Câu hỏi:
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 91 đến 93
Trước đây, trong thời kỳ Chiến tranh Thế giới thứ I, NH3 lỏng từng được thiết kế sử dụng làm thuốc phóng tên lửa. Hiện nay, NH3 được sử dụng nhiều nhất trong sản xuất phân bón và một số hóa chất cơ bản. Trong đó lượng sử dụng cho sản xuất phân bón (cả dạng rắn và lỏng) chiếm đến trên 80% sản lượng NH3 toàn thế giới và tương đương với khoảng 1% tổng công suất phát năng lượng của thế giới. Bên cạnh đó NH3 vẫn được sử dụng trong công nghiệp đông lạnh (sản xuất nước đá, bảo quản thực phẩm,…), trong các phòng thí nghiệm, trong tổng hợp hữu cơ, hóa dược, y tế và cho các mục đích dân dụng khác. Ngoài ra trong công nghệ môi trường, NH3 còn được dùng để loại bỏ khí SO2 trong khí thải của các nhà máy có quá trình đốt nhiên liệu hóa thạch (than, dầu) và sản phẩm amoni sunfat thu hồi của các quá trình này có thể được sử dụng làm phân bón.
Vì những lí do trên mà trong công nghiệp, có những mối quan tâm nhất định đến quy trình tổng hợp NH3 sao cho đạt hiệu suất cao nhất và hạn chế chi phí một cách tối đa. Vấn đề này có liên quan đến tính hiệu quả và kinh tế của phương pháp Haber tổng hợp amoniac, được biểu diễn bằng phương trình:
N2 (k) + 3H2 (k) ⇄ 2NH3 (k) ; ΔH = -92 kJ.mol-1
Trong công nghiệp thường sử dụng hai biện pháp để làm tăng hiệu suất của phản ứng tổng hợp amoniac là
A. giảm nhiệt độ và giảm áp suất.
B. tăng nhiệt độ và tăng áp suất.
C. giảm nhiệt độ và tăng áp suất.
Đáp án chính xác
D. tăng nhiệt độ và giảm áp suất.
Trả lời:
Chọn C
Phương pháp giải:
Áp dụng nguyên lý chuyển dịch cân bằng Lơ Sa-tơ-li-ê: “Một phản ứng thuận nghịch đang ở trạng thái cân bằng khi chịu tác động từ bên ngoài như biến đổi nồng độ, áp suất, nhiệt độ, thì cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều làm giảm tác động bên ngoài đó.’’
Những cân bằng có tổng số mol khí hai vế bằng nhau hoặc không có chất khí thì áp suất không ảnh hưởng đến cân bằng.
Giải chi tiết:
– Cân bằng có tổng số mol khí ở vế trái bằng 4 mol và vế phải bằng 2 mol. Khi tăng áp suất chung của hệ sẽ làm cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận ⟹ Làm tăng hiệu suất phản ứng.
– Phản ứng thuận là phản ứng tỏa nhiệt (ΔH < 0) ⟹ Khi giảm nhiệt độ của hệ sẽ làm cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận ⟹ Làm tăng hiệu suất phản ứng.
Vậy trong công nghiệp thường sử dụng hai biện pháp để làm tăng hiệu suất của phản ứng tổng hợp amoniac là giảm nhiệt độ và tăng áp suất.
====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Cho hàm số \(y = {x^3} + 2m{x^2} + (m + 3)x + 4\left( {{C_m}} \right)\). Giá trị của tham số \(m\) để đường thẳng \((d):y = x + 4\) cắt \(\left( {{C_m}} \right)\) tại ba điểm phân biệt \(A(0;4),B,C\) sao cho tam giác \({\rm{KBC}}\) có diện tích bằng \(8\sqrt 2 \) với điểm \(K(1;3)\) là:
Câu hỏi:
Cho hàm số \(y = {x^3} + 2m{x^2} + (m + 3)x + 4\left( {{C_m}} \right)\). Giá trị của tham số \(m\) để đường thẳng \((d):y = x + 4\) cắt \(\left( {{C_m}} \right)\) tại ba điểm phân biệt \(A(0;4),B,C\) sao cho tam giác \({\rm{KBC}}\) có diện tích bằng \(8\sqrt 2 \) với điểm \(K(1;3)\) là:
A. \(m = \frac{{1 – \sqrt {137} }}{2}\)
Đáp án chính xác
B. \(m = \frac{{1 + \sqrt {137} }}{2}\)
C. \(m = \frac{{1 \pm \sqrt {137} }}{2}\)
D. \(m = \frac{{ \pm 1 + \sqrt {137} }}{2}\)
Trả lời:
a
====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Chọn từ đúng dưới đây để điền vào chỗ trống “Ruộng bốn bề không bằng…trong tay”
Câu hỏi:
Chọn từ đúng dưới đây để điền vào chỗ trống “Ruộng bốn bề không bằng…trong tay”
A. nghề
Đáp án chính xác
B. vàng
C. tiền
D. của
Trả lời:
Chọn A
Phương pháp giải:
Căn cứ bài Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất
Giải chi tiết:
Tục ngữ: “Ruộng bốn bề không bằng nghề trong tay”.====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Tiếng cười trong truyện Tam đại con gà thể hiện ý nghĩa nào dưới đây?
Câu hỏi:
Tiếng cười trong truyện Tam đại con gà thể hiện ý nghĩa nào dưới đây?
A. Tiếng cười khôi hài có ý nghĩa đả kích các tầng lớp trên của xã hội
B. Tiếng cười khôi hài có ý nghĩa giáo dục các tầng lớp trên của xã hội
C. Tiếng cười trào phúng phê phán trong nội bộ nông dân và có ý nghĩa giáo dục
D. Tiếng cười phê phán thầy đồ dốt trong xã hội cũ
Đáp án chính xác
Trả lời:
Chọn D
Phương pháp giải:
Căn cứ nội dung truyện Tam đại con gà
Giải chi tiết:
Tam đại con gà là tiếng cười phê phán thầy đồ dốt trong xã hội cũ.====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- “Trong ghềnh thông mọc như nêm/ Tìm nơi bóng mát ta lên ta nằm/ Trong rừng có trúc bóng râm/ Trong màu xanh mát ta ngâm thơ nhàn. (Bài ca Côn Sơn – Nguyễn Trãi)Đoạn thơ được viết theo thể thơ:
Câu hỏi:
“Trong ghềnh thông mọc như nêm/ Tìm nơi bóng mát ta lên ta nằm/ Trong rừng có trúc bóng râm/ Trong màu xanh mát ta ngâm thơ nhàn. (Bài ca Côn Sơn – Nguyễn Trãi)
Đoạn thơ được viết theo thể thơ:A. Lục bát
Đáp án chính xác
B. Song thất lục bát
C. Lục ngôn
D. Thất ngôn bát cú
Trả lời:
Chọn A
Phương pháp giải:
Căn cứ đặc điểm thể thơ lục bát
Giải chi tiết:
Thơ lục bát là là khổ thơ gồm một câu sáu và một câu 8 với mô hình: ở các tiếng vị trí 1,3,5,7 không bắt buộc theo luật bằng trắc. Tiếng thứ 2 thường là thanh bằng. Tiếng thứ tư thường là thanh trắc. Trong câu 8, nếu tiếng thứ 6 là thanh ngang (bổng) thì tiếng thứ 8 phải là thanh huyền (trầm) và ngược lại.====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- (1) Đề huề lưng túi gió trăng,
Sau chân theo một vài thằng con con.
(Nguyễn Du – Truyện Kiều)
(2) Buồn trông nội cỏ rầu rầu,
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.
(Nguyễn Du – Truyện Kiều)
Từ “chân” trong câu thơ nào được dùng với nghĩa chuyển? Và chuyển nghĩa theo phương thức nào?
Câu hỏi:
(1) Đề huề lưng túi gió trăng,
Sau chân theo một vài thằng con con.
(Nguyễn Du – Truyện Kiều)
(2) Buồn trông nội cỏ rầu rầu,
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.
(Nguyễn Du – Truyện Kiều)
Từ “chân” trong câu thơ nào được dùng với nghĩa chuyển? Và chuyển nghĩa theo phương thức nào?A. Câu (1) – chuyển nghĩa theo phương thức hoán dụ
B. Câu (2) – chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ
Đáp án chính xác
C. Câu (1) và (2) – cùng chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ
D. Câu (2) – chuyển nghĩa theo phương thức hoán dụ
Trả lời:
Chọn B
Phương pháp giải:
Căn cứ bài Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ
Giải chi tiết:
– Từ có thể có một nghĩa hay nhiều nghĩa. Từ nhiều nghĩa là kết quả của hiện tượng chuyển nghĩa.
– Nghĩa gốc là nghĩa xuất hiện từ đầu, làm cơ sở để hình thành các nghĩa khác. Nghĩa chuyển là nghĩa được hình thành trên cơ sở của nghĩa gốc.
– Từ “chân” trong câu (1) được dùng theo nghĩa gốc là cái chân, bộ phận dưới cùng của cơ thể người hay động vật, dùng để đi, đứng; được coi là biểu tượng hoặc hoạt động đi lại của con người
– Từ “chân” trong câu (2) được dùng theo phương thức chuyển nghĩa ẩn dụ. “chân” có nghĩa là phần dưới cùng của một số vật tiếp giáp, bám chặt vào mặt nền (ví dụ : chân núi, chân tường…)====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====