I. Cấu tạo và chức năng của hệ tuần hoàn
Cấu tạo của hệ tuần hoàn
Dịch tuần hoàn: máu hoặc hỗn hợp máu và dịch mô, hoà tan các chất dinh dưỡng và các chất khí → vận chuyển các chất từ cơ quan này sang cơ quan khác đáp ứng cho các hoạt động sống của cơ thể.
Tim: hút và đẩy máu trong hệ mạch → máu được tuần hoàn liên tục trong hệ mạch
Hệ thống mạch máu: gồm động mạch, mao mạch và tĩnh mạch
Chức năng của hệ tuần hoàn
Cung cấp chất dinh dưỡng, ôxi cho tế bào hoạt động
Đưa các chất thải đến thận, phổi, da để thải ra ngoài
→ Vận chuyển các chất từ bộ phận này đến bộ phận khác để đáp ứng cho các hoạt động sống của cơ thể.
II. Các dạng hệ tuần hoàn ở động vật
Động vật đa bào có cơ thể nhỏ dẹp và động vật đơn bào không có hệ tuần hoàn và các chất được trao đổi qua bề mặt cơ thể.
Động vật đa bào kích thước cơ thể lớn, do trao đổi chất qua bề mặt cơ thể không đáp ứng được nhu cầu của cơ thể → có hệ tuần hoàn.
Hệ tuần hoàn kín và hệ tuần hoàn hở
Hệ tuần hoàn đơn và hệ tuần hoàn kép
Chiều hướng tiến hoá của hệ tuần hoàn
Ban đầu, các sinh vật chưa có hệ tuần hoàn, trong quá trình tiến hóa, hệ tuần hoàn mới xuất hiện.
+ Từ có hệ tuần hoàn → hệ tuần hoàn ngày càng hoàn thiện.
+ Từ hệ tuần hoàn hở → hệ tuần hoàn kín.
+ Từ tuần hoàn đơn (tim 2 ngăn với một vòng tuần hoàn – cá) → tuần hoàn kép (từ tim ba ngăn, máu pha nhiều – lưỡng cư → tim ba ngăn với vách ngăn trong tâm thất, máu ít pha trộn hơn – bò sát → tim bốn ngăn máu không pha trộn – chim, thú).