1,2…) + amino + tên acid carboxylic tương ứng + acid.

– Cách gọi tên bán hệ thống :

vị trí chữ cái Hi Lạp (α, β, γ, δ, ε, ω) + amino + tên thường của acid carboxylic tương ứng + acid.

Đáp án: C

Thuộc chủ đề:Lý Thuyết Hoá – ĐGNL HCM Tag với:HÓA HỌC HỮU CƠ

Bài liên quan:

  1. Lý thuyết tính lưỡng tính của amino acid giải quyết vấn đề ĐGNL HCM
  2. Lý thuyết tính base của amine giải quyết vấn đề ĐGNL HCM
  3. Lý thuyết lý thuyết chung về amine giải quyết vấn đề ĐGNL HCM
  4. Lý thuyết chất giặt rửa giải quyết vấn đề ĐGNL
  5. Lý thuyết lý thuyết chung về lipid giải quyết vấn đề ĐGNL HCM
  6. Lý thuyết lý thuyết chung về ester giải quyết vấn đề ĐGNL HCM
  7. M.1. Thiết lập công thức phân tử hợp chất hữu cơ

Reader Interactions

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sidebar chính

Bài viết mới

  • [LOP12.COM] Đề thi giữa HK2 môn Sinh học 12 năm 2022-2023 Trường THPT Lê Lợi
  • [LOP12.COM] Đề thi giữa HK2 môn Địa lí 12 năm 2022-2023 Trường THPT Lê Trung Kiên
  • [LOP12.COM] Đề thi giữa HK2 lớp 12 môn Toán năm 2022-2023 Trường THPT Trần Phú
  • [LOP12.COM] Đề thi giữa HK2 môn Tiếng Anh 12 năm 2022-2023 Trường THPT Lê Quý Đôn
  • [LOP12.COM] Đề thi thử THPT QG năm 2023 môn Hóa học Trường THPT Ngô Gia Tự

Chuyên mục

Trắc nghiệm online Lớp 12 - Bài học - Ôn thi THPT 2023.
Bản quyền - Chính sách bảo mật - Giới thiệu - Liên hệ - Sitemap.
Hocz - Học Trắc nghiệm - Sách toán - QAzdo - Hoc Tap VN - Giao vien Viet Nam

Login

Mất mật khẩu>
Đăng ký
Bạn không có tài khoản à? Xin đăng ký một cái.
Đăng ký tài khoản