-
Câu 1:
Cá nhân, tổ chức sử dụng pháp luật là làm những việc mà pháp luật
-
A.
quy định làm. -
B.
chưa thông qua. -
C.
cho phép làm. -
D.
đã bắt buộc.
-
-
Câu 2:
Vi phạm dân sự là hành vi xâm phạm tới các quan hệ tài sản và quan hệ
-
A.
công vụ. -
B.
nhân thân. -
C.
lao động. -
D.
kỉ luật.
-
-
Câu 3:
Vi phạm hành chính là hành vi vi phạm pháp luật có mức độ nguy hiểm cho xã hội thấp hơn tội phạm, xâm phạm các
-
A.
quy chế đơn vị sản xuất. -
B.
quy tắc quản lí nhà nước. -
C.
quy chuẩn sử dụng chuyên gia. -
D.
quy ước trong các doanh nghiệp.
-
-
Câu 4:
Một trong những nội dung cơ bản của bình đẳng trước pháp luật là công dân bình đẳng về
-
A.
thu chi cá nhân. -
B.
thực hiện nghĩa vụ. -
C.
trợ cấp xã hội. -
D.
nguồn quỹ phúc lợi.
-
-
Câu 5:
Quyền bình đẳng giữa vợ và chồng được thể hiện trong quan hệ nhân thân và
-
A.
lễ nghi. -
B.
huyết thống. -
C.
tài sản. -
D.
thói quen.
-
-
Câu 6:
Công dân được đối xử bình đẳng tại nơi làm việc về tiền công và bảo hiểm xã hội là thể hiện nội dung quyền bình đẳng trong lao động giữa
-
A.
lao động nam và lao động nữ. -
B.
chủ đầu tư và người quản lý. -
C.
nhà sản xuất và các đối tác. -
D.
người lao động và người đại diện.
-
-
Câu 7:
Nội dung nào dưới đây không thể hiện bình đẳng trong kinh doanh?
-
A.
Tự do lựa chọn ngành, nghề. -
B.
Chủ động mở rộng quy mô. -
C.
Hợp tác cạnh tranh lành mạnh. -
D.
Cấp vốn cho mọi doanh nghiệp.
-
-
Câu 8:
Theo quy định của pháp luật, việc bắt người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã thì ai cũng có quyền bắt và giải lên cơ quan nhà nước có
-
A.
ủy quyền. -
B.
thẩm quyền. -
C.
nhân chứng. -
D.
bị cáo.
-
-
Câu 9:
Đe dọa giết người là vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về
-
A.
danh dự nhân phẩm. -
B.
tính mạng, sức khỏe. -
C.
tự do thông tin. -
D.
bí mật đời tư.
-
-
Câu 10:
Công dân trình bày sáng kiến hợp lí hóa sản xuất trong cuộc họp là thể hiện quyền
-
A.
chuyển giao công nghệ. -
B.
đề cao năng lực. -
C.
tự do ngôn luận. -
D.
tự do sản xuất.
-
-
Câu 11:
Theo quy định của pháp luật, mọi công dân Việt Nam đủ 18 tuổi trở lên không bị pháp luật cấm đều có quyền
-
A.
bầu cử. -
B.
ứng cử. -
C.
được đề cử. -
D.
tự ứng cử.
-
-
Câu 12:
Việc làm nào dưới đây không được nhân dân ở xã giám sát kiểm tra?
-
A.
Hoạt động nghiên cứu khoa học. -
B.
Phẩm chất đạo đức cán bộ. -
C.
Thu chi các loại quỹ, lệ phí. -
D.
Giải quyết khiếu nại, tố cáo.
-
-
Câu 13:
Khi báo cho cơ quan có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của người khác là công dân đã thực hiện quyền
-
A.
khiếu nại. -
B.
khiếu kiện. -
C.
tố tụng. -
D.
tố cáo.
-
-
Câu 14:
Những người học giỏi, có năng khiếu, đạt giải trong các kì thi quốc tế được ưu tiên tuyển chọn vào các trường đại học là nội dung quyền được
-
A.
phát triển. -
B.
chỉ định. -
C.
giám sát. -
D.
phán quyết.
-
-
Câu 15:
Mọi công dân đều có quyền nghiên cứu khoa học công nghệ là nội dung của quyền
-
A.
sáng tạo. -
B.
học tập. -
C.
phát triển. -
D.
thông tin.
-
-
Câu 16:
Nhà nước áp dụng biện pháp hỗ trợ tiền điện sinh hoạt cho các hộ nghèo là thực hiện nội dung của pháp luật về
-
A.
điều tiết thu nhập của cá nhân. -
B.
phát triển các lĩnh vực xã hội. -
C.
điều tiết tình trạng cung vượt cầu. -
D.
phát triển quy mô ngành năng lượng.
-
-
Câu 17:
Quá trình sản xuất của cải vật chất là sự kết hợp giữa sức lao động, tư liệu lao động và
-
A.
đối tượng lao động. -
B.
công cụ sản xuất. -
C.
kết cấu hạ tầng. -
D.
hệ thống bình chứa.
-
-
Câu 18:
Trong nền kinh tế hàng hóa, một trong những chức năng của thị trường là
-
A.
duy trì mức độ lạm phát. -
B.
khách quan. -
C.
đầu cơ tích trữ hàng hóa. -
D.
thông tin.
-
-
Câu 19:
Một trong những tác động của quy luật giá trị đối với người sản xuất hàng hóa là
-
A.
phân hóa giàu, nghèo. -
B.
san bằng lợi nhuận bình quân. -
C.
chia đều lãi suất định kì. -
D.
xóa bỏ cạnh tranh.
-
-
Câu 20:
Trên thị trường, khi giá cả tăng lên, cầu về hàng hóa sẽ có xu hướng giảm xuống.
-
A.
giảm xuống. -
B.
không tăng. -
C.
triệt tiêu. -
D.
tăng lên.
-
-
Câu 21:
Công dân không tuân thủ pháp luật khi
-
A.
vượt biên trái phép. -
B.
kê khai thu nhập. -
C.
giải quyết li hôn. -
D.
chuyển quyền nhân thân
-
-
Câu 22:
Người có năng lực trách nhiệm pháp lí vi phạm pháp luật hình sự khi thực hiện hành vi nào sau đây?
-
A.
Bí mật giải cứu con tin. -
B.
Giúp đỡ phạm nhân vượt ngục. -
C.
Đồng loạt khiếu nại tập thể. -
D.
Truy tìm chứng cứ vụ án.
-
-
Câu 23:
Theo quy định của pháp luật, công dân vi phạm hành chính khi thực hiện hành vi nào sau đây?
-
A.
Không giao hàng theo hợp đồng. -
B.
Tổ chức đánh bạc quy mô lớn. -
C.
Từ chối nhận di sản thừa kế. -
D.
Điều khiển xe máy vượt đèn đỏ.
-
-
Câu 24:
Công dân bình đẳng về nghĩa vụ trước pháp luật khi thực hiện việc làm nào dưới đây?
-
A.
Chia đều thu nhập. -
B.
Thừa kế thài sản. -
C.
Nộp thuế đầy đủ. -
D.
Công khai đời tư.
-
-
Câu 25:
Vợ, chồng có hành vi nào dưới đây là vi phạm quyền bình đẳng trong quan hệ tài sản?
-
A.
Tự ý rút tiền tiết kiệm chung. -
B.
Tự thanh toán các khoản nợ. -
C.
Chuyển sang làm công việc mới. -
D.
Tích cực làm thêm ngoài giờ.
-
-
Câu 26:
Theo quy định của pháp luật, việc khám chỗ ở của người nào đó được tiến hành khi phát hiện ở đó có
-
A.
người chưa thi hành án. -
B.
mẫu vật di chỉ khảo cổ. -
C.
dấu hiệu vi phạm dân chủ. -
D.
tội phạm đang lẩn trốn.
-
-
Câu 27:
Công dân vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín khi thực hiện hành vi nào sau đây?
-
A.
Đề xuất ứng dụng dịch vụ truyền thông. -
B.
Tự ý tiêu hủy thư tín của người khác. -
C.
Công khai hộp thư điện tử của bản thân. -
D.
Chia sẻ thông tin kinh tế toàn cầu.
-
-
Câu 28:
Công dân được thực hiện quyền bầu cử trong trường hợp người đó
-
A.
bị bệnh tâm thần. -
B.
đang bị phạt tù. -
C.
dưới mười tám tuổi. -
D.
mắc bệnh hiểm nghèo.
-
-
Câu 29:
Công dân được sử dụng quyền khiếu nại trong trường hợp nào dưới đây?
-
A.
Nhận tiền đền bù không đầy đủ. -
B.
Chứng kiến cán bộ xã nhận hối lộ. -
C.
Phát hiện đường dây mua bán người. -
D.
Đưa tin sai về dịch bệnh covid 19.
-
-
Câu 30:
Nội dung nào dưới đây không thuộc quyền học tập của công dân?
-
A.
Học theo sự ủy quyền. -
B.
Học từ thấp đến cao. -
C.
Học bằng nhiều hình thức khác nhau. -
D.
Học bất cứ ngành, nghề nào.
-
-
Câu 31:
Anh H cùng người dân xã X không săn bắt, buôn bán và sử dụng động vật nằm trong danh mục cấm. Anh H đã thực hiện pháp luật theo hình thức nào dưới đây?
-
A.
Sử dụng pháp luật. -
B.
Tuân thủ pháp luật. -
C.
Áp dụng pháp luật. -
D.
Phổ biến pháp luật.
-
-
Câu 32:
Cán bộ huyện X là anh T đã nhận 50 triệu đồng và làm giả hồ sơ để giúp ông M được hưởng chế độ trợ cấp đặc biệt. Anh T đã vi phạm pháp luật nào sau đây?
-
A.
Hình sự và dân sự. -
B.
Dân sự và hành chính. -
C.
Kỉ luật và dân sự. -
D.
Hình sự và kỉ luật.
-
-
Câu 33:
Sau khi thuê nhà trọ, phát hiện bể nước của ông T chủ nhà bị rò rỉ, anh S đã phá bỏ và xây lại bể nước mới để dùng. Phát hiện sự việc, ông T cùng với con trai là anh V đã đánh anh S gãy tay. Anh S vi phạm pháp luật nào sau đây?
-
A.
Hành chính. -
B.
Hình sự. -
C.
Kỉ luật. -
D.
Dân sự.
-
-
Câu 34:
Công ty G quyết định sa thải và yêu cầu anh T phải nộp bồi thường vì anh T tự ý nghỉ việc không có lí do khi chưa hết hạn hợp đồng. Quyết định của công ty G không vi phạm quyền bình đẳng trong lao động ở nội dung nào dưới đây?
-
A.
Giao kết hợp đồng lao động. -
B.
Thực hiện quyền lao động. -
C.
Tổ chức điều hành lao động. -
D.
Tìm kiếm lựa chọn việc làm.
-
-
Câu 35:
Anh M tự ý dùng tiền tiết kiệm chung của hai vợ chồng đầu tư cổ phiếu. Bị vợ là chị K kịch liệt phản đối, anh M thường xuyên xúc phạm chị. Anh M không thực hiện quyền bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ nào dưới đây?
-
A.
Nuôi dưỡng và tình cảm. -
B.
Lao động và tài chính. -
C.
Nhân thân và tài sản. -
D.
Hành chính và dân sự.
-
-
Câu 36:
Vì không hài lòng về tiền bồi thường đất, ông H xông vào nhà ông B xúc phạm và đánh ông B gãy tay. Ông H không vi phạm quyền nào dưới đây của công dân?
-
A.
Bất khả xâm phạm về chỗ ở. -
B.
Được pháp luật bảo hộ về danh dự. -
C.
Được pháp luật bảo hộ về sức khỏe. -
D.
Bất khả xâm phạm về thân thể.
-
-
Câu 37:
Anh P kinh doanh dược phẩm đã nhờ và được chị B, chủ một phòng khám tư nhân đồng ý bán giúp 50 hộp thuốc tăng chiều cao do anh sản xuất nhưng chưa được cấp phép lưu hành. Đang tư vấn cho khách về cách sử dụng thuốc, chị B bị thanh tra liên ngành phát hiện và tịch thu 50 hộp thuốc.Vì chị B khai báo anh P là chủ nhân của số thuốc này, anh P bị cán bộ chức năng là ông C lập biên bản và ra quyết định xử phạt. Biết chuyện, chị H đã thông tin sự việc trên trong cuộc họp tổ dân phố. Những ai sau đây không tuân thủ pháp luật?
-
A.
Anh P, chị H và ông C. -
B.
Chị H và anh P. -
C.
Anh P và chị B. -
D.
Anh P, chị B và chị H.
-
-
Câu 38:
Mặc dù xe khách đã hết chỗ ngồi nhưng anh K là tài xế vẫn cho chị H cùng chồng là anh Q lên xe. Bị ép phải ngồi ghép ghế để nhường chỗ cho chị H, anh P là hành khách kịch liệt phản đối, đòi lại tiền vé và bị anh T phụ xe nhổ bã kẹo cao su vào mặt. Do anh N không cho ngồi cùng ghế nên anh Q đã đấm vào mặt anh N. Những ai dưới đây phải chịu trách nhiệm pháp lí?
-
A.
Anh K, anh P và anh T. -
B.
Anh K, anh T, anh Q và anh N. -
C.
Anh T, anh P và anh Q. -
D.
Anh K, anh T và anh Q.
-
-
Câu 39:
Thấy chị K thường xuyên đi muộn nhưng cuối năm vẫn được khen thưởng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Chị X nghi ngờ chị K có quan hệ tình cảm với giám đốc Q nên báo cho vợ giám đốc là chị G biết. Do ghen tuông, chị G yêu cầu Trưởng phòng V theo dõi chị K và bắt chồng đuổi việc chị K. Nể vợ, Giám đốc Q ngay lập tức sa thải chị K. Những ai dưới đây đã vi phạm quyền bình đẳng trong lao động?
-
A.
Chị G và chị K. -
B.
Giám đốc Q, anh V và chị K. -
C.
Chị K, chị G và giám đốc Q. -
D.
Giám đốc Q và chị K.
-
-
Câu 40:
Bắt quả tang chị H đang lấy trộm điện thoại của mình tại phòng khách gia đình, anh K cùng vợ là chị V bắt và giam chị H vào nhà kho gia đình. Biết chuyện, chồng của chị H là anh T cầm theo hung khí đến nhà anh K đe dọa thì bị ông N bố của anh K đánh phải nhập viện điều trị. Những ai dưới đây không vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân?
-
A.
Ông N, chị H và anh T. -
B.
Ông N, anh K và chị V. -
C.
Anh V và anh T. -
D.
Anh K, anh T và chị V.
-