Câu hỏi:
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 112 đến 114
Vùng Đông Nam Bộ (ĐNB) gồm 6 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Bình phước, Tây Ninh, Bà Rịa – Vũng Tàu. Đông Nam Bộ có diện tích tự nhiên là 23.564 km2, chiếm 7,3 % diện tích cả nước, dân số toàn vùng là hơn 17 triệu người, nhưng lại dẫn đầu cả nước về GDP, giá trị sản lượng công nghiệp và giá trị hàng xuất khẩu.
Đông Nam Bộ là có nền kinh tế hàng hóa sớm phát triển, cơ cấu kinh tế công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ phát triển hơn so với các vùng khác trong cả nước. Vùng thu hút mạnh lực lượng lao động có chuyên môn cao, từ công nhân lành nghề tới kĩ sư, bác sĩ, các nhà khoa học, các nhà kinh doanh; có sự tích tụ lớn về vốn và kĩ thuật, cơ sở hạ tầng phát triển tốt đặc biệt là giao thông vận tải và thông tin liên lạc. Đây là địa bàn thu hút lớn nhất các nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước. Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố lớn nhất Đông Nam Bộ, đồng thời cũng là trung tâm công nghiệp, giao thông vận tải và dịch vụ lớn nhất cả nước.
Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu là vấn đề tiêu biểu trong sự phát triển của vùng. Với vị trí dẫn đầu trong cơ cấu công nghiệp cả nước, việc phát triển công nghiệp của Đông Nam Bộ đặt ra nhu cầu rất lớn về năng lượng và cần tránh làm tổn hại đến ngành du lịch còn nhiều tiềm năng. Đông Nam Bộ dẫn đầu cả nước về sự tăng trưởng nhanh và phát triển có hiệu quả các ngành dịch vụ, cơ sở hạ tầng ngày càng được hoàn thiện, các hoạt động dịch vụ ngày càng đa dạng. Thủy lợi có ý nghĩa hàng đầu trong phát triển nông nghiệp ở Đông Nam Bộ.
Vấn đề phát triển tổng hợp kinh tế biển đóng vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế của vùng. Đặc biệt đối với nguồn tài nguyên dầu khí, việc phát triển công nghiệp lọc hóa dầu và các ngành dịch vụ khai thác dầu khí sẽ thúc đẩy sự thay đổi mạnh mẽ về cơ cấu kinh tế và sự phân hóa lãnh thổ Đông Nam Bộ.
(Nguồn: Ttrang 176 – 181, bài 39, sách giáo khoa Địa lí 12 cơ bản)
Nhận định không đúng về đặc điểm kinh tế – xã hội vùng Đông Nam Bộ là
A. Dẫn đầu cả nước về GDP, giá trị sản lượng công nghiệp
B. Dẫn đầu cả nước về giá trị hàng xuất khẩu
C. Thu hút nhiều nhất các nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước
D. Có lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời nhất
Đáp án chính xác
Trả lời:
Chọn D
Phương pháp giải:
Đọc kĩ dữ liệu đề ra cho, chú ý đoạn thông tin thứ 1 và thứ 2
Giải chi tiết:
Nhận định chính xác về đặc điểm kinh tế – xã hội vùng Đông Nam Bộ là
– Dẫn đầu cả nước về GDP, giá trị sản lượng công nghiệp => loại A
– Dẫn đầu cả nước về giá trị hàng xuất khẩu => loại B
– Thu hút nhiều nhất các nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước => loại C
Vùng có lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời nhất nước ta là Đồng bằng sông Hồng, không phải Đông Nam Bộ => nhận định D không đúng
====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Cho hàm số \(y = {x^3} + 2m{x^2} + (m + 3)x + 4\left( {{C_m}} \right)\). Giá trị của tham số \(m\) để đường thẳng \((d):y = x + 4\) cắt \(\left( {{C_m}} \right)\) tại ba điểm phân biệt \(A(0;4),B,C\) sao cho tam giác \({\rm{KBC}}\) có diện tích bằng \(8\sqrt 2 \) với điểm \(K(1;3)\) là:
Câu hỏi:
Cho hàm số \(y = {x^3} + 2m{x^2} + (m + 3)x + 4\left( {{C_m}} \right)\). Giá trị của tham số \(m\) để đường thẳng \((d):y = x + 4\) cắt \(\left( {{C_m}} \right)\) tại ba điểm phân biệt \(A(0;4),B,C\) sao cho tam giác \({\rm{KBC}}\) có diện tích bằng \(8\sqrt 2 \) với điểm \(K(1;3)\) là:
A. \(m = \frac{{1 – \sqrt {137} }}{2}\)
Đáp án chính xác
B. \(m = \frac{{1 + \sqrt {137} }}{2}\)
C. \(m = \frac{{1 \pm \sqrt {137} }}{2}\)
D. \(m = \frac{{ \pm 1 + \sqrt {137} }}{2}\)
Trả lời:
a
====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Chọn từ đúng dưới đây để điền vào chỗ trống “Ruộng bốn bề không bằng…trong tay”
Câu hỏi:
Chọn từ đúng dưới đây để điền vào chỗ trống “Ruộng bốn bề không bằng…trong tay”
A. nghề
Đáp án chính xác
B. vàng
C. tiền
D. của
Trả lời:
Chọn A
Phương pháp giải:
Căn cứ bài Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất
Giải chi tiết:
Tục ngữ: “Ruộng bốn bề không bằng nghề trong tay”.====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Tiếng cười trong truyện Tam đại con gà thể hiện ý nghĩa nào dưới đây?
Câu hỏi:
Tiếng cười trong truyện Tam đại con gà thể hiện ý nghĩa nào dưới đây?
A. Tiếng cười khôi hài có ý nghĩa đả kích các tầng lớp trên của xã hội
B. Tiếng cười khôi hài có ý nghĩa giáo dục các tầng lớp trên của xã hội
C. Tiếng cười trào phúng phê phán trong nội bộ nông dân và có ý nghĩa giáo dục
D. Tiếng cười phê phán thầy đồ dốt trong xã hội cũ
Đáp án chính xác
Trả lời:
Chọn D
Phương pháp giải:
Căn cứ nội dung truyện Tam đại con gà
Giải chi tiết:
Tam đại con gà là tiếng cười phê phán thầy đồ dốt trong xã hội cũ.====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- “Trong ghềnh thông mọc như nêm/ Tìm nơi bóng mát ta lên ta nằm/ Trong rừng có trúc bóng râm/ Trong màu xanh mát ta ngâm thơ nhàn. (Bài ca Côn Sơn – Nguyễn Trãi)Đoạn thơ được viết theo thể thơ:
Câu hỏi:
“Trong ghềnh thông mọc như nêm/ Tìm nơi bóng mát ta lên ta nằm/ Trong rừng có trúc bóng râm/ Trong màu xanh mát ta ngâm thơ nhàn. (Bài ca Côn Sơn – Nguyễn Trãi)
Đoạn thơ được viết theo thể thơ:A. Lục bát
Đáp án chính xác
B. Song thất lục bát
C. Lục ngôn
D. Thất ngôn bát cú
Trả lời:
Chọn A
Phương pháp giải:
Căn cứ đặc điểm thể thơ lục bát
Giải chi tiết:
Thơ lục bát là là khổ thơ gồm một câu sáu và một câu 8 với mô hình: ở các tiếng vị trí 1,3,5,7 không bắt buộc theo luật bằng trắc. Tiếng thứ 2 thường là thanh bằng. Tiếng thứ tư thường là thanh trắc. Trong câu 8, nếu tiếng thứ 6 là thanh ngang (bổng) thì tiếng thứ 8 phải là thanh huyền (trầm) và ngược lại.====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- (1) Đề huề lưng túi gió trăng,
Sau chân theo một vài thằng con con.
(Nguyễn Du – Truyện Kiều)
(2) Buồn trông nội cỏ rầu rầu,
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.
(Nguyễn Du – Truyện Kiều)
Từ “chân” trong câu thơ nào được dùng với nghĩa chuyển? Và chuyển nghĩa theo phương thức nào?
Câu hỏi:
(1) Đề huề lưng túi gió trăng,
Sau chân theo một vài thằng con con.
(Nguyễn Du – Truyện Kiều)
(2) Buồn trông nội cỏ rầu rầu,
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.
(Nguyễn Du – Truyện Kiều)
Từ “chân” trong câu thơ nào được dùng với nghĩa chuyển? Và chuyển nghĩa theo phương thức nào?A. Câu (1) – chuyển nghĩa theo phương thức hoán dụ
B. Câu (2) – chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ
Đáp án chính xác
C. Câu (1) và (2) – cùng chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ
D. Câu (2) – chuyển nghĩa theo phương thức hoán dụ
Trả lời:
Chọn B
Phương pháp giải:
Căn cứ bài Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ
Giải chi tiết:
– Từ có thể có một nghĩa hay nhiều nghĩa. Từ nhiều nghĩa là kết quả của hiện tượng chuyển nghĩa.
– Nghĩa gốc là nghĩa xuất hiện từ đầu, làm cơ sở để hình thành các nghĩa khác. Nghĩa chuyển là nghĩa được hình thành trên cơ sở của nghĩa gốc.
– Từ “chân” trong câu (1) được dùng theo nghĩa gốc là cái chân, bộ phận dưới cùng của cơ thể người hay động vật, dùng để đi, đứng; được coi là biểu tượng hoặc hoạt động đi lại của con người
– Từ “chân” trong câu (2) được dùng theo phương thức chuyển nghĩa ẩn dụ. “chân” có nghĩa là phần dưới cùng của một số vật tiếp giáp, bám chặt vào mặt nền (ví dụ : chân núi, chân tường…)====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====