• Skip to main content
  • Skip to secondary menu
  • Bỏ qua primary sidebar
Cộng đồng học tập lớp 12

Cộng đồng học tập lớp 12

Trắc nghiệm bài học, bài tập, kiểm tra và đề thi cho học sinh lớp 12.

Login
  • Trắc nghiệm 12
  • Khoá học
  • Đăng ký
Bạn đang ở:Trang chủ / Lý Thuyết Sinh – ĐGNL HCM / Lý thuyết sinh sản ở thực vật giải quyết vấn đề ĐGNL ĐHQG TP.HCM

Lý thuyết sinh sản ở thực vật giải quyết vấn đề ĐGNL ĐHQG TP.HCM

12/02/2022 by Thầy Đồ Để lại bình luận

I. Khái niệm và các hình thức sinh sản vô tính

Sinh sản là quá trình tạo ra những cá thể mới, bảo đảm sự phát triển liên tục của loài

– Các hình thức sinh sản ở thực vật:

+ Sinh sản vô tính

+ Sinh sản hữu tính

Sinh sản vô tính là gì?

Là hình thức sinh sản không có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái, con cái giống nhau và giống cá thể mẹ

Các hình thức sinh sản vô tính ở thực vật

Vai trò của sinh sản vô tính ở thực vật

* Đối với đời sống thực vật

– Giúp cho sự tồn tại và phát triển của loài

* Đối với con người

– Duy trì được tính trạng tốt phục vụ con người

– Nhân nhanh giống cây trồng.

– Tạo giống cây sạch bệnh

– Tăng hiệu quả kinh tế nông nghiệp, giảm giá thành sản phẩms

– Phục chế giống quý đang bị thoái hóa.

II. Các phương pháp nhân giống vô tính thực vật

Có 4 phương pháp nhân bản giống vô tính thực vật thường được sử dụng: giâm cành, chiết cành, ghép cành và nuôi cấy tế bào mô thực vật

III. Sinh sản hữu tính ở thực vật có hoa

Cấu tạo hoa

Gồm cuống hoa, đế hoa, đài hoa, tràng hoa, nhị và nhụy.

Quá trình hình thành hạt phấn và túi phôi

+ Hình thành hạt phấn

Tế bào trong bao phấn (2n) giảm phân tạo ra 4 bào tử đực đơn bội (n), mỗi tế bào (n) lại nguyên phân tạo 1 hạt phấn (n).

+ Hình thành túi phôi

Tế bào noãn (2n) giảm phân tạo 4 tế bào (n), 3 tế bào tiêu biến và 1 tế bào nguyên phân tạo túi phôi chứa 8 tế bào (gồm 3 tế bào đối cực, 2 tế bào kèm, 1 tế bào trứng và 2 nhân cực) (thể giao tử cái).

IV. Quá trình tự thụ phấn và thụ tinh

Thụ phấn

– Khái niệm: Thụ phấn là là quá trình vận chuyển hạt phấn từ nhị đến núm nhụy.

– Có 2 hình thức thụ phấn: Tự thụ phấn (hạt phấn của cây thụ phấn cho hoa cây đó) và thụ phấn chéo (hạt phấn của cây này thụ phấn cho hoa của cây khác cùng loài).

– Thực vật hạt kín thụ phấn nhờ nước, gió, động vật (côn trùng, chim hoặc thú).

Thụ tinh

Thụ tinh là sự hợp nhất của nhân giao tử đực với nhân của tế bào trứng trong túi phôi để hình thành nên hợp tử (2n), khởi đầu của cá thể mới.

+ Quá trình thụ tinh kép (Hạt kín): 

Tế bào ống phấn trong hạt phấn nảy mầm tạo ra ống phân. Ống phấn sinh trưởng xuyên qua vòi nhụy, qua lỗ túi phôi vào túi phôi → giải phóng 2 giao tử, một giao tử (n) hợp nhất với tế bào trứng tạo thành hợp tử (2n), một nhân còn lại (n) hợp nhất với nhân cực (2n) ở trung tâm túi phôi tạo thành nhân tam bội (3n), phát triển thành nội nhũ cung cấp dinh dưỡng cho phôi.

+ Giao tử đực 1 (n) + trứng (noãn cầu) (n) → hợp tử (2n)

+ Giao tử đực 2 (n) + nhân cực (2n) → nhân nội nhũ (3n)

+ Ý nghĩa của thụ tinh kép: hình thành bộ phận dữ trữ chất dinh dưỡng để nuôi phôi phát triển cho đến khi hình thành cây non có khả năng tự dưỡng bảo đảm cho thế hệ con khả năng thích nghi cao với sự biến đổi của điều kiện môi trường để duy trì nòi giống.

V. Quá trình hình thành hạt và quả

Hình thành hạt

Noãn thụ tinh (chứa hợp tử và tế bào tam bội) phát triển thành hạt.

Hợp tử phát triển thành phôi.

Tế bào tam bội phát triển thành nội nhũ (phôi nhũ)

– Hạt gồm vỏ hạt, phôi và nội nhũ.

– Có 2 loại hạt: Hạt có nội nhũ (hạt cây Một lá mầm), hạt không có nội nhũ (hạt cây Hai lá mầm).

Hình thành quả

– Bầu nhụy phát triển thành quả, có chức năng chứa và bảo vệ hạt.

– Quả không có thụ tinh noãn → quả giả (quả đơn tính)

– Qúa trình chín của quả: bao gồm những biến đổi về sinh lí, sinh hóa làm cho quả chín có độ mềm, màu sắc và hương vị hấp dẫn, thuận lợi cho sự phát tán của hạt. Quả của nhiều loài cây cung cấp nguồn dinh dưỡng quý cho con người (vitamin, khoáng chất, đường,..)

– Quả tự phát tán hoặc phát tán nhờ động vật, gió…

Thuộc chủ đề:Lý Thuyết Sinh – ĐGNL HCM Tag với:SINH HỌC - SINH HỌC CÁ THỂ

Bài liên quan:

  1. Lý thuyết tập tính ở động vật giải quyết vấn đề ĐGNL ĐHQG TP.HCM
  2. Lý thuyết sinh trưởng và phát triển ở động vật giải quyết vấn đề ĐGNL ĐHQG TP.HCM
  3. Lý thuyết hoạt động tim và hệ mạch giải quyết vấn đề ĐGNL ĐHQG TP.HCM
  4. Lý thuyết tuần hoàn máu giải quyết vấn đề ĐGNL ĐHQG TP.HCM
  5. Lý thuyết hô hấp ở động vật giải quyết vấn đề ĐGNL ĐHQG TP.HCM
  6. Lý thuyết hô hấp ở động vật giải quyết vấn đề ĐGNL ĐHQG TP.HCM
  7. Lý thuyết hô hấp ở thực vật giải quyết vấn đề ĐGNL ĐHQG TP.HCM
  8. Lý thuyết quang hợp ở thực vật giải quyết vấn đề ĐGNL ĐHQG TP.HCM
  9. Lý thuyết sự hấp thu và vận chuyển vật chất ở thực vật giải quyết vấn đề ĐGNL HCM
  10. Lý thuyết phân tích số liệu giải quyết vấn đề ĐGNL HCM

Reader Interactions

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sidebar chính

Bài viết mới

  • [LOP12.COM] Đề thi giữa HK2 môn Sinh học 12 năm 2022-2023 Trường THPT Lê Lợi
  • [LOP12.COM] Đề thi giữa HK2 môn Địa lí 12 năm 2022-2023 Trường THPT Lê Trung Kiên
  • [LOP12.COM] Đề thi giữa HK2 lớp 12 môn Toán năm 2022-2023 Trường THPT Trần Phú
  • [LOP12.COM] Đề thi giữa HK2 môn Tiếng Anh 12 năm 2022-2023 Trường THPT Lê Quý Đôn
  • [LOP12.COM] Đề thi thử THPT QG năm 2023 môn Hóa học Trường THPT Ngô Gia Tự

Chuyên mục

Trắc nghiệm online Lớp 12 - Bài học - Ôn thi THPT 2023.
Bản quyền - Chính sách bảo mật - Giới thiệu - Liên hệ - Sitemap.
Hocz - Học Trắc nghiệm - Sách toán - QAzdo - Hoc Tap VN - Giao vien Viet Nam

Login

Mất mật khẩu>
Đăng ký
Bạn không có tài khoản à? Xin đăng ký một cái.
Đăng ký tài khoản