Câu hỏi:
Năm 1897, Chính phủ Pháp cử Pôn Đu-me sang làm Toàn quyền Đông Dương để hoàn thiện bộ máy thống trị và tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất.
Nổi bật là chính sách cướp đoạt ruộng đất. Năm 1897, thực dân Pháp ép triều đình nhà Nguyễn “nhượng” quyền “khai khẩn đất hoang” cho chúng.
Ban đầu, tư bản Pháp
Xem thêm
tập trung vào việc khai thác mỏ (than đá, thiếc, kẽm,…) ở Hòn Gai, Thái Nguyên, Tuyên Quang,… Bên cạnh đó, những cơ sở nông nghiệp, phục vụ đời sống như điện, nước, bưu điện,… cũng lần lượt ra đời.
Chính quyền thuộc địa chú ý đến việc xây dựng hệ thống giao thông, vừa phục vụ công cuộc khai thác lâu dài, vừa phục vụ mục đích quân sự. Những đoạn đường sắt quan trọng ở Bắc Kì và Trung Kì dần dần được xây dựng. Tính đến năm 1912, tổng chiều dài đường sắt đã làm xong ở Việt Nam là 2.059 km. Đường bộ được mở rộng đế những khu vực hầm mỏ, đồn điền, bến cảng và các vùng biên giới trọng yếu. Nhiều cây cầu lớn được xây dựng như: cầu Long Biên (Hà Nội), cầu Tràng Tiền (Huế), cầu Bình Lợi (Sài Gòn)… Một số cảng biển, cảng sông cũng được mở mang vào thời kì này như: Cảng Sài Gòn, Hải Phòng, Đà Nẵng. Các tuyến đường biển đã vươn ra nhiều nước trên thế giới.
Với cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa từng bước du nhập vào Việt Nam. Tuy vậy, khi tiến hành khai thác, thực dân Pháp vẫn duy trì phương thức bóc lột phong kiến trong mọi lĩnh vực kinh tế và đời sống xã hội.
Những biến đổi trong cơ cấu kinh tế Việt Nam dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Pháp đã kéo theo sự biến đổi về mặt xã hội.
Cơ cấu xã hội biến động, một số tầng lớp mới xuất hiện. Giai cấp công nhân Việt Nam thời kì này vẫn đang trong giai đoạn tự phát. Tư sản và tiểu tư sản thành thị lớn lên cùng với sự nảy sinh các nhân tố mới, song vẫn chưa trở thành giai cấp thực thụ. Mặc dù vậy, các tầng lớp xã hội này, đặc biệt là bộ phận sĩ phu đang trên con đường tư sản hóa, đã đóng một vai trò khá quan trọng trong việc tiếp thu những luồng tư tưởng mới để dấy lên một cuộc vận động yêu nước tiến bộ, mang màu dân chủ tư sản ở nước ta hồi đầu thế kỉ XX.
(Nguồn: SGK Lịch sử 11, trang 137, 155)
Vì sao thực dân Pháp chú trọng xây dựng hệ thống giao thông trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất?
A. Khuyếch trương hình ảnh hiện đại của nền văn minh Pháp.
B. Tạo điều kiện đi lại thuận lợi cho người dân.
C. Phục vụ cho công cuộc khai thác, bóc lột và quân sự.
Đáp án chính xác
D. Tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển ngoại thương.
Trả lời:
– Ở Việt Nam, sau khi cơ bản hoàn thành công cuộc bình định, thực dân Pháp đã bắt đầu tiến hành công cuộc khai thác thuộc địa. Lúc này, cơ sở hạ tầng ở Đông Dương nói chung và Việt Nam nói riêng còn rất lạc hậu. Để phục vụ cho công cuộc khai thác, bóc lột và thuận tiện cho việc đàn áp các cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta (quân sự), – Pháp đã chú trọng xây dựng hệ thống giao thông vận tải, đặc biệt là đường sắt. Tính đến năm 1912, tổng chiều dài đường sắt đã làm xong ở Việt Nam là 2 059 km. Đường bộ được mở rộng đến những khu vực hầm mỏ, đồn điền, bến cảng và các vùng biên giới trọng yếu. Nhiều cây cầu lớn được xây dựng như: cầu Long Biên (Hà Nội), cầu Tràng Tiền (Huế), cầu Bình Lợi (Sài Gòn),…
Đáp án cần chọn là: C
====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi sau:Như kết tinh của mọi tư tưởng giải phóng và phát triển tiến bộ của thời đại, Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 nổ ra, đáp ứng đầy đủ nhất những yêu cầu bức bách của lịch sử là xóa bỏ chế độ tư bản chủ nghĩa, mở ra chân trời mới cho mục tiêu phát triển và tiến bộ xã hội. Ðộng lực của giải phóng và phát triển đã đem lại thắng lợi vĩ đại của Cách mạng Tháng Mười; đã tạo ra sức mạnh cho chính quyền Xô-viết vượt qua vòng vây của các thế lực đế quốc thù địch; đã tập hợp hàng trăm triệu quần chúng lao động cống hiến hết mình trong sự nghiệp biến ước mơ về một xã hội không còn bóc lột, áp bức thành hiện thực; đã chiến thắng chủ nghĩa phát-xít, mở rộng chủ nghĩa xã hội thành hệ thống thế giới.Con đường Tháng Mười cũng đã dẫn dắt các dân tộc khắp năm châu vùng lên như những dòng thác giải phóng đánh đổ hệ thống thuộc địa, chấm dứt chế độ thực dân và đưa đất nước vào quỹ đạo phát triển mới, trong đó nhiều nước đi theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Sức mạnh Tháng Mười và con đường xã hội chủ nghĩa cũng đã buộc chủ nghĩa tư bản không thể tiếp tục tồn tại như trước, mà phải điều chỉnh chính sách kinh tế – xã hội, đáp ứng ngày càng nhiều hơn yêu cầu của người lao động về việc làm, tiền công, quyền công dân, giáo dục, y tế, an sinh xã hội… Với tất cả các sự thật ấy, Cách mạng Tháng Mười Nga và sản phẩm trực tiếp của nó là chủ nghĩa xã hội được khẳng định là sự kiện và nhân tố có tác động sâu xa nhất, quyết định nhất đối với tiến trình lịch sử thế kỷ XX đầy biến động vừa qua.PGS.TS.Nguyễn Viết Thảo(Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh)Sự kiện nào được coi là nhân tố có tác động quyết định nhất tới tiến trình lịch sử thế kỉ XX?
Câu hỏi:
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi sau:Như kết tinh của mọi tư tưởng giải phóng và phát triển tiến bộ của thời đại, Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 nổ ra, đáp ứng đầy đủ nhất những yêu cầu bức bách của lịch sử là xóa bỏ chế độ tư bản chủ nghĩa, mở ra chân trời mới cho mục tiêu phát triển và tiến bộ xã hội. Ðộng lực của giải phóng và phát triển đã đem lại thắng lợi vĩ đại của Cách mạng Tháng Mười; đã tạo ra sức mạnh cho chính quyền Xô-viết vượt qua vòng vây của các thế lực đế quốc thù địch; đã tập hợp hàng trăm triệu quần chúng lao động cống hiến hết mình trong sự nghiệp biến ước mơ về một xã hội không còn bóc lột, áp bức thành hiện thực; đã chiến thắng chủ nghĩa phát-xít, mở rộng chủ nghĩa xã hội thành hệ thống thế giới.Con đường Tháng Mười cũng đã dẫn dắt các dân tộc khắp năm châu vùng lên như những dòng thác giải phóng đánh đổ hệ thống thuộc địa, chấm dứt chế độ thực dân và đưa đất nước vào quỹ đạo phát triển mới, trong đó nhiều nước đi theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Sức mạnh Tháng Mười và con đường xã hội chủ nghĩa cũng đã buộc chủ nghĩa tư bản không thể tiếp tục tồn tại như trước, mà phải điều chỉnh chính sách kinh tế – xã hội, đáp ứng ngày càng nhiều hơn yêu cầu của người lao động về việc làm, tiền công, quyền công dân, giáo dục, y tế, an sinh xã hội… Với tất cả các sự thật ấy, Cách mạng Tháng Mười Nga và sản phẩm trực tiếp của nó là chủ nghĩa xã hội được khẳng định là sự kiện và nhân tố có tác động sâu xa nhất, quyết định nhất đối với tiến trình lịch sử thế kỷ XX đầy biến động vừa qua.PGS.TS.Nguyễn Viết Thảo(Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh)Sự kiện nào được coi là nhân tố có tác động quyết định nhất tới tiến trình lịch sử thế kỉ XX?
A. Cách mạng Tháng Hai ở Nga.
B. Cách mạng tháng Tám ở Việt Nam.
C. Cách mạng tháng Mười Nga.
Đáp án chính xác
D. Cách mạng Trung Quốc.
Trả lời:
Cách mạng Tháng Mười Nga và sản phẩm trực tiếp của nó là chủ nghĩa xã hội được khẳng định là sự kiện và nhân tố có tác động sâu xa nhất, quyết định nhất đối với tiến trình lịch sử thế kỷ XX đầy biến động vừa qua.Đáp án cần chọn là: C
====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Cách mạng tháng Mười Nga đã tác động như thế nào đến chủ nghĩa tư bản?
Câu hỏi:
Cách mạng tháng Mười Nga đã tác động như thế nào đến chủ nghĩa tư bản?
A. Tư bản lo sợ trước nguy cơ phát triển của vô sản, thực hiện âm mưu chống phá.
B. Tư bản càng ra sức xâm lược mạnh mẽ hơn và phát triển mạnh mẽ.
C. buộc chủ nghĩa tư bản không thể tiếp tục tồn tại như trước, mà phải điều chỉnh chính sách kinh tế – xã hội
Đáp án chính xác
D. Ra sức bóc lột giai cấp vô sản ở trong nước và các nước thuộc địa
Trả lời:
Sức mạnh Tháng Mười và con đường xã hội chủ nghĩa cũng đã buộc chủ nghĩa tư bản không thể tiếp tục tồn tại như trước, mà phải điều chỉnh chính sách kinh tế – xã hội, đáp ứng ngày càng nhiều hơn yêu cầu của người lao động về việc làm, tiền công, quyền công dân, giáo dục, y tế, an sinh xã hội…
Đáp án cần chọn là: C====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Cách mạng tháng Mười Nga đã ý nghĩa như thế nào đối với thế giới?
Câu hỏi:
Cách mạng tháng Mười Nga đã ý nghĩa như thế nào đối với thế giới?
A. Biến ước mơ về một xã hội không còn bóc lột, áp bức thành hiện thực.
B. Xóa bỏ hoàn toàn chế độ phong kiến
C. Xóa bỏ chế độ tư bản chủ nghĩa.
D. Dẫn dắt các dân tộc khắp năm châu vùng lên đánh đổ hệ thống thuộc địa
Đáp án chính xác
Trả lời:
Cách mạng Tháng Mười Nga đã dẫn dắt các dân tộc khắp năm châu vùng lên như những dòng thác giải phóng đánh đổ hệ thống thuộc địa, chấm dứt chế độ thực dân và đưa đất nước vào quỹ đạo phát triển mới, trong đó nhiều nước đi theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Đáp án cần chọn là: D====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Sau Cách mạng tháng Mười, chính quyền Xô viết đã từng bước thiết lập quan hệ ngoại giao với một số nước láng giềng ở Châu Á và Châu Âu. Tồn tại giữa vòng vây thù địch của chủ nghĩa tư bản thế giới, Liên Xô đã kiên trì và bền bỉ đấu tranh trong quan hệ quốc tế, từng bước phá vỡ chính sách bao vây, cô lập về kinh tế và ngoại giao của các nước đế quốc.
Trong vòng 4 năm (1922-1925), các cường quốc tư bản: Đức, Anh, Italia, Pháp, Nhật Bản lần lượt công nhân và thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức với 20 quốc gia. Năm 1933, Mĩ- cường quốc tư bản đứng đầu thế giới- đã công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao với Liên Xô. Đó là thắng lợi to lớn của nền ngoại giao Xô viết, khẳng định uy tín ngày càng cao của Liên Xô trên trường quốc tế.
(SGK Lịch sử 11, trang 58)
Liên Xô đã làm gì để phá vỡ chính sách bao vây, cô lập của các nước đế quốc?
Câu hỏi:
Sau Cách mạng tháng Mười, chính quyền Xô viết đã từng bước thiết lập quan hệ ngoại giao với một số nước láng giềng ở Châu Á và Châu Âu. Tồn tại giữa vòng vây thù địch của chủ nghĩa tư bản thế giới, Liên Xô đã kiên trì và bền bỉ đấu tranh trong quan hệ quốc tế, từng bước phá vỡ chính sách bao vây, cô lập về kinh tế và ngoại giao của các nước đế quốc.
Trong vòng 4 năm (1922-1925), các cường quốc tư bản: Đức, Anh, Italia, Pháp, Nhật Bản lần lượt công nhân và thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức với 20 quốc gia. Năm 1933, Mĩ- cường quốc tư bản đứng đầu thế giới- đã công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao với Liên Xô. Đó là thắng lợi to lớn của nền ngoại giao Xô viết, khẳng định uy tín ngày càng cao của Liên Xô trên trường quốc tế.
(SGK Lịch sử 11, trang 58)
Liên Xô đã làm gì để phá vỡ chính sách bao vây, cô lập của các nước đế quốc?A. Từng bước thiết lập ngoại giao với các nước.
Đáp án chính xác
B. Tập trung phát triển kinh tế
C. Thiết lập quan hệ ngoại giao với Mĩ.
D. Dẫn dắt các dân tộc khắp năm châu vùng lên đánh đổ hệ thống thuộc địa.
Trả lời:
Liên Xô đã thiết lập quan hệ ngoại giao với một số nước láng giềng ở Châu Á và Châu Âu, kiên trì và bền bỉ đấu tranh trong quan hệ quốc tế, từng bước phá vỡ chính sách bao vây, cô lập về kinh tế và ngoại giao của các nước đế quốc.
Đáp án cần chọn là: A====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Từ năm 1922-1925, các cường quốc tư bản đã thiết lập quan hệ ngoại giao với bao nhiêu quốc gia?
Câu hỏi:
Từ năm 1922-1925, các cường quốc tư bản đã thiết lập quan hệ ngoại giao với bao nhiêu quốc gia?
A. 20 quốc gia.
Đáp án chính xác
B. Trên 20 quốc gia
C. 30 quốc gia
D. Trên 30 quốc gia.
Trả lời:
Trong vòng 4 năm (1922-1925), các cường quốc tư bản: Đức, Anh, Italia, Pháp, Nhật Bản lần lượt công nhân và thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức với 20 quốc gia.
Đáp án cần chọn là: A====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====