Câu hỏi:
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi sau:NGÀY VIỆT NAM GIA NHẬP LIÊN HỢP QUỐCTrong phiên họp ngày 20 – 9 – 1977, vào lúc 18 giờ 30 phút, Chủ tịch khóa họp 32 của Đại hội đồng Liên hợp quốc, Thứ trưởng Ngoại giao Nam Tư Lada Môixốp trịnh trọng nói: “Tôi tuyên bố nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được công nhận là thành viên của Liên hợp quốc”.Cả phòng họp lớn của Đại hội đồng vỗ tay nhiệt liệt hoan nghênh Việt Nam, thành viên thứ 149 của Liên hợp quốc.Sáng ngày 21 – 9, tại trụ sở Liên hợp quốc đã trọng thể diễn ra lễ kéo cờ đỏ sao vàng của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.Trong buổi lễ kéo cờ Việt Nam tại trụ sở Liên hợp quốc, Tổng thư kí Cuốc Vanhai phát biểu: “Ngày 20 – 9 – 1977, ngày mà Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua Nghị quyết kết nạp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là ngày có ý nghĩa trọng đại không những đối với nhân Việt Nam mà còn đối với cả Liên hợp quốc. Sau cuộc chiến đấu lâu dài và gian khổ giành độc lập, tự do, nhân dân Việt Nam sẽ tham gia vào những cố gắng của Liên hợp quốc nhằm thiết lập hòa bình và công lí trên toàn thế giới”. Ông nhấn mạnh: “Liên hợp quốc sẽ làm hết sức mình để giúp Việt Nam về mọi mặt trong việc hàn gắn vết thương chiến tranh và xây dựng lại đất nước”.Trong lời phát biểu tại Đại hội đồng Liên hợp quốc, Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Duy Trinh nói: “Mấy chục năm qua, tuy chưa tham gia Liên hợp quốc, nước Việt Nam, bằng xương máu, đã góp phần xứng đáng vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam sẽ hợp tác chặt chẽ với các thành viên khác của Liên hợp quốc phấn đấu không mỏi mệt nhằm thực hiện các mục tiêu cao cả đó”.(Nguyễn Quốc Hùng, Liên hợp quốc,NXB Thông tin lí luận, H., 1992, tr. 54 – 57)Việt Nam từ khi gia nhập Liên hợp quốc đã có những đóng góp vào việc
A. xây dựng mối quan hệ hợp tác với Liên hợp quốc chặt chẽ trên nhiều lĩnh vực.
B. trở thành ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an nhiệm kì 2008 – 2009.
C. có tiếng nói ngày càng quan trọng trong tổ chức Liên hợp quốc.
D. tham gia chương trình an ninh lương thực, xóa đói giảm nghèo, quyền trẻ em, tham gia lực lượng giữ gìn hòa bình Liên hợp quốc.
Đáp án chính xác
Trả lời:
Trong các lĩnh vực công việc cụ thể của Liên hợp quốc, Việt Nam với tư cách là một trong 66 thành viên của Hội nghị giải trừ quân bị tại Giơnevơ đã tích cực tham gia vào các hoạt động của diễn đàn nhằm thực hiện mục tiêu giải trừ quân bị toàn diện và triệt để do Liên hợp quốc đề ra. Việt Nam nghiêm túc thực hiện các nghĩa vụ thành viên của các điều ước quốc tế về chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt, thực hiện đầy đủ các nghị quyết của Hội đồng bảo an về báo cáo các biện pháp thực hiện các điều ước này, mới đây đã phê chuẩn Hiệp ước Cấm thử hạt nhân toàn diện và ký Nghị định thư bổ sung cho Hiệp ước Bảo đảm Hạt nhân theo Hiệp ước Không phổ biến vũ khí hạt nhân.Chúng ta ủng hộ các cố gắng của các nước cùng Liên hợp quốc, tìm những giải pháp hòa bình cho các cuộc xung đột khu vực và đang hoàn tất quá trình chuẩn bị liên quan đến việc tham gia một cách có hiệu quả vào Hội đồng Giữ gìn hòa bình Liên hợp quốc, phù hợp với điều kiện và khả năng của Việt Nam. Chúng ta coi trọng việc tăng cường đối thoại với các nước, hợp tác quốc tế trong và ngoài Liên hợp quốc trên các vấn đề liên quan đến việc thúc đẩy quyền con người. Trong đó có báo cáo về việc thực hiện các điều ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam là thành viên và tham gia vào các cơ chế nhân quyền của Liên hợp quốc như ECOSOC, Ủy ban về các vấn đề xã hội của Đại hội đồng, Ủy hội nhân quyền và nay là Hội đồng nhân quyền Liên hợp quốc.Việt Nam được Liên hợp quốc đánh giá cao về việc hoàn thành trước thời hạn nhiều Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ, triển khai thành công đồng thời chia sẻ kinh nghiệm của mình trong việc thực hiện các chương trình hành động của các hội nghị Liên hợp quốc về phát triển xã hội, môi trường, an ninh lương thực, tài chính cho phát triển, nhà ở, nhân quyền, dân số và phát triển, phụ nữ, trẻ em, chống phân biệt chủng tộc, phòng chống HIV/AIDS,…=>Như vậy, Việt Nam từ khi tham gia Liên hợp quốc đã có những đóng góp vào việc thực hiện chống tham nhũng, tham gia chương trình an ninh lương thực, xóa đói giảm nghèo, quyền trẻ em, tham gia lực lượng giữ gìn hòa bình Liên hợp quốc.Đáp án cần chọn là: D
====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Theo quy định của Hội nghị Ianta (2-1945), quốc gia nào sẽ thực hiện nhiệm vụ chiếm đóng, giải giáp miền Tây Đức, Tây Béc-lin và các nước Tây Âu?
Câu hỏi:
Theo quy định của Hội nghị Ianta (2-1945), quốc gia nào sẽ thực hiện nhiệm vụ chiếm đóng, giải giáp miền Tây Đức, Tây Béc-lin và các nước Tây Âu?
A. Liên Xô
B. Mĩ
C. Mĩ, Anh
D. Mĩ, Anh, Pháp
Đáp án chính xác
Trả lời:
Theo nội dung của Hội nghị Ianta về phân chia phạm vi đóng quân và giải giáp quân đội phát xít của các cường quốc Đồng minh có quy định: quân đội Mĩ, Anh, Pháp chiếm đóng miền Tây Đức, Tây Béc-lin và các nước Tây Âu.Đáp án cần chọn là: D
====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Em có nhận xét gì về sự phân chia phạm vi ảnh hưởng ở khu vực châu Âu giữa các cường quốc sau Chiến tranh thế giới thứ hai
Câu hỏi:
Em có nhận xét gì về sự phân chia phạm vi ảnh hưởng ở khu vực châu Âu giữa các cường quốc sau Chiến tranh thế giới thứ hai
A. Sự phân chia diễn ra chủ yếu giữa Mĩ và Liên Xô
Đáp án chính xác
B. Sự phân chia diễn ra không đồng đều giữa các cường quốc
C. Nước Đức là trung tâm của sự phân chia giữa các cường quốc
D. Sự phân chia diễn ra ở toàn bộ châu Âu
Trả lời:
Theo quy định của Hội nghị Ianta (2-1945), vùng Đông Âu thuộc ảnh hưởng của Liên Xô; vùng Tây Âu thuộc phạm vi ảnh hưởng của Mĩ. Ở đây có sự khác biệt giữa thỏa thuận về việc đóng quân tại các nước nhằm giải giáp quân đội phát xít với phân chia phạm vi ảnh hưởng. Việc chiếm đóng có sự tham gia của 4 nước Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp. Phân chia phạm vi ảnh hưởng chỉ có sự tham gia của Liên Xô và Mĩ.Đáp án cần chọn là: A
====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Những quyết định của hội nghị Ianta (2-1945) có hạn chế gì?
Câu hỏi:
Những quyết định của hội nghị Ianta (2-1945) có hạn chế gì?
A. Quá bất công với các nước bại trận và dân tộc thuộc địa
B. Không giải quyết được mâu thuẫn giữa các nước tư bản
C. Do các nước tư bản hoàn toàn chi phối
D. Tạo điều kiện để các nước phương Tây khôi phục lại quyền thống trị ở các thuộc địa cũ
Đáp án chính xác
Trả lời:
Các vùng còn lại của châu Á (Đông Nam Á, Nam Á, Tây Á) vẫn thuộc phạm vi ảnh hưởng của các nước phương Tây”-quyết định này là tín hiệu của hội nghị cho phép các nước phương Tây quay trở lại tái chiếm, khôi phục quyền thống trị của mình ở các thuộc địa cũ =>Gây bất lợi cho phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Ví dụ như ở Đông Nam Á, Hội nghị Ianta quy định các nước này vẫn thuộc phạm vi ảnh hưởng của các nước phương Tây cho nên sau khi chiến tranh kết thúc, các nước phương Tây đã xâm lược trở lại các thuộc địa cũ của mình. Có thể liên hệ với chính sách đối ngoại của các nước Tây Âu ở giai đoạn 1945 – 1950 (Pháp quay trở lại Việt Nam, Anh quay lại Mã Lai, … )Đáp án cần chọn là: D
====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Việc triệu tập hội nghị Ianta và một trật tự thế giới mới được thiết lập sau Chiến tranh thế giới thứ hai phản ánh điều gì trong quan hệ quốc tế?
Câu hỏi:
Việc triệu tập hội nghị Ianta và một trật tự thế giới mới được thiết lập sau Chiến tranh thế giới thứ hai phản ánh điều gì trong quan hệ quốc tế?
A. Sự thay đổi so sánh tương quan lực lượng giữa các cường quốc sau chiến tranh
Đáp án chính xác
B. Nhu cầu thiết lập một nền hòa bình bền vững sau chiến tranh
C. Tham vọng chi phối thế giới của các cường quốc
D. Thái độ coi thường của các nước lớn đối với các dân tộc nhược tiểu
Trả lời:
Quan hệ quốc tế là mối quan hệ giữa các quốc gia trong phạm vi thế giới và trong 4 đáp án trên chỉ có đáp án A đáp ứng được yêu cầu. Sự thay đổi tương quan lực lượng giữa các cường quốc sau chiến tranh thế giới thứ hai phản ảnh khoảng cách phát triển giữa các nước ngày càng lớn. Nếu như ở hội nghị Véc-xai (1919) có 27 nước tham dự và 5 nước giữ vai trò chủ chốt; thì ở hội nghị Ianta (1945) chỉ có 3 nước tham dự và 2 nước giữ vai trò chủ chốt.Đáp án cần chọn là: A
====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Những quyết định của hội nghị Ianta (2-1945) đã có tác động tích cực gì đối với phong trào giải phóng dân tộc của Việt Nam trong năm 1945?
Câu hỏi:
Những quyết định của hội nghị Ianta (2-1945) đã có tác động tích cực gì đối với phong trào giải phóng dân tộc của Việt Nam trong năm 1945?
A. Việt Nam không phải chịu sự tác động của cuộc đối đầu Xô- Mĩ
B. Tiêu diệt phát xít Nhật, tạo thời cơ để nhân dân Việt Nam nổi dậy khởi nghĩa.
Đáp án chính xác
C. Việt Nam nhận được sự ủng hộ từ tổ chức Liên Hợp Quốc
D. Việt Nam không bị thực dân Pháp quay trở lại xâm lược
Trả lời:
Việc Hội nghị Ianta chủ trương nhanh chóng tiêu diệt phát xít Nhật. Nhật đầu hàng Đồng minh cũng là mốc đánh dấu Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc – kẻ thù của nhân dân Việt Nam đã gục ngã =>Tạo thời cơ “ngàn năm có một” để nhân dân Việt Nam tiến hành Cách mạng tháng Tám thắng lợi. Còn lại việc Pháp quay trở lại xâm lược Việt Nam, sau đó là sự can thiệp của Mĩ đều bắt nguồn từ hạn chế của hội nghị Ianta. Liên Hợp Quốc thời kì này vẫn chưa thực sự phát huy được vai trò của mình.Đáp án cần chọn là: B
====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====