Câu hỏi:
Chia hỗn hợp X gồm Fe, Fe3O4, Fe(OH)3 và FeCO3 thành hai phần bằng nhau. Hòa tan hết phần 1 trong dung dịch HCl dư, thu được 0,1 mol hỗn hợp 2 khí có tỉ khối so với He bằng 4,7 và dung dịch Y. Cho phần 2 tác dụng với lượng dư dung dịch H2SO4 đặc nóng, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Z và 0,2075 mol hỗn hợp khí T gồm CO2 và SO2 (sản phẩm khử duy nhất của S+6).Khối lượng FeCl2 trong dung dịch Y là
A. 25,307 gam.
B.27,305 gam.
Đáp án chính xác
C. 23,705 gam.
D. 25,075 gam.
Trả lời:
Trả lời:*Phần 1: Hòa tan 1 phần hỗn hợp vào HCl dưĐặt nH2 = a và nCO2 = b (mol)+ n khí = a + b = 0,1 (1)+ m khí = n khí.M khí =>2a + 44b = 0,1.4,7.4 (2)Giải hệ thu được a = 0,06 và b = 0,04Fe + 2HCl → FeCl2 + H2Fe3O4 + 8HCl → FeCl2 + 2FeCl3 + 4H2OFe(OH)3 + 3HCl → FeCl3 + 3H2OFeCO3 + 2HCl → FeCl2 + CO2 + H2O=>nFe = nH2 = 0,06 mol; nFeCO3 = nCO2 = 0,04 mol*Phần 2: Hòa tan 1 phần vào dung dịch H2SO4 đặc dưnSO2 = n khí – nCO2 = 0,2075 – 0,04 = 0,1675 molQuá trình cho và nhận e:Fe0 → Fe+3 + 3e S+6 + 2e → S+43Fe+8/3 → 3Fe+3 + 1eFe+2 → Fe+3 + 1eÁp dụng định luật bảo toàn electron:3nFe + nFe3O4 + nFeCO3 = 2nSO2 =>3.0,06 + nFe3O4 + 0,04 = 2.0,1675=>nFe3O4 = 0,115 molNhư vậy, dựa theo các PTHH ở phần 1 ta có:nFeCl2 = nFe + nFe3O4 + nFeCO3 = 0,06 + 0,115 + 0,04 = 0,215 mol=>mFeCl2 = 0,215.127 = 27,305 gamĐáp án cần chọn là: B
====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Để pha loãng dung dịch H2SO4 đặc, người ta dùng cách nào sau đây ?
Câu hỏi:
Để pha loãng dung dịch H2SO4 đặc, người ta dùng cách nào sau đây ?
A. Đổ nhanh dung dịch H2SO4 đặc vào nước.
B. Rót từ từ nước vào dung dịch H2SO4 đặc.
C. Rót từ từ dung dịch H2SO4 đặc vào nước, khuấy đều.
Đáp án chính xác
D. Cả 3 đáp án đều đúng.
Trả lời:
Trả lời:Để pha loãng dung dịch H2SO4 đặc, người ta rót từ từ dung dịch H2SO4 đặc vào nước, khuấy đều.Đáp án cần chọn là: C
====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Dãy kim loại phản ứng được với dung dịch H2SO4 loãng là
Câu hỏi:
Dãy kim loại phản ứng được với dung dịch H2SO4 loãng là
A. Cu, Zn, Na.
B.K, Mg, Fe, Zn.
Đáp án chính xác
C. Ag, Ba, Fe, Sn.
D. Au, Pt, Al.
Trả lời:
Trả lời:Dãy kim loại phản ứng được với dung dịch H2SO4 loãng là K, Mg, Fe, Zn.Loại A vì Cu không phản ứngLoại C vì Ag không phản ứngLoại D vì Au và Pt không phản ứngĐáp án cần chọn là: B
====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Kim loại nào sau đây không tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng?
Câu hỏi:
Kim loại nào sau đây không tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng?
A. Mg
B. Al
C.Fe
D. Cu
Đáp án chính xác
Trả lời:
Trả lời:Dung dịch H2SO4 loãng tác dụng được với kim loại hoạt động (đứng trước H trong dãy điện hóa).Mg, Al, Fe đứng trước H trong dãy điện hóa → A, B, C saiCu đứng sau H trong dãy điện hóa → D đúngĐáp án cần chọn là: D
====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Dung dịch H2SO4 loãng phản ứng được với tất cả các chất trong dãy nào sau đây ?
Câu hỏi:
Dung dịch H2SO4 loãng phản ứng được với tất cả các chất trong dãy nào sau đây ?
A. Al2O3, Ba(OH)2, Ag.
B. CuO, NaCl, CuS.
C. FeCl3, MgO, Cu.
D. BaCl2, Na2CO3, FeS.
Đáp án chính xác
Trả lời:
Trả lời:Dung dịch H2SO4 loãng phản ứng được với BaCl2, Na2CO3, FeS.BaCl2 + Na2CO3 → BaCO3 + 2NaClNa2CO3 + H2SO4 → Na2SO4 + H2O + CO2FeS + H2SO4 → FeSO4 + H2SLoại A vì Ag không phản ứngLoại B vì NaCl không phản ứngLoại C vì Cu không phản ứngĐáp án cần chọn là: D
====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Chỉ dùng dung dịch H2SO4 có thể phân biệt được cặp kim loại nào sau đây?
Câu hỏi:
Chỉ dùng dung dịch H2SO4 có thể phân biệt được cặp kim loại nào sau đây?
A. Fe, Cu.
Đáp án chính xác
B. Fe, Mg.
C.Mg, Al.
D. Al, Fe.
Trả lời:
Trả lời: FeCuH2SO4Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2 ↑→ Kim loại tan dần và sủi bọt khí không màuKhông có hiện tượng gìĐáp án cần chọn là: A
====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====