-
Câu 1:
Trong thời kì hôn nhân, ông E và bà F có mua một căn nhà. Khi li hôn, ông E tự ý bán căn nhà đó mà không hỏi ý kiến vợ. Việc làm đó của ông E đã vi phạm quan hệ
-
A.
hôn nhân. -
B.
tài sản. -
C.
sở hữu. -
D.
nhân thân.
-
-
Câu 2:
Hình thức thực hiện nào dưới đây mà chủ thể có quyền lựa chọn làm hoặc không làm?
-
A.
Sử dụng pháp luật. -
B.
Tuân thủ pháp luật. -
C.
Áp dụng pháp luật. -
D.
Thi hành pháp luật.
-
-
Câu 3:
Để bán mảnh đất tài sản chung của hai vợ chồng, anh A cần
-
A.
tự giao dịch. -
B.
thỏa thuận với vợ. -
C.
tự quyết định. -
D.
xin ý kiến cha mẹ.
-
-
Câu 4:
Giữ người trong trường hợp khẩn cấp được tiến hành khi có đủ căn cứ để xác định người đó đang chuẩn bị
-
A.
thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng. -
B.
tiến hành li hôn đơn phương. -
C.
phản bác việc hiến tặng nội tạng. -
D.
từ chối khai báo dịch tễ.
-
-
Câu 5:
Pháp luật được áp dụng nhiều lần, ở nhiều nơi, trong tất cả mọi lĩnh vực là đặc trưng nào của pháp luật?
-
A.
Tính cưỡng chế. -
B.
Tính quyền lực bắt buộc chung. -
C.
Tính xác định chặt chẽ về hình thức. -
D.
Tính quy phạm phổ biến.
-
-
Câu 6:
Con một lãnh đạo cấp cao nhận mức án 15 năm tù về tội cố ý làm trái quy định của nhà nước trong lĩnh vực kinh tế, gây hậu qủa nghiêm trọng là thể hiện bình đẳng về
-
A.
nghĩa vụ đạo đức. -
B.
trách nhiệm pháp lí. -
C.
trách nhiệm đạo đức. -
D.
nghĩa vụ pháp lí.
-
-
Câu 7:
Chủ động bảo vệ môi trường trong kinh doanh là công dân đã thực hiện pháp luật theo hình thức nào dưới đây?
-
A.
Tuân thủ pháp luật. -
B.
Áp dụng pháp luật. -
C.
Sử dụng pháp luật. -
D.
Thi hành pháp luật.
-
-
Câu 8:
Hai cơ sở chế biến thực phẩm của ông T và ông Q cùng xả chất thải chưa qua xử lí gây ô nhiễm môi trường. Vì đã nhận tiền của ông T từ trước nên khi đoàn cán bộ chức năng đến kiểm tra, ông P trưởng đoàn chỉ lập biên bản xử phạt và đình chỉ hoạt động cơ sở chế biến của ông Q. Bức xúc, ông Q thuê anh G là lao động tự do tung tin bịa đặt cơ sở của ông T thường xuyên sử dụng hóa chất độc hại khiến lượng khách hàng của ông T giảm sút. Những ai dưới đây vi phạm nội dung quyền bình đẳng trong kinh doanh?
-
A.
Ông T, ông Q và ông P. -
B.
Ông T, ông Q và anh G. -
C.
Ông P và anh G. -
D.
Ông T và anh G.
-
-
Câu 9:
Anh Z không khai báo y tế khi đi từ vùng dịch về quê. Hành vi của anh Z là chưa thực hiện pháp luật theo hình thức nào dưới đây?
-
A.
Tuân thủ pháp luật. -
B.
Sử dụng pháp luật. -
C.
Thi hành pháp luật. -
D.
Áp dụng pháp luật.
-
-
Câu 10:
Năm 2010, Nhà nước ta đã ban hành Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Việc ban hành luật của Nhà nước thể hiện vai trò nào dưới đây của pháp luật?
-
A.
Là phương tiện để Nhà nước quản lý xã hội. -
B.
Là phương tiện để trừng phạt người vi phạm. -
C.
Là công cụ điều chỉnh hoạt động kinh tế. -
D.
Là công cụ để điều hành hoạt động xã hội.
-
-
Câu 11:
Do mâu thuẫn, cãi vã to tiếng rồi chửi nhau, học sinh Q nóng giận mất bình tĩnh nên đã ném bình hoa ở lớp vào mặt học sinh G. Học sinh G tránh được nên bình hoa trúng vào đầu học sinh K đang đứng ngoài. Hành vi của học sinh Q đã vi phạm quyền gì đối với học sinh K?
-
A.
Tự do ngôn luận của công dân. -
B.
Được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân. -
C.
Được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của công dân. -
D.
Bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
-
-
Câu 12:
Người sử dụng lao động có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp lao động nữ
-
A.
kết hôn. -
B.
có thai. -
C.
nghỉ việc không lí do. -
D.
nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
-
-
Câu 13:
Người đủ năng lực trách nhiệm pháp lý vi phạm pháp luật hành chính khi thực hiện hành vi nào sau đây?
-
A.
Tự ý thay đổi giới tính bản thân. -
B.
Tổ chức buôn bán nội tạng người. -
C.
Đánh người gây thương tích. -
D.
Buôn bán lấn chiếm hành lang giao thông.
-
-
Câu 14:
Hành vi nào dưới đây xâm phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của công dân?
-
A.
Vây bắt đối tượng bị truy nã. -
B.
Truy lùng đối tượng gây án. -
C.
Tố cáo người phạm tội. -
D.
Đánh người gây thương tích.
-
-
Câu 15:
Sau khi khảo sát thị trường thấy giá xe hơi trên thị trường giảm mạnh. Anh T quyết định mua xe hơi sớm hơn dự định . Anh T đã vận dụng nội dung nào dưới đây của quan hệ cung – cầu?
-
A.
Cung – cầu ảnh hưởng tới giá cả. -
B.
Cung – cầu tách biệt với giá cả. -
C.
Giá cả giảm thì cầu tăng. -
D.
Giá cả tăng thì cầu giảm.
-
-
Câu 16:
Cùng làm việc ở phòng hành chính nhưng L thường hay đùn đẩy công việc cho M còn mình thì mở game chơi. Dù vậy, đến cuối năm L vẫn được lĩnh thưởng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ còn M thì không . Tức giận, M kể chuyện này cho anh K biết, để lấy lại công bằng cho M, anh K đã dựng chuyện giữa L và giám đốc Q có quan hệ tình cảm với nhau và báo cho vợ giám đốc biết. Quá tức giận vợ giám đốc đã yêu cầu chồng mình đuổi việc chị L. Sợ vợ làm lớn chuyện ảnh hưởng đến sự nghiệp của mình nên giám đốc đã ngay lập tức sa thải chị L. Những ai dưới đây vi phạm quyền bình đẳng trong lao động ?
-
A.
Vợ chồng giám đốc Q, chị M và K. -
B.
Giám đốc Q và chị L. -
C.
Vợ chồng giám đốc Q và chị L. -
D.
Giám đốc Q và K.
-
-
Câu 17:
Sở X có các anh Y, K, L là chuyên viên, anh T là bảo vệ. Được anh T kể lại anh Y không thực hiện đo thân nhiệt theo quy định, anh K đã tung tin anh Y bị nhiễm Covid – 19. Tức giận vì anh K từ chối cải chính thông tin theo lời khuyên của anh L nên anh Y đã đập vỡ gương xe mô tô của anh K. Những ai sau đây vi phạm pháp luật ?
-
A.
Anh Y và anh K. -
B.
Anh Y và anh L -
C.
Anh Y, anh K và anh T. -
D.
Anh Y, anh L và anh K.
-
-
Câu 18:
Học sinh G mua các chất gây nổ pha chế làm thuốc pháo, trong lúc pha chế thuốc đã phát nổ gây thương tích cho nhiều người. Để xảy ra hậu quả trên là do G đã không
-
A.
thi hành pháp luật. -
B.
áp dụng pháp luật. -
C.
sử dụng pháp luật. -
D.
tuân thủ pháp luật.
-
-
Câu 19:
Ý nào sau đây không thuộc nội dung bình đẳng trong lao động?
-
A.
Bình đẳng giữa những người sử dụng lao động. -
B.
Bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ. -
C.
Bình đẳng giữa người sử dụng lao động và người lao động. -
D.
Bình đẳng trong thực hiện quyền lao động.
-
-
Câu 20:
Người nào tự ý khám xét trái pháp luật chỗ ở của người khác thì có thể phạt bao nhiêu năm tù?
-
A.
Từ 5 tháng đến 1 năm. -
B.
Từ 7 tháng đến 1 năm. -
C.
Từ 9 tháng đến 1 năm. -
D.
Từ 3 tháng đến 1 năm.
-
-
Câu 21:
Anh X là con cả trong gia đình, sau khi cha mẹ qua đời, anh X và vợ đã gọi em gái là K đến bàn bạc về việc phân chia tài sản. Vì là con cả nên anh X nhận ngôi nhà của cha mẹ để lại còn em gái K được một khoản tiền 100 triệu đồng cùng với trách nhiệm phải tổ chức các đợt cúng giỗ cho cha mẹ. Bất bình vì điều đó chị K đã kể với chồng là H và anh H đã thuê người đến để đánh anh X về việc phân chia tài sản hậu quả là anh X bị gãy tay. Những ai dưới đây vi phạm nội dung quyền bình đẳng trong hôn nhân và gia đình?
-
A.
Anh X và vợ. -
B.
Chị K, anh H và vợ anh X. -
C.
Anh X, chị K và anh H. -
D.
Anh X và chị K.
-
-
Câu 22:
Ông X chủ động xây dựng hệ thống xử lý chất thải đúng tiêu chuẩn quốc tế khi thành lập nhà máy sản xuất giấy. Ông X đã thực hiện pháp luật theo hình thức nào dưới đây?
A. Thi hành pháp luật.
-
A.
Thi hành pháp luật. -
B.
Tuân thủ pháp luật. -
C.
Sử dụng quyền lợi. -
D.
Áp dụng pháp luật.
-
-
Câu 23:
Do không làm chủ tốc độ khi điều khiển xe gắn máy nên anh K đã va chạm vào ông L đang chở cháu H bằng xe đạp điện đi vào đường một chiều khiến hai ông cháu bị ngã. Do có mối quan hệ họ hàng nên cảnh sát giao thông M chỉ nhắc nhở anh K và xử phạt ông L. Những ai dưới đây đã vi phạm nội dung bình đẳng về trách nhiệm pháp lí?
-
A.
Anh K và cảnh sát M. -
B.
Ông L và cảnh sát M. -
C.
Cháu H và ông L. -
D.
Anh K và ông L.
-
-
Câu 24:
Trong quá trình xây nhà, gia đình ông P đã cho đổ nguyên vật liệu ra lòng lề đường gây nguy hiểm cho các phương tiện tham gia giao thông.Tổ trưởng tổ tự quản khu dân phố đã đến gia đình ông P nhắc nhở nhiều lần nhưng vẫn không được. Bị nhắc nhở nhiều lần nên bố con ông P đã thuê anh L và anh K đánh trọng thương tổ trưởng tổ dân phố. Những ai dưới đây vi phạm pháp luật hình sự?
-
A.
Ông P, anh L và anh K. -
B.
Anh L và anh K -
C.
Bố con ông P. -
D.
Bố con ông P, anh L và K.
-
-
Câu 25:
M và N đã thỏa thuận việc mua bán nhà, trong đó M bán nhà cho N với giá 1 tỷ đồng. N đưa trước cho M 100 triệu đồng tiền đặt cọc và hẹn sẽ thanh toán đầy đủ sau khi hoàn thiện hợp đồng công chứng. Khi đặt cọc tiền hai bên viết biên nhận thỏa thuận nếu N không mua nữa sẽ mất toàn bộ tiền đặt cọc, nếu M không bán nữa sẽ phải đền gấp đôi số tiền đặt cọc cho N . Sau đó M quyết định không bán nhà và chỉ trả lại 100 triệu tiền đặt cọc cho N mà không đền bù như thỏa thuận. Trong trường hợp này, M đã có hành vi vi phạm pháp luật nào?
-
A.
Kỷ luật. -
B.
Hành chính. -
C.
Dân sự. -
D.
Hình sự.
-
-
Câu 26:
Không ai bị bắt nếu không có quyết định của Tòa án là một trong những nội dung của quyền nào dưới đây?
-
A.
Bất khả xâm phạm về thân thể của công dân. -
B.
Được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của công dân. -
C.
Bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân. -
D.
Được pháp luật bảo hộ về nhân phẩm, danh dự của công dân.
-
-
Câu 27:
Gần tết nhu cầu người tiêu dùng về hàng gia dụng tăng cao thì người sản xuất sẽ làm theo phương án nào?
-
A.
Mở rộng sản xuất. -
B.
Tái cơ cấu sản xuất. -
C.
Thu hẹp sản xuất. -
D.
Giữ nguyên quy mô sản xuất.
-
-
Câu 28:
Anh H vay tiền của anh U. Đến hẹn trả mà anh H vẫn không trả. Anh U nhờ người bắt nhốt anh H đòi gia đình đem tiền trả thì mới thả anh H. Hành vi này của anh U xâm phạm tới
-
A.
quyền bất khả xâm phạm về thân thể. -
B.
quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm. -
C.
quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe. -
D.
quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.
-
-
Câu 29:
Anh H tự ý rút toàn bộ tiền tiết kiệm của hai vợ chồng đi cá độ bóng đá và thua độ hết sạch tiền, quá bức xúc chị M bỏ nhà đi để lại đứa con mới sinh một mình. Nghe thấy cháu khóc, bà S mẹ anh H, đã sang đưa cháu về nhà. Sau đó, bà gọi điện cho bà G, mẹ chị M, chửi bới, xúc phạm, đồng thời ép con trai bỏ vợ. Khi chị M nhận giấy mời của tòa án lên giải quyết li hôn, ông K, bố chị M đến nhà bà S gây rối nên bị chị Y con gái bà S đuổi về. Những ai dưới đây vi phạm nội dung quyền bình đẳng trong hôn nhân và gia đình?
-
A.
Anh H, chị M và bà S. -
B.
Chị Y, chị M, anh H, bà M và bà S. -
C.
Anh H, chị M, bà G và ông K. -
D.
Chị H, ông K, bà S, bà G.
-
-
Câu 30:
Hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây có thể làm phát sinh hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ của mỗi bên?
-
A.
Áp dụng pháp luật. -
B.
Sử dụng pháp luật. -
C.
Thi hành pháp luật. -
D.
Tuân thủ pháp luật.
-
-
Câu 31:
Toàn bộ những năng lực thể chất và tinh thần của con người được vận dụng vào trong quá trình sản xuất gọi là
-
A.
lao động. -
B.
hoạt động sản xuất. -
C.
sức lao động. -
D.
sản xuất của cải vật chất.
-
-
Câu 32:
Công ty X xả chất thải ra sông làm cá chết hàng loạt, gây ô nhiễm nặng cho môi trường. Trách nhiệm pháp lý áp dụng đối với công ty X là
-
A.
hành chính và dân sự. -
B.
hành chính và trách nhiệm hình sự. -
C.
hình sự và dân sự. -
D.
hình sự và trách nhiệm dân sự.
-
-
Câu 33:
Khi nào công dân bị xem xét về độ tuổi, trạng thái tâm lí, lỗi, mức độ thành khẩn, mục đích, hậu quả của hành vi?
-
A.
Khi thi hành pháp luật. -
B.
Khi tham gia pháp luật. -
C.
Khi thực hiện pháp luật. -
D.
Khi vi phạm pháp luật.
-
-
Câu 34:
Theo quy định của pháp luật, hành vi nào dưới đây vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân?
-
A.
Bắt cóc trẻ em. -
B.
Đánh người gây thương tích. -
C.
Vào nhà lục soát đồ đạc của hàng xóm. -
D.
Sỹ nhục người khác trước đám đông.
-
-
Câu 35:
Anh A phạm tội giết người, nhưng đã bỏ trốn. Cơ quan điều tra sẽ ra quyết định nào sau đây?
-
A.
Bắt bị cáo. -
B.
Bắt bị can. -
C.
Truy nã. -
D.
Xét xử vụ án.
-
-
Câu 36:
Có tiền sau khi bán cho ông X chiếc xe máy vừa lấy trộm được, anh N rủ anh S và anh K là bạn học cùng trường đại học đi ăn nhậu. Sau đó, anh S về nhà còn anh K và anh N tham gia đua xe trái phép. Bị mất lái, anh N đã đâm xe vào ông V đang đi bộ trên vỉa hè. Những ai dưới đây phải chịu trách nhiệm pháp lí?
-
A.
Anh K, anh N và anh S. -
B.
Ông X, anh K và anh N. -
C.
Ông X, anh N và ông V. -
D.
Anh K, anh N và ông V.
-
-
Câu 37:
Bình đẳng trước pháp luật có nghĩa là bình đẳng về hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ và chịu trách nhiệm pháp lí theo
-
A.
quy định của pháp luật. -
B.
gia đình và đoàn thể. -
C.
khu dân cư và gia đình. -
D.
tập thể và cộng đồng.
-
-
Câu 38:
Nghi ngờ anh K ăn trộm điện thoại của mình nên anh L vào khám xét nhà anh K. Anh L đã vi phạm quyền nào dưới đây?
-
A.
Được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe. -
B.
Bất khả xâm phạm về thân thể.v -
C.
Được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm. -
D.
Bất khả xâm phạm về chỗ ở.
-
-
Câu 39:
Ông S và ông N ( chủ của hai cơ sở kinh doanh giặt là khác nhau) nhưng cả hai ông đều không lắp đạt hệ thống xả thải theo yêu cầu của cơ quan chức năng. Phát hiện sự việc, anh T ( hàng xóm ông S) đã làm đơn tố cáo với cơ quan có thẩm quyền. Biết chuyện, ông S thuê anh K chặn đường đe dọa anh T. Những ai dưới đây không thi hành pháp luật?
-
A.
Ông N và anh K. -
B.
Ông S và anh K. -
C.
Ông S, ông N và anh K. -
D.
Ông S và ông N.
-
-
Câu 40:
Khi yêu cầu vợ mình phải nghỉ việc để chăm sóc gia đình, anh A đã vi phạm quyền bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ
-
A.
tình cảm. -
B.
nhân thân. -
C.
tài sản. -
D.
gia đình.
-