Câu hỏi:
Sau khi đến Quảng Châu, Nguyễn Ái Quốc mở lớp huấn luyện, đào tạo cán bộ. Phần lớn học viên là thanh niên, học sinh, trí thức Việt Nam yêu nước. Họ học làm cách mạng, học cách hoạt động bí mật. Phần lớn số học viên đó sau khi “học xong, họ lại bí mật về nước truyền bá lí luận giải phóng dân tộc và tổ chức nhân dân”. Một số người được gửi sang học tại Trường Đại học Phương Đông ở Mátxcova (Liên Xô) hoặc Trường Quân sự Hoàng Phố (Trung Quốc).
Xem thêm
Nguyễn Ái Quốc đã lựa chọn, giác ngộ một số thanh niên tích cực trong Tâm tâm xã, lập ra Cộng sản đoàn (2 – 1925).
Tháng 6 – 1925, Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên nhằm tổ chức và lãnh đạo quần chúng đoàn kết, tranh đấu để đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và tay sai để tự cứu lấy mình. Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Hội là Tổng bộ, trong đó có Nguyễn Ái Quốc, Hồ Tùng Mậu, Lê Hồng Sơn.
Báo Thanh niêncủa Hội do Nguyễn Ái Quốc sáng lập, ra số đầu tiên ngày 21- 6- 1925.
Đầu năm 1927, tác phẩm Đường Kách mệnh, gồm những bài giảng của Nguyễn Ái Quốc ở các lớp huấn luyện tại Quảng Châu, được xuất bản.
Báo Thanh niên và tác phẩm Đường Kách mệnh đã trang bị lí luận cách mạng giải phóng dân tộc cho cán bộ của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên để tuyên truyền đến giai cấp công nhân và các tầng lớp nhân dân Việt Nam.
Tại Quảng Châu, ngày 9 – 7- 1925, Nguyễn Ái Quốc đã cùng một số nhà yêu nước Triều Tiên, Inđônêxia v.v. lập ra Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông. Tôn chỉ của Hội là liên lạc với các dân tộc bị áp bức để cùng làm cách mạng, đánh đổ đế quốc.
Cuối năm 1928, thực hiện chủ trương “vô sản hóa”, nhiều cán bộ của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên di vào các nhà máy, hầm mỏ, đồn điền, cùng sinh hoạt và lao động với công nhân để tuyên truyền vận động cách mạng, nâng cao ý thức chính trị cho giai cấp công nhân. Phong trào công nhân vì thế càng phát triển mạnh mẽ hơn và trở thành nòng cốt của phong trào dân tộc trong cả nước. Đấu tranh của công nhân đã nổ ra ở nhiều nơi.
Các cuộc bãi công đó không chi bó hẹp trong phạnm vi một xưởng, một địa phương, một ngành mà đã bắt đầu có sự liên kết thành phong trào chung.
Cùng với bãi công của công nhân, các cuộc đấu tranh của nông dân, tiểu thương, tiểu chủ, học sinh cũng diễn ra ở một số nơi.
(Nguồn: SGK Lịch sử 12, trang 83 – 85).
Mục đích của phong trào “vô sản hóa” của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên là
A. lãnh đạo phong trào đấu tranh của quần chúng
B. xây dựng các cơ sở của Hội ở trong và ngoài nước.
C. tạo điều kiện cho cán bộ Hội tự rèn luyện mình qua cuộc sống lao động.
D. tuyên truyền cách mạng, nâng cao ý thức chính trị cho giai cấp công nhân.
Đáp án chính xác
Trả lời:
Mục đích của phong trào “vô sản hóa” của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên là tuyên truyền cách mạng, nâng cao ý thức chính trị cho giai cấp công nhân.
Đáp án cần chọn là: D
====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi sau:Theo thống kê của chính quyền thực dân, từ 1920-1925 đã nổ ra 25 cuộc bãi công, tiêu biểu có những sự kiện sau:Năm 1919 nổ ra cuộc bãi công của thủy thủ tàu Sác nô đang đậu ở cảng Hải Phòng đòi tăng lương và phản đối việc đưa lính Việt Nam sang đàn áp nhân dân Xyri.Năm 1920, hơn 200 thủy thủ của 5 chiếc tàu Pháp đang buông neo ở cảng Sài Gòn đã bãi công đòi phụ cấp đắt đỏ.Năm 1921, Liên đoàn công nhân tàu biển Viễn Đông được thành lập và tổ chức ở nhiều cơ sở ở Ma Cao, Thượng Hải (Trung Quốc). Công nhân Việt Nam làm việc trên các hãng tàu của Pháp đã gia nhập tổ chức này. Họ đã góp phần đưa đón cán bộ, tài liệu cách mạng từ nước ngoài về nước.Từ năm 1922, phong trào công nhân có bước phát triển mới. Trước hết là cuộc đấu tranh của 600 công nhân nhuộm Sài Gòn-Chợ Lớn. Nét mới của cuộc đấu tranh này là sự tập trung đông đảo của thợ nhuộm của nhiều cơ sở nhuộm trên đất Sài Gòn-Chợ Lớn. Vì thế, Nguyễn Ái Quốc đã đánh giá cuộc bãi công đó như là “dấu hiệu của thời đại mới”. Tiếp đó, 3 cuộc đấu tranh của công nhân 3 nhà máy dệt ở trên 3 địa bàn khác nhau là Hải Dương, Hà Nội và Nam Định, ở những thời điểm khác nhau, nhưng cùng theo đuổi một mục đích: đòi tống cổ tên đốc công tàn ác.(Tiến trình Lịch sử Việt Nam, trang 261)Từ năm 1920-1925, ở Việt Nam nổ ra bao nhiêu cuộc bãi công?
Câu hỏi:
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi sau:Theo thống kê của chính quyền thực dân, từ 1920-1925 đã nổ ra 25 cuộc bãi công, tiêu biểu có những sự kiện sau:Năm 1919 nổ ra cuộc bãi công của thủy thủ tàu Sác nô đang đậu ở cảng Hải Phòng đòi tăng lương và phản đối việc đưa lính Việt Nam sang đàn áp nhân dân Xyri.Năm 1920, hơn 200 thủy thủ của 5 chiếc tàu Pháp đang buông neo ở cảng Sài Gòn đã bãi công đòi phụ cấp đắt đỏ.Năm 1921, Liên đoàn công nhân tàu biển Viễn Đông được thành lập và tổ chức ở nhiều cơ sở ở Ma Cao, Thượng Hải (Trung Quốc). Công nhân Việt Nam làm việc trên các hãng tàu của Pháp đã gia nhập tổ chức này. Họ đã góp phần đưa đón cán bộ, tài liệu cách mạng từ nước ngoài về nước.Từ năm 1922, phong trào công nhân có bước phát triển mới. Trước hết là cuộc đấu tranh của 600 công nhân nhuộm Sài Gòn-Chợ Lớn. Nét mới của cuộc đấu tranh này là sự tập trung đông đảo của thợ nhuộm của nhiều cơ sở nhuộm trên đất Sài Gòn-Chợ Lớn. Vì thế, Nguyễn Ái Quốc đã đánh giá cuộc bãi công đó như là “dấu hiệu của thời đại mới”. Tiếp đó, 3 cuộc đấu tranh của công nhân 3 nhà máy dệt ở trên 3 địa bàn khác nhau là Hải Dương, Hà Nội và Nam Định, ở những thời điểm khác nhau, nhưng cùng theo đuổi một mục đích: đòi tống cổ tên đốc công tàn ác.(Tiến trình Lịch sử Việt Nam, trang 261)Từ năm 1920-1925, ở Việt Nam nổ ra bao nhiêu cuộc bãi công?
A. 19
B. 21
C. 23
D. 25
Đáp án chính xác
Trả lời:
Theo thống kê của chính quyền thực dân, từ 1920-1925 đã nổ ra 25 cuộc bãi công.Đáp án cần chọn là: D
====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Nguyễn Ái Quốc đã đánh giá cuộc bãi công đó như là “dấu hiệu của thời đại mới?
Câu hỏi:
Nguyễn Ái Quốc đã đánh giá cuộc bãi công đó như là “dấu hiệu của thời đại mới?
A. cuộc bãi công của thủy thủ tàu Sác nô
B. 200 thủy thủ của ở cảng Sài Gòn đã bãi công đòi phụ cấp.
C. Đưa cán bộ, tài liệu cách mạng về nước.
D. Cuộc đấu tranh của 600 công nhân nhuộm Sài Gòn-Chợ Lớn
Đáp án chính xác
Trả lời:
Từ năm 1922, phong trào công nhân có bước phát triển mới. Trước hết là cuộc đấu tranh của 600 công nhân nhuộm Sài Gòn-Chợ Lớn. Nét mới của cuộc đấu tranh này là sự tập trung đông đảo của thợ nhuộm của nhiều cơ sở nhuộm trên đất Sài Gòn-Chợ Lớn. Vì thế, Nguyễn Ái Quốc đã đánh giá cuộc bãi công đó như là “dấu hiệu của thời đại mới”.
Đáp án cần chọn là: D====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Cuộc đấu tranh của công nhân ba nhà máy dệt ở những đâu?
Câu hỏi:
Cuộc đấu tranh của công nhân ba nhà máy dệt ở những đâu?
A. Hải Phòng, Hải Dương, Nam Định
B. Hải Dương, Hà Nội, Nam Định
Đáp án chính xác
C. Thái Bình, Hải Dương, Hà Nội
D. Hải Phòng, Nam Định, Hải Dương
Trả lời:
3 cuộc đấu tranh của công nhân 3 nhà máy dệt ở trên 3 địa bàn khác nhau là Hải Dương, Hà Nội và Nam Định, ở những thời điểm khác nhau, nhưng cùng theo đuổi một mục đích: đòi tống cổ tên đốc công tàn ác.
Đáp án cần chọn là: B====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Trước nhu cầu cấp bách của phong trào cộng sản trong nước, với tư cách là phái viên của Quốc tế cộng sản, có đầy đủ quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến phong trào cách mạng ở Đông Dương Nguyễn Ái Quốc đã tới Hương Cảng (Trung Quốc) để triệu tập hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản thành một chính đảng duy nhất.
Hội nghị hợp nhất gồm hai đại biểu của Đông Dương Cộng sản đảng là Trịnh Đình Cửu và Nguyễn Đức Cảnh, 2 đại biểu của An Nam Cộng sản Đảng là Châu Văn Liêm và Nguyễn Thiệu dưới sự chủ trì của Nguyễn Ái Quốc, đã họp ở Cửu Long Hương Cảng (Trung Quốc). Tại phiên họp ngày 3-2-1930, các đại biểu đã nhất trí hợp nhất các tổ chức cộng sản thành Đảng Cộng sản Việt Nam thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Chương trình tóm tắt, Điều lệ tóm tắt.
(Tiến trình lịch sử Việt Nam, trang 271)
Ai là người triệu tập Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản?
Câu hỏi:
Trước nhu cầu cấp bách của phong trào cộng sản trong nước, với tư cách là phái viên của Quốc tế cộng sản, có đầy đủ quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến phong trào cách mạng ở Đông Dương Nguyễn Ái Quốc đã tới Hương Cảng (Trung Quốc) để triệu tập hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản thành một chính đảng duy nhất.
Hội nghị hợp nhất gồm hai đại biểu của Đông Dương Cộng sản đảng là Trịnh Đình Cửu và Nguyễn Đức Cảnh, 2 đại biểu của An Nam Cộng sản Đảng là Châu Văn Liêm và Nguyễn Thiệu dưới sự chủ trì của Nguyễn Ái Quốc, đã họp ở Cửu Long Hương Cảng (Trung Quốc). Tại phiên họp ngày 3-2-1930, các đại biểu đã nhất trí hợp nhất các tổ chức cộng sản thành Đảng Cộng sản Việt Nam thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Chương trình tóm tắt, Điều lệ tóm tắt.
(Tiến trình lịch sử Việt Nam, trang 271)
Ai là người triệu tập Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản?A. Nguyễn Ái Quốc
Đáp án chính xác
B. Chu Văn Liêm
C. Trịnh Đình Cửu
D. Nguyễn Đức Cảnh.
Trả lời:
Trước nhu cầu cấp bách của phong trào cộng sản trong nước, với tư cách là phái viên của Quốc tế cộng sản, có đầy đủ quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến phong trào cách mạng ở Đông Dương Nguyễn Ái Quốc đã tới Hương Cảng (Trung Quốc) để triệu tập hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản thành một chính đảng duy nhất.
Đáp án cần chọn là: A====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Hội nghị hợp nhất Đảng cộng sản có mấy người tham dự?
Câu hỏi:
Hội nghị hợp nhất Đảng cộng sản có mấy người tham dự?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Đáp án chính xác
Trả lời:
Hội nghị hợp nhất có 5 người gồm: 2 đại biểu của Đông Dương Cộng sản đảng là Trịnh Đình Cửu và Nguyễn Đức Cảnh, 2 đại biểu của An Nam Cộng sản Đảng là Châu Văn Liêm và Nguyễn Thiệu dưới sự chủ trì của Nguyễn Ái Quốc, đã họp ở Cửu Long Hương Cảng (Trung Quốc).
Đáp án cần chọn là: D====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====