Câu hỏi:
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 112 đến 114
Trong những năm gần đây, nhờ huy động các nguồn vốn và tập trung đầu tư nên mạng lưới đường bộ đã được mở rộng và hiện đại hóa. Về cơ bản, mạng lưới đường ô tô đã phủ kín các vùng.
Các tuyến đường chính: Hai trục đường xuyên quốc gia là quốc lộ 1 và đường Hồ Chí Minh. Quốc lộ 1 chạy suốt từ cửa khẩu Hữu Nghị (Lạng Sơn) đến Năm Căn (Cà Mau) dài 2300km, là tuyến đường xương sống của cả hệ thống đường bộ nước ta, nối các vùng kinh tế (trừ Tây Nguyên) và hầu hết các trung tâm kinh tế lớn của cả nước. Đường Hồ Chí Minh là trục đường bộ xuyên quốc gia thứ hai, có ý nghĩa thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội của dải đất phía tây đất nước.
Trong quá trình hội nhập quốc tế, hệ thống đường bộ Việt Nam cũng đang hội nhập vào hệ thống đường bộ trong khu vực với các tuyến thuộc mạng đường bộ xuyên Á trên lãnh thổ Việt Nam.
(Nguồn: SGK Địa lí 12 cơ bản, trang 131)
Quốc lộ 1A đi qua bao nhiêu vùng kinh tế của nước ta?
A. 4
B. 5
C. 6
Đáp án chính xác
D. 7
Trả lời:
Đáp án C
Phương pháp giải: Đọc kĩ đoạn tư liệu số 2
Giải chi tiết: Quốc lộ 1A nối các vùng kinh tế nước ta (trừ Tây Nguyên) => cho thấy tuyến đường này đi qua 6 vùng kinh tế là Đồng bằng sông Hồng, Trung du miền núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, DH Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ, ĐB sông Cửu Long. => Quốc lộ 1A không đi qua Tây Nguyên.
====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Xác định thành ngữ trong đoạn văn sau: “Lí Thông lân la gợi chuyện, rồi gạ cùng Thạch Sanh kết nghĩa anh em. Sớm mồi côi cha mẹ, tứ cố vô thân, nay có người săn sóc đến mình, Thạch Sanh cảm động, vui vẻ nhận lời” (Thạch Sanh)
Câu hỏi:
Xác định thành ngữ trong đoạn văn sau: “Lí Thông lân la gợi chuyện, rồi gạ cùng Thạch Sanh kết nghĩa anh em. Sớm mồi côi cha mẹ, tứ cố vô thân, nay có người săn sóc đến mình, Thạch Sanh cảm động, vui vẻ nhận lời” (Thạch Sanh)
A. kết nghĩa anh em
B. mồ côi cha mẹ
C. tứ cố vô thân
Đáp án chính xác
D. Đoạn văn trên không có thành ngữ
Trả lời:
Đáp án C
Phương pháp giải: Căn cứ bài Thành ngữ
Giải chi tiết: – Thành ngữ là loại cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh.
– Thành ngữ sử dụng trong đoạn văn: tứ cố vô thân====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Câu thơ nào sau đây không nói về thân phận người phụ nữ xưa?
Câu hỏi:
Câu thơ nào sau đây không nói về thân phận người phụ nữ xưa?
A. Thuở trời đất nổi cơn gió bụi/ Khách má hồng nhiều nỗi truân chuyên (Chinh phụ ngâm)
B. Đau đớn thay phận đàn bà/ Kiếp sinh ra thế biết là tại đâu? (Văn chiêu hồn)
C. Hồng quần với khách hồng quần/ Đã xoay đến thế còn vần chưa tha (Truyện Kiều)
D. Bấy lâu nghe tiếng má đào/ Mắt xanh chẳng để ai vào có không? (Truyện Kiều)
Đáp án chính xác
Trả lời:
Đáp án D
Phương pháp giải: Căn cứ bài “Truyện Kiều”
Giải chi tiết: – Ba câu thơ trên đều nói về thân phận bất hạnh của người phụ nữ trong xã hội xưa
– Câu cuối “Bấy lâu nghe tiếng má đào/ Mắt xanh chẳng để ai vào có không” là lời ướm hỏi Kiều của Kim Trọng, muốn hỏi nàng đã có ý trung nhân hay chưa.====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- “Cố nhân tây từ Hoàng Hạc Lâu/ Yên hoa tam nguyệt há Dương Châu/ Cô phàm viễn ảnh bích không tận/ Duy kiến Trường Giang thiên tế lưu”. Đâu là từ chỉ thời gian trong những câu thơ trên?
Câu hỏi:
“Cố nhân tây từ Hoàng Hạc Lâu/ Yên hoa tam nguyệt há Dương Châu/ Cô phàm viễn ảnh bích không tận/ Duy kiến Trường Giang thiên tế lưu”. Đâu là từ chỉ thời gian trong những câu thơ trên?
A. tây từ
B. tam nguyệt
Đáp án chính xác
C. viễn ảnh
D. thiên tế lưu
Trả lời:
Đáp án B
Phương pháp giải: Căn cứ bài “Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng”
Giải chi tiết: – “yên hoa tam nguyệt” là một cụm từ, dịch ra là hoa khói mùa xuân
+ yên hoa: hoa khói
+ tam nguyệt: mùa xuân, tháng 3====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- “Dưới mặt trời, nước mưa vẫn còn róc rách, lăn tăn, luồn lỏi chảy thành hàng vạn dòng mỏng manh, buốt lạnh. Từ trong các bụi rậm xa gần, những chú chồn, những con dũi với bộ lông ướt mềm vừa mừng rỡ, vừa lo lắng, nối tiếp nhau nhảy ra rồi biến mất”. Đoạn văn sử dụng bao nhiêu từ láy?
Câu hỏi:
“Dưới mặt trời, nước mưa vẫn còn róc rách, lăn tăn, luồn lỏi chảy thành hàng vạn dòng mỏng manh, buốt lạnh. Từ trong các bụi rậm xa gần, những chú chồn, những con dũi với bộ lông ướt mềm vừa mừng rỡ, vừa lo lắng, nối tiếp nhau nhảy ra rồi biến mất”. Đoạn văn sử dụng bao nhiêu từ láy?
A. 2 từ
B. 3 từ
C. 4 từ
D. 5 từ
Đáp án chính xác
Trả lời:
Đáp án D
Phương pháp giải: Căn cứ bài Từ láy
Giải chi tiết: – Từ láy là những từ phức có quan hệ láy âm giữa các tiếng với nhau.
– Từ láy gồm hai loại: láy bộ phận và láy toàn bộ.
– Các từ láy có trong đoạn văn: : róc rách, lăn tăn, luồn lỏi, mỏng manh, lo lắng.====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Trong đoạn trích “Trao duyên” (Trích Truyện Kiều – Nguyễn Du), hành động “lạy” của Thuý Kiều lặp lại mấy lần?
Câu hỏi:
Trong đoạn trích “Trao duyên” (Trích Truyện Kiều – Nguyễn Du), hành động “lạy” của Thuý Kiều lặp lại mấy lần?
A. một lần
B. hai lần
Đáp án chính xác
C. ba lần
D. bốn lần
Trả lời:
Đáp án B
Phương pháp giải: Căn cứ bài “Trao duyên” – trích Truyện Kiều – Nguyễn Du
Giải chi tiết: – Thuý Kiều lạy 2 lần
+ Lạy Thuý Vân “Cậy em em có chịu lời/ Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa”
+ Lạy Kim Trọng “Trăm nghìn gửi lạy tình quân/ Tơ duyên ngắn ngủi có ngần ấy thôi”====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====