I. Quan điểm của đacuyn về biến dị cá thể và chọn lọc tự nhiên
Biến dị và di truyền
– Các cá thể của cùng một bố mẹ mặc dù giống với bố mẹ nhiều hơn so với cá thể không có họ hàng nhưng chúng vẫn khác biệt nhau về nhiều đặc điểm (biến dị cá thể).
– Phần nhiều, các biến dị này được di truyền lại cho các thế hệ sau và trở thành nguyên liệu chủ yếu cho tiến hóa.
Chọn lọc
Có 2 dạng chọn lọc là chọn lọc tự nhiên và chọn lọc nhân tạo.
II. Học thuyết đacuyn
Quan điểm của Đacuyn về sự hình thành loài hươu cao cổ.
– Trong quần thể hươu cổ ngắn lúc đầu đã có sẵn những biến dị làm cho cổ chúng dài hơn bình thường.
– Khi môi trường sống thay đổi, thức ăn ở dưới thấp ít dần đi, những biến dị này trở nên có lợi vì giúp nó ăn được những lá cây trên cao. Những cá thể có biến dị cổ dài sẽ có sức sống cao hơn và sinh sản mạnh hơn, càng ngày số lượng hươu cổ dài càng tăng trong quần thể. Trong khi đó các cá thể có cổ ngắn do thiếu thức ăn sẽ bị chết.
– Dần dần quần thể hươu cổ ngắn lúc đầu trở thành quần thể hươu cổ dài.
Nguyên nhân hình thành
Trong quần thể tự nhiên đã tồn tại sẵn những biến dị. Khi môi trường thay đổi những cá thể nào có biến dị có lợi giúp sinh vật tồn tại và phát triển thì khả năng sống sót và sinh sản cao hơn, những cá thể nào có những biến dị có hại thì bị đào thải.
Kết quả của học thuyết
Hình thành các loài khác nhau từ 1 loài tổ tiên là do quá trình chọn lọc tự nhiên.
Thực chất của CLTN là sự phân hóa khả năng sống sót của các cá thể trong quần thể và kết quả của CLTN là quần thể sinh vật có các đặc điểm thích nghi với môi trường sống.
Ưu điểm của học thuyết
Phát hiện ra vai trò của chọn lọc tự nhiên để lí giải các vấn đề thích nghi, hình thành loài mới và nguồn gốc các loài. Thành công trong việc xây dựng luận điểm về nguồn gốc thống nhất của các loài. Chứng minh sinh giới ngày nay là kết quả của quá trình tiến hóa từ 1 nguồn gốc chung.
Là người đầu tiên dùng khái niệm biến dị cá thể (gọi tắt là biến dị) → nguyên liệu chủ yếu của chọn giống và tiến hóa.
Phân biệt được 2 hình thức biến dị: biến dị cá thể phát sinh trong quá trình sinh sản (di truyền) và biến dị đồng loạt do tác động của ngoại cảnh – thường biến (không di truyền nên ít có giá trị trong tiến hóa).
Hạn chế của học thuyết
Chưa giải thích được cơ chế di truyền.
Chưa giải thích được nguyên nhân phát sinh biến dị.
III. Quan niệm về tiến hoá
Tiến hóa nhỏ và tiến hóa lớn.
Theo quan niệm của học thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại, tiến hóa có thể chia thành 2 quá trình là tiến hoá nhỏ và tiến hoá lớn.
Nguồn biến dị di truyền của quần thể
– Biến dị sơ cấp: các đột biến (đột biến gen, đột biến NST)
– Biến dị thứ cấp: biến dị tổ hợp.
Quần thể là đơn vị tiến hóa cơ sở:
+ Có tính toàn vẹn trong không gian, thời gian
+ Biến đổi cấu trúc di truyền qua các thế hệ
+ Đơn vị tồn tại thực trong tự nhiên, đơn vị sinh sản nhỏ nhất, là nơi diễn ra tiến hóa nhỏ
Quá trình tiến hóa:
– Bắt đầu bằng những biến đổi di truyền trong quần thể.
– Dấu hiệu: sự thay đổi tần số alen và kiểu gen của quần thể theo hướng xác định, qua nhiều thế hệ.
IV. So sánh học thuyết tiến hóa của Đacuyn và thuyết tiến hóa hiện đại
V. Thuyết tiến hóa trung tính
– Do Kimura đề xuất dựa trên các nghiên cứu ở cấp độ phân tử (prôtêin).
– Đột biến trung tính: đột biến không có lợi cũng không có hại, đại đa số các đột biến ở cấp độ phân tử là trung tính.
– Nội dung thuyết tiến hóa trung tính: Sự tiến hóa diễn ra bằng sự cũng cố ngẫu nhiên các đột biến trung tính, không liên quan với tác động của chọn lọc tự nhiên.
– Cống hiến: Nêu lên sự tiến hóa cấp phân tử. Giải thích sự đa dạng của các phân tử prôtêin, sự đa dạng cân bằng trong quần thể.
– Thuyết tiến hóa trung tính chỉ đề cập tới sự tiến hóa ở cấp phân tử và không cho rằng mọi đột biến đều trung tính. Vì vậy, thuyết tiến hóa trung tính không phủ nhận mà chỉ bổ sung cho thuyết tiến hóa bằng con đường chọn lọc tự nhiên.