Câu hỏi:
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 109 đến 111
Tỷ lệ di cư nội địa, gồm di chuyển nội tỉnh và giữa các tỉnh, tại Việt Nam khá cao. Điều tra dân số năm 2009 cho thấy 8,5% dân số thuộc diện này, trong đó số di chuyển nội tỉnh và giữa các tỉnh gần như nhau. Số liệu gần đây từ cuộc điều tra “Tiếp cận nguồn lực hộ gia đình (VARHS)”, giai đoạn 2012-2014 tại 12 tỉnh cũng cho thấy xu hướng di cư mạnh.
Tính chung trong năm 2014, có 73% số người di cư di chuyển từ tỉnh này sang một tỉnh khác, 47% số người đến các trung tâm lớn như Hà Nội hoặc thành phố Hồ Chí Minh và 10% ra nước ngoài (tăng nhiều so với tỷ lệ 1% năm 2012). Nói chung, nếu tính dựa trên chi tiêu cho ăn uống và thu nhập thuần theo VARHS thì các hộ gia đình có người di cư, nhất là những hộ có người đi kiếm việc có kinh tế tốt hơn các hộ khác.
Theo VARHS, các hộ gia đình nhận tiền gửi về thường sử dụng vào tiêu dùng hàng ngày và thanh toán dịch vụ thiết yếu (45-55%) và tiết kiệm (11-15%); phần còn lại được sử dụng cho chi tiêu vào các dịp đặc biệt, y tế và giáo dục. Nhưng di cư dường như đã giúp các hộ gia đình ứng phó với các cú sốc, giúp ổn định mức chi tiêu bình quân đầu người, ít nhất là trong trường hợp đi tìm việc ở nơi khác. Các nghiên cứu trước đây về di cư chủ yếu quy nguyên nhân di cư từ nông thôn ra đô thị do chênh lệch thu nhập giữa các địa bàn (Harris và Todaro 1970) và các yếu tố như bất ổn định thu nhập và nghèo (Stark 1991).
(Nguồn: Ngân hàng thế giới, Báo cáo phát triển Việt Nam năm 2016)
Theo bài đọc, việc di cư tại nước ta đã mang lại ích lợi gì cho các hộ gia đình?
A. Khai phá vùng đất mới, mở rộng diện tích.
B. Giải quyết vấn đề việc làm, ổn định nơi ở.
C. Ổn định mức chi tiêu bình quân đầu người.
Đáp án chính xác
D. Thực hiện các chính sách khuyến nông
Trả lời:
Chọn C
Phương pháp giải:
Dựa vào dữ liệu đã cho ở trên – đọc kĩ đoạn thông tin thứ 3
Giải chi tiết:
Lợi ích của việc di cư đối với các hộ gia đình là: giúp các hộ gia đình ứng phó với các cú sốc, giúp ổn định mức chi tiêu bình quân đầu người, ít nhất là trong trường hợp đi tìm việc ở nơi khác.
====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Cho hàm số \(y = {x^3} + 2m{x^2} + (m + 3)x + 4\left( {{C_m}} \right)\). Giá trị của tham số \(m\) để đường thẳng \((d):y = x + 4\) cắt \(\left( {{C_m}} \right)\) tại ba điểm phân biệt \(A(0;4),B,C\) sao cho tam giác \({\rm{KBC}}\) có diện tích bằng \(8\sqrt 2 \) với điểm \(K(1;3)\) là:
Câu hỏi:
Cho hàm số \(y = {x^3} + 2m{x^2} + (m + 3)x + 4\left( {{C_m}} \right)\). Giá trị của tham số \(m\) để đường thẳng \((d):y = x + 4\) cắt \(\left( {{C_m}} \right)\) tại ba điểm phân biệt \(A(0;4),B,C\) sao cho tam giác \({\rm{KBC}}\) có diện tích bằng \(8\sqrt 2 \) với điểm \(K(1;3)\) là:
A. \(m = \frac{{1 – \sqrt {137} }}{2}\)
Đáp án chính xác
B. \(m = \frac{{1 + \sqrt {137} }}{2}\)
C. \(m = \frac{{1 \pm \sqrt {137} }}{2}\)
D. \(m = \frac{{ \pm 1 + \sqrt {137} }}{2}\)
Trả lời:
a
====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Chọn từ đúng dưới đây để điền vào chỗ trống “Ruộng bốn bề không bằng…trong tay”
Câu hỏi:
Chọn từ đúng dưới đây để điền vào chỗ trống “Ruộng bốn bề không bằng…trong tay”
A. nghề
Đáp án chính xác
B. vàng
C. tiền
D. của
Trả lời:
Chọn A
Phương pháp giải:
Căn cứ bài Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất
Giải chi tiết:
Tục ngữ: “Ruộng bốn bề không bằng nghề trong tay”.====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Tiếng cười trong truyện Tam đại con gà thể hiện ý nghĩa nào dưới đây?
Câu hỏi:
Tiếng cười trong truyện Tam đại con gà thể hiện ý nghĩa nào dưới đây?
A. Tiếng cười khôi hài có ý nghĩa đả kích các tầng lớp trên của xã hội
B. Tiếng cười khôi hài có ý nghĩa giáo dục các tầng lớp trên của xã hội
C. Tiếng cười trào phúng phê phán trong nội bộ nông dân và có ý nghĩa giáo dục
D. Tiếng cười phê phán thầy đồ dốt trong xã hội cũ
Đáp án chính xác
Trả lời:
Chọn D
Phương pháp giải:
Căn cứ nội dung truyện Tam đại con gà
Giải chi tiết:
Tam đại con gà là tiếng cười phê phán thầy đồ dốt trong xã hội cũ.====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- “Trong ghềnh thông mọc như nêm/ Tìm nơi bóng mát ta lên ta nằm/ Trong rừng có trúc bóng râm/ Trong màu xanh mát ta ngâm thơ nhàn. (Bài ca Côn Sơn – Nguyễn Trãi)Đoạn thơ được viết theo thể thơ:
Câu hỏi:
“Trong ghềnh thông mọc như nêm/ Tìm nơi bóng mát ta lên ta nằm/ Trong rừng có trúc bóng râm/ Trong màu xanh mát ta ngâm thơ nhàn. (Bài ca Côn Sơn – Nguyễn Trãi)
Đoạn thơ được viết theo thể thơ:A. Lục bát
Đáp án chính xác
B. Song thất lục bát
C. Lục ngôn
D. Thất ngôn bát cú
Trả lời:
Chọn A
Phương pháp giải:
Căn cứ đặc điểm thể thơ lục bát
Giải chi tiết:
Thơ lục bát là là khổ thơ gồm một câu sáu và một câu 8 với mô hình: ở các tiếng vị trí 1,3,5,7 không bắt buộc theo luật bằng trắc. Tiếng thứ 2 thường là thanh bằng. Tiếng thứ tư thường là thanh trắc. Trong câu 8, nếu tiếng thứ 6 là thanh ngang (bổng) thì tiếng thứ 8 phải là thanh huyền (trầm) và ngược lại.====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- (1) Đề huề lưng túi gió trăng,
Sau chân theo một vài thằng con con.
(Nguyễn Du – Truyện Kiều)
(2) Buồn trông nội cỏ rầu rầu,
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.
(Nguyễn Du – Truyện Kiều)
Từ “chân” trong câu thơ nào được dùng với nghĩa chuyển? Và chuyển nghĩa theo phương thức nào?
Câu hỏi:
(1) Đề huề lưng túi gió trăng,
Sau chân theo một vài thằng con con.
(Nguyễn Du – Truyện Kiều)
(2) Buồn trông nội cỏ rầu rầu,
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.
(Nguyễn Du – Truyện Kiều)
Từ “chân” trong câu thơ nào được dùng với nghĩa chuyển? Và chuyển nghĩa theo phương thức nào?A. Câu (1) – chuyển nghĩa theo phương thức hoán dụ
B. Câu (2) – chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ
Đáp án chính xác
C. Câu (1) và (2) – cùng chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ
D. Câu (2) – chuyển nghĩa theo phương thức hoán dụ
Trả lời:
Chọn B
Phương pháp giải:
Căn cứ bài Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ
Giải chi tiết:
– Từ có thể có một nghĩa hay nhiều nghĩa. Từ nhiều nghĩa là kết quả của hiện tượng chuyển nghĩa.
– Nghĩa gốc là nghĩa xuất hiện từ đầu, làm cơ sở để hình thành các nghĩa khác. Nghĩa chuyển là nghĩa được hình thành trên cơ sở của nghĩa gốc.
– Từ “chân” trong câu (1) được dùng theo nghĩa gốc là cái chân, bộ phận dưới cùng của cơ thể người hay động vật, dùng để đi, đứng; được coi là biểu tượng hoặc hoạt động đi lại của con người
– Từ “chân” trong câu (2) được dùng theo phương thức chuyển nghĩa ẩn dụ. “chân” có nghĩa là phần dưới cùng của một số vật tiếp giáp, bám chặt vào mặt nền (ví dụ : chân núi, chân tường…)====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====