-
Câu 1:
Các dân tộc trong một quốc gia không phân biệt đa số hay thiểu số, trình độ văn hóa, không phân biệt chủng tộc, màu da… đều được nhà nước và pháp luật tôn trọng, bảo vệ và tạo điều kiện phát triển là nội dung của khái niệm nào?
-
A.
Bình đẳng giữa các công dân. -
B.
Bình đẳng giữa các dân tộc. -
C.
Bình đẳng giữa các tôn giáo. -
D.
Bình đẳng giữa các chủng tộc.
-
-
Câu 2:
“Công dân Việt Nam thuộc bất kì dân tộc nào đang sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam đều được hưởng quyền và nghĩa vụ ngang nhau” là nội dung của khái niệm nào?
-
A.
Bình đẳng giữa các công dân. -
B.
Bình đẳng giữa các dân tộc. -
C.
Bình đẳng giữa các tôn giáo. -
D.
Bình đẳng giữa các giai cấp.
-
-
Câu 3:
Pháp luật nước ta yêu cầu đồng bào theo đạo và các chức sắc tôn giáo khác nhau không thực hiện trách nhiệm nào?
-
A.
Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật. -
B.
Giáo dục cho tín đồ lòng yêu nước. -
C.
Kích động tín đồ chống phá Nhà nước. -
D.
Sống tốt đời, đẹp đạo.
-
-
Câu 4:
Nội dung nào dưới đây không phải là ý nghĩa của bình đẳng giữa các tôn giáo?
-
A.
Đồng bào mỗi tôn giáo là một bộ phận không thể tách rời của toàn dân tộc. -
B.
Là cơ sở, tiền đề quan trọng của khối đại đoàn kết dân tộc. -
C.
Tạo thành sức mạnh tổng hợp của cả dân tộc ta. -
D.
Giúp phát triển đời sống kinh tế cho nhân dân.
-
-
Câu 5:
Nhà nước quan tâm nhiều hơn đến phát triển kinh tế ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số là thực hiện điều gì?
-
A.
Tạo sự bình đẳng giữa các thành phần dân cư. -
B.
Chăm lo đời sống vật chất cho đồng bào dân tộc thiểu số. -
C.
Tạo sự bình đẳng giữa các dân tộc trong lĩnh vực kinh tế. -
D.
Duy trì sự tồn tại của các dân tộc thiểu số.
-
-
Câu 6:
Các dân tộc thực hiện điều gì để thực hiện quyền bình đẳng về văn hóa?
-
A.
Buộc phải sử dụng tiếng nói, chữ viết phổ thông. -
B.
Duy trì tất cả các phong tục, tập quán của dân tộc mình. -
C.
Cải biến mọi phong tục, tập quán để phù hợp với dân tộc khác. -
D.
Có quyền dùng tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình.
-
-
Câu 7:
Việc làm nào dưới đây là vi phạm pháp luật về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân?
-
A.
Vận động đồng bào có đạo tham gia giữ gìn an ninh trật tự. -
B.
Khuyên nhủ người khác đi theo tôn giáo mà mình đang theo. -
C.
Tổ chức các lớp học giáo lí cho người theo đạo. -
D.
Hàng tháng đi lễ chùa đều đặn vào các ngày mùng một và rằm.
-
-
Câu 8:
Việc làm nào dưới đây đúng trách nhiệm của công dân có tín ngưỡng, tôn giáo?
-
A.
Tuyên truyền gia nhập đạo trong trường học. -
B.
Cưỡng ép con cái đã thành niên theo tôn giáo mà mình đang theo. -
C.
Khuyên nhủ người khác đi theo tôn giáo mà mình đang theo. -
D.
Tổ chức các lớp học giáo lí cho người theo đạo.
-
-
Câu 9:
Ông A đang khỏe mạnh bỗng nhiên bị bệnh, đi khám mấy lần ở trạm xá mà chưa tìm ra nguyên nhân. Mọi người đến thăm đưa ra nhiều phương án chữa bệnh, ông A nên chọn cách nào?
-
A.
Mời thầy bói về nhà yểm bùa. -
B.
Đến miếu thiêng xin nước thánh về chữa bệnh. -
C.
Mời sư thầy đến tụng kinh trừ tà, trừ bệnh tật. -
D.
Xin chuyển viện lên tuyến trên để khám và điều trị.
-
-
Câu 10:
Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân được quy định tại điều số bao nhiêu trong Hiến pháp 2013?
-
A.
Điều 20 -
B.
Điều 21 -
C.
Điều 22 -
D.
Điều 23
-
-
Câu 11:
Trường hợp nào sau đây ai cũng có quyền bắt?
-
A.
Người bị nghi ngờ có hành vi phạm tội nguy hiểm. -
B.
Người bị cho rằng đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. -
C.
Người đang thực hiện tội phạm thì bị phát hiện. -
D.
Người bị nghi ngờ có dấu vết của tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó bỏ trốn.
-
-
Câu 12:
Khi nhận được đề nghị xét phê chuẩn lệnh bắt người khẩn cấp, Viện Kiểm sát phải ra quyết định phê chuẩn hoặc không phê chuẩn trong thời gian tối đa bao lâu?
-
A.
12 giờ. -
B.
24 giờ. -
C.
36 giờ. -
D.
48 giờ.
-
-
Câu 13:
Đánh người là hành vi xâm phạm đến quyền nào sau đây của công dân?
-
A.
Quyền bất khả xâm phạm về thân thể. -
B.
Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe. -
C.
Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm. -
D.
Quyền được sống và được tôn trọng của công dân.
-
-
Câu 14:
Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân có nghĩa là gì?
-
A.
Không ai được làm tổn hại tới tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của người khác. -
B.
Không ai được xâm phạm tới tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của người khác. -
C.
Không ai được can thiệp tới tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của người khác. -
D.
Không ai được làm ảnh hưởng tới tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của người khác.
-
-
Câu 15:
Cá nhân hoặc tổ chức tự ý vào chỗ ở của người khác, tự tiện khám xét chỗ ở của công dân là vi phạm quyền nào sau đây?
-
A.
Quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư. -
B.
Quyền tự do cư trú. -
C.
Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. -
D.
Quyền được pháp luật bảo hộ.
-
-
Câu 16:
Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín có nghĩa là gì?
-
A.
Bất kì ai vì bất kì lí do gì cũng không có quyền kiểm soát thư tín, điện thoại, điện tín của công dân. -
B.
Thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân được bảo đảm an toàn và bí mật. -
C.
Không ai được phép can thiệp vào thư tín, điện thoại, điện tín của công dân. -
D.
Không cá nhân, tổ chức nào được phép kiểm soát thư tín, điện thoại, điện tín của công dân.
-
-
Câu 17:
“Công dân có quyền tự do phát biểu ý kiến, bày tỏ quan điểm của mình về các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của đất nước” là nội dung của khái niệm nào sau đây?
-
A.
Quyền tự do dân chủ. -
B.
Quyền tự do ngôn luận. -
C.
Quyền bình đẳng của công dân. -
D.
Quyền làm chủ của công dân.
-
-
Câu 18:
Hành động nào sau đây không thể hiện đúng quyền tự do ngôn luận của công dân?
-
A.
Trực tiếp phát biểu ý kiến tại các cuộc họp ở cơ quan. -
B.
Viết bài gửi đăng báo bày tỏ quan điểm của mình về chính sách của Nhà nước. -
C.
Đóng góp ý kiến với đại biểu Hội đồng nhân dân trong cuộc đại biểu tiếp xúc với cử tri ở cơ sở. -
D.
Nói chuyện riêng trong giờ học khi cô giáo đang giảng bài.
-
-
Câu 19:
Quyền tự do dân chủ nào là cơ sở, điều kiện để công dân chủ động tham gia tích cực vào các hoạt động của Nhà nước và xã hội?
-
A.
Quyền tự do ngôn luận. -
B.
Quyền tự do đi lại. -
C.
Quyền tự do trao đổi. -
D.
Quyền tự do thân thể.
-
-
Câu 20:
Việc làm nào dưới đây không thể hiện trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện các quyền tự do cơ bản?
-
A.
Tự giác tuân thủ pháp luật, tôn trọng quyền tự do cơ bản của người khác. -
B.
Không ngừng học tập, tìm hiểu để nắm được nội dung các quyền tự do cơ bản của mình. -
C.
Không tố cáo những việc làm trái pháp luật, vi phạm quyền tự do cơ bản của công dân. -
D.
Tham gia giúp đỡ các cán bộ nhà nước thi hành quyền bắt người, khám xét trong trường hợp pháp luật cho phép.
-
-
Câu 21:
Anh A nợ anh B một số tiền lớn từ lâu nhưng chưa chịu trả dù anh B đã đòi nhiều lần. Quá tức giận, anh B đến trường học của con anh A, dụ cháu đến nhà mình chơi rồi giữ lại để buộc anh A phải trả tiền cho mình. Trong trường hợp này, anh B đã vi phạm quyền gì?
-
A.
Bất khả xâm phạm về thân thể. -
B.
Được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe của công dân. -
C.
Được bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân. -
D.
Được pháp luật bảo hộ về tính mạng của công dân.
-
-
Câu 22:
Sau khi bị mất trộm chiếc xe đạp, bà Y đã trình báo với cơ quan công an phường X. Trong đơn trình báo, bà Y đã khẳng định ông C là người lấy cắp. Dựa vào lời khai của bà Y, công an phường X đã bắt khẩn cấp ông C. Việc làm của công an phường X đã xâm phạm đến quyền nào của ông C?
-
A.
Quyền được đảm bảo an toàn về tính mạng, sức khỏe. -
B.
Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm. -
C.
Quyền bất khả xâm phạm về thân thể. -
D.
Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng.
-
-
Câu 23:
Thấy chị M hàng xóm phát hiện việc mình đánh hai nhân viên bị thương nặng, ông X đã thuê anh K tìm cách uy hiếp chị M. Anh K rủ thêm anh H cùng chặn đường đánh đập và đe dọa chị M. Những ai dưới đây đã xâm phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng sức khỏe của công dân?
-
A.
Ông X, anh K và anh H. -
B.
Ông X và anh K. -
C.
Ông X và anh H. -
D.
Anh K và anh H.
-
-
Câu 24:
Cho rằng đàn bò nhà anh S vào phá nát ruộng lúa nhà mình, bà B đã chửi rủa khiến anh S tức giận dùng gậy đánh bà B phải nhập viện. Anh S đã vi phạm quyền nào dưới đây của công dân?
-
A.
Bất khả xâm phạm về thân thể. -
B.
Tự do ngôn luận. -
C.
Được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe. -
D.
Được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm.
-
-
Câu 25:
Nghi ngờ A lấy điện thoại của M nên Y đã tung tin về việc A là người thiếu trung thực lên mạng xã hội. Ngày hôm sau, A nhờ B và C chặn đánh Y và M để trả thù khiến M bị thương. H thấy vậy can ngăn A nhưng bị A chửi rủa, cho rằng bênh vực Y, M là không đúng. Trong tình huống này, ai đã xâm phạm đến quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân?
-
A.
M và Y. -
B.
B, C và Y. -
C.
A, B, C và M. -
D.
A và Y.
-
-
Câu 26:
Để cạnh tranh, chị B đã thuê người phát tán những hình ảnh sai sự thật làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của chị H chủ cửa hàng bên cạnh. Phát hiện sự việc, chị H đã sỉ nhục chị B trước đông đảo khách hàng. Chị B và chị H đã vi phạm quyền nào dưới đây của công dân?
-
A.
Bất khả xâm phạm về thân thể. -
B.
Được bảo mật thông tin liên ngành. -
C.
Bất khả xâm phạm về chỗ ở. -
D.
Được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm.
-
-
Câu 27:
Trên đường đi học, X bị hai thanh niên trêu ghẹo. N phản đối thì bị họ lăng mạ và dọa đánh. X cần chọn cách nào sau đây để bảo vệ mình?
-
A.
Chửi và đánh lại những thanh niên đó. -
B.
Im lặng đề chờ những thanh niên đó bỏ đi. -
C.
Giả vờ khóc lóc để những thanh niên đó tha cho. -
D.
Kêu lên để những người khác giúp đỡ, sau đó làm đơn tố cáo.
-
-
Câu 28:
Bác đưa thư đến gửi bưu phẩm cho chị A nhưng chị đi vắng, B là em gái ở nhà nhận thay. B định mở ra xem bên trong có gì. Nếu là bạn của B, em sẽ chọn cách ứng xử nào sau đây cho phù hợp?
-
A.
Không quan tâm vì đây không phải việc của mình. -
B.
Khuyên B nên dừng lại vì làm như vậy là vi phạm pháp luật. -
C.
Im lặng, vì B là người của chị A nên không sao. -
D.
Cùng B kiểm tra xem bên trong có gì.
-
-
Câu 29:
Hết giờ học, T mượn điện thoại của M để gọi mẹ đến đón. Vì tò mò, T tự ý đọc tin nhắn của M rồi phát tán nội dung đó lên trang thông tin cá nhân. Hôm sau. Trong lúc T đi hỏi lớp, M đã tìm cách lấy được thư của T rồi đọc cho cả lớp nghe. T và M đã vi phạm quyền nào dưới đây của công dân?
-
A.
Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín. -
B.
Quyền được pháp luật bảo hộ về tài sản. -
C.
Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. -
D.
Quyền bí mật riêng tư của mỗi cá nhân.
-
-
Câu 30:
P mượn sách tham khảo của H đã lâu mà chưa trả. Khi cần dùng sách, H đến tìm nhưng P lại không có nhà. Mẹ P bảo H cứ vào phòng tìm nhưng H bảo để tối P về sẽ quay lại. H đã tôn trọng quyền nào dưới đây của công dân?
-
A.
Quyền bí mật riêng tư của công dân. -
B.
Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. -
C.
Quyền bất khả xâm phạm về tài sản. -
D.
Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự.
-
-
Câu 31:
Bà T dựng xe đạp ngoài cửa hàng để mua thức ăn nhưng quên không mang túi xách vào nên đã bị mất. Nghi ngờ em C đang chơi gần đó lấy trộm, bà T đã chửi bới và cùng con gái xông vào nhà em C để lục soát. Bố mẹ em C cản không được đã tức giận đánh bà T và con gái bà khiến cả hai bị thương tích nhẹ. Những ai dưới đây đã vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân?
-
A.
Em C và bố mẹ C. -
B.
Bố mẹ C. -
C.
Bà T và con gái. -
D.
Bà T, con gái bà T và em C.
-
-
Câu 32:
Đang đuổi theo tên cướp giật tài sản vào đến ngõ thì mất dấu, hai anh công an A và B nghi ngờ tên cướp chạy vào nhà ông C nên định vào để tiếp tục tìm bắt nhưng bị ông C ngăn lại. Cho rằng ông C muốn bao che cho tên cướp nên anh A và B đã đe dọa ông C và kiên quyết xông vào. Trong trường hợp trên, những ai đã vi phạm quyền bất khả xâm phạm của công dân?
-
A.
Tên cướp. -
B.
Tên cướp và ông C. -
C.
Anh A và anh B. -
D.
Anh A, anh B và tên cướp.
-
-
Câu 33:
Trong buổi ngoại khóa của trường, bạn Q đưa ra thắc mắc với thầy Đ về chương trình giáo dục liệu có đáp ứng được với đòi hỏi của cuộc cách mang công nghệ 4.0. Bạn Q đã thực hiện quyền tự do cơ bản nào dưới đây của công dân?
-
A.
Tự do ngôn luận. -
B.
Tự do thông tin. -
C.
Tôn trọng quan điểm cá nhân. -
D.
Tham gia quản lí nhà nước và xã hội.
-
-
Câu 34:
Trong đợt tiếp xúc với cử tri thành phố X, ông A đã bày tỏ quan điểm của mình về quy trình bổ nhiệm nhân sự. Ông A đã thực hiện quyền nào dưới đây của công dân?
-
A.
Tham gia quản lí nhà nước và xã hội. -
B.
Tự do ngôn luận. -
C.
Tự xử lí thông tin. -
D.
Quản lí nhà nước.
-
-
Câu 35:
Do không đồng tình với kết quả cuộc thi hoa hậu, nhà báo X đã đăng lên Facebook cá nhân quan điểm, thái độ không đồng tình của mình về kết quả cuộc thi, đồng thời dùng những lời lẽ thô tục để miệt thị nhan sắc của hoa hậu Y. Nhà báo X đã sử dụng sai quyền nào dưới đây?
-
A.
Quyền tự do báo chí. -
B.
Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội. -
C.
Quyền tự do riêng tư. -
D.
Quyền tự do ngôn luận.
-
-
Câu 36:
Hình thức dân chủ với những quy chế, thiết chế để nhân dân bầu ra những người đại diện của mình quyết định các công việc chung của cộng đồng của Nhà nước là nội dung hình thức dân chủ nào?
-
A.
Trực tiếp. -
B.
Gián tiếp. -
C.
Tập trung. -
D.
Không tập trung.
-
-
Câu 37:
Quyền bầu cử và quyền ứng cử là các quyền dân chủ cơ bản của công dân trong lĩnh vực nào?
-
A.
Kinh tế. -
B.
Chính trị. -
C.
Văn hóa. -
D.
Xã hội.
-
-
Câu 38:
Công dân Việt Nam từ bao nhiêu tuổi có quyền bầu cử Quốc hội, Hội đồng nhân dân?
-
A.
18 tuổi. -
B.
Đủ 18 tuổi. -
C.
21 tuổi. -
D.
Đủ 21 tuổi.
-
-
Câu 39:
Công dân Việt Nam từ bao nhiêu tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân?
-
A.
18 tuổi. -
B.
Đủ 18 tuổi. -
C.
21 tuổi. -
D.
Đủ 21 tuổi.
-
-
Câu 40:
Trường hợp nào sau đây được thực hiện quyền bầu cử?
-
A.
Người đang phải chấp hành hình phạt tù. -
B.
Người đang bị nghi ngờ vi phạm pháp luật. -
C.
Người đang bị tạm giam. -
D.
Người mất năng lực hành vi dân sự.
-
Đề thi nổi bật tuần
==========
LOP12.COM