-
Câu 1:
Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á diễn ra sôi nổi ở đâu?
-
A.
Inđônêxia, Việt Nam. -
B.
Việt Nam. -
C.
Các nước trên bán đảo Đông Dương. -
D.
Hầu hết các nước Đông Nam Á.
-
-
Câu 2:
Tổ chức tiền thân của An Nam Cộng sản đảng là
-
A.
Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. -
B.
Tân Việt Cách mạng đảng. -
C.
Việt Nam Quốc dân đảng. -
D.
Tâm tâm xã.
-
-
Câu 3:
Sau khi khôi phục được độc lập, một số quốc gia ở khu vực Mĩ La tinh trở thành nước công nghiệp mới là
-
A.
Pêru, Chilê, Mêhicô. -
B.
Mêhicô, Braxin, Chilê. -
C.
Mêhicô, Braxin, Áchentina. -
D.
Braxin, Venexuela, Áchentina.
-
-
Câu 4:
Quân Pháp cùng với quân của nước tư bản nào tấn công Đà Nẵng vào năm 1858, mở đầu cuộc xâm lược Việt Nam?
-
A.
Anh. -
B.
Hà Lan. -
C.
Tây Ban Nha. -
D.
Bồ Đào Nha.
-
-
Câu 5:
Giai đoạn sau của phong trào Cần Vương (1888 – 1896) đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của
-
A.
tầng lớp văn thân, sĩ phu yêu nước. -
B.
triều đình nhà Nguyễn. -
C.
các thủ lĩnh nông dân. -
D.
vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết.
-
-
Câu 6:
Địa bàn hoạt động chủ yếu của tổ chức Đông Dương Cộng sản đảng là
-
A.
Nam Kì -
B.
Trung Kì. -
C.
Bắc Kì. -
D.
Trung Quốc.
-
-
Câu 7:
Khu giải phóng Việt Bắc được thành lập theo chỉ thị của Hồ Chi Minh (3 – 1945), bao gồm các tỉnh nào?
-
A.
Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Hà Giang, Thái Nguyên, Tuyên Quang. -
B.
Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Bắc Giang, Thái Nguyên, Yên Bái. -
C.
Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang và Hải Dương. -
D.
Lạng Sơn, Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Thái Bình, Hải Dương.
-
-
Câu 8:
Nội dung Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương quy định: ở Việt Nam, quân đội nhân dân Việt Nam và quân đội viễn chinh Pháp tập kết ở hai miền Nam – Bắc, lấy vĩ tuyến 17 làm
-
A.
ranh giới phân chia vĩnh viễn hai miền Nam – Bắc Việt Nam. -
B.
ranh giới phân chia hai miền Nam – Bắc Việt Nam. -
C.
giới tuyến quân sự tạm thời. -
D.
ranh giới hai quốc gia riêng biệt.
-
-
Câu 9:
Xuân 1968, Đảng ta chủ trương mở cuộc Tổng tiến công và nổi dậy trên toàn miền Nam là xuất phát từ nhận định
-
A.
so sánh lực lượng đã thay đổi có lợi cho ta và mâu thuẫn ở Mĩ trong năm bầu cử tổng thống (1968). -
B.
sự ủng hộ to lớn của các nước XHCN đối với cuộc kháng chiến chống Mĩ của nhân dân ta. -
C.
mâu thuẫn giữa Mĩ và chính quyền, quân đội Sài Gòn đang ngày càng gay gắt. -
D.
sự thất bại nặng nề của quân đội Mĩ và quân đội Sài Gòn trong hai mùa khô (1965 – 1966 và 1966 – 1967).
-
-
Câu 10:
Khó khăn, yếu kém trong công cuộc đổi mới ở nước ta những năm 1986 – 1990 biểu hiện
-
A.
năm 1988, nước ta vẫn còn phải nhập khẩu 45 vạn tấn gạo. -
B.
hàng tiêu dùng tuy dồi dào, đa dạng nhưng việc lưu thông còn gặp những khó khăn. -
C.
chưa có nhiều mặt hàng xuất khẩu đạt giá trị cao. -
D.
nền kinh tế còn mất cân đối, lạm phát cao, hiệu quả kinh tế thấp.
-
-
Câu 11:
Đỉnh cao của chính sách thỏa hiệp của các nước Anh, Pháp đối với phát xít Đức là
-
A.
Hiệp định đình chiến ngày 22 – 6 – 1940 Pháp kí với Đức. -
B.
yêu cầu Chính phủ Tiệp Khắc nhượng bộ Đức. -
C.
kí Hiệp ước Muyních với Đức: trao trả vùng Xuyđét của Tiệp Khắc cho Đức để đổi lấy việc Hítle chấm dứt mọi cuộc thôn tính châu Âu. -
D.
thành lập Mặt trận Thống nhất của các nước đế quốc chống Liên Xô.
-
-
Câu 12:
Hội nghị Ianta (2 – 1945) quyết định ra sao về việc tham chiến chống quân phiệt Nhật Bản?
-
A.
Cần tiêu diệt quân phiệt Nhật Bản trước khi đánh bại phát xít Đức. -
B.
Liên Xô sẽ không tham chiến chống Nhật Bản sau khi đánh bại phát xít Đức. -
C.
Cả Liên Xô, Anh, Mĩ cùng tham chiến tiêu diệt quân phiệt Nhật Bản sau khi đánh bại phát xít Đức. -
D.
Liên Xô sẽ tham chiến chống Nhật Bản sau khi tiêu diệt phát xít Đức.
-
-
Câu 13:
Các nhà nước dân chủ nhân dân ở Đông Âu ra đời trong thời gian và hoàn cảnh nào?
-
A.
Trước khi Chiến tranh thế giới thứ hai xảy ra. -
B.
Trong những năm 1944 – 1945, trong khi Hồng quân Liên Xô tiến công truy kích quân đội phát xít. -
C.
Sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc. -
D.
Trong những năm 1944 – 1945, có sự kết hợp của liên quân Mĩ – Anh truy kích quân đội phát xít.
-
-
Câu 14:
Hãy sắp xếp các dữ kiện về cuộc đấu tranh giành độc lập ở châu Phi từ sau năm 1945 theo trình tự thời gian:
1. Chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi chính thức bị xóa bỏ;
2. Ai Cập và Libi giành được độc lập;
3. Chủ nghĩa thực dân kiểu cũ cùng hệ thống thuộc địa ở châu Phi cơ bản bị sụp đổ;
4. 17 nước châu Phi được trao trả độc lập.
-
A.
2, 4, 3, 1. -
B.
1, 3, 4, 2. -
C.
1, 4, 2, 3. -
D.
4, 1, 3, 2.
-
-
Câu 15:
Học thuyết đánh dấu sự bắt đầu chú trọng phát triển quan hệ với châu Á của Nhật Bản là
-
A.
học thuyết Phucưđa (1977). -
B.
học thuyết Kaiphu (1991). -
C.
học thuyết Miyadaoa (1993). -
D.
học thuyết Hasimoto (1997).
-
-
Câu 16:
Để khắc phục khó khăn, đưa cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp phát triển lên một bước mới, tháng 6 – 1950, Đảng và Chính phủ đã có quyết định quan trọng nào?
-
A.
Mở chiến dịch Biên giới thu – đông năm 1950. -
B.
Đặt quan hệ ngoại giao và đề nghị Liên Xô giúp đỡ. -
C.
Đặt quan hệ ngoại giao và nhờ sự giúp đỡ của Trung Quốc. -
D.
Đàm phán với Chính phủ Pháp về việc kết thúc chiến tranh.
-
-
Câu 17:
Sự kiện nào mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược nước ta lần thứ hai của thực đân Pháp?
-
A.
Xả súng vào đám đông ngày 2 – 9 – 1945 khi nhân dân Sài Gòn – Chợ Lớn tổ chức mít tinh mừng ngày độc lập. -
B.
Đánh úp trụ sở Ủy ban nhân dân Nam Bộ và Cơ quan tự vệ thành phố Sài Gòn ngày 23 – 9 – 1945. -
C.
Quấy nhiễu nhân ngày Tổng tuyển cử bầu Quốc hội 6 – 1 – 1946. -
D.
Câu kết với thực dân Anh ngay khi đặt chân xâm lược nước ta.
-
-
Câu 18:
Lực lượng chủ yếu tham gia chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” của Mĩ là
-
A.
quân Mĩ. -
B.
quân đội Sài Gòn. -
C.
quân Mĩ và quân đồng minh của Mĩ. -
D.
quân Mĩ, quân đội Sài Gòn.
-
-
Câu 19:
Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên được thành lập nhằm mục đích gì?
-
A.
Tổ chức quần chúng đoàn kết, đấu tranh để chống đế quốc và tay sai. -
B.
Lãnh đạo quần chúng đoàn kết, đấu tranh để chống đế quốc và tay sai. -
C.
Tổ chức và lãnh đạo quần chúng đoàn kết, đấu tranh để chống đế quốc, tay sai. -
D.
Tập hợp thanh niên yêu nước Việt Nam ở Trung Quốc.
-
-
Câu 20:
Mở đầu cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 là sự kiện
-
A.
Ngày 13 – 8 – 1945, Trung ương Đảng chính thức phát lệnh Tổng khởi nghĩa. -
B.
Ngày 15 – 8 – 1945, Hội nghị toàn quốc của Đảng phát động tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước. -
C.
Ngày 16 – 8 – 1945, một đơn vị Giải phóng quân do Võ Nguyên Giáp dẫn đầu, xuất phát từ Tân trào tiến về giải phóng thị xã Thái Nguyên. -
D.
Ngày 17 – 8 – 1945, Đại hội Quốc dân, thông qua 10 chính sách của Mặt trận Việt Minh.
-
-
Câu 21:
Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong Cách mạng tháng Tám năm 1945 diễn ra nhanh chóng, trong vòng
-
A.
12 ngày -
B.
13 ngày. -
C.
14 ngày. -
D.
15 ngày.
-
-
Câu 22:
Mục tiêu của chiến dịch Điện Biên Phủ được Bộ Chính trị trung ương Đảng xác định là gì?
-
A.
Tiêu diệt lực lượng địch ở đây, giải phóng vùng Tây Bắc, tạo điều kiện giải phóng Bắc Lào. -
B.
Đánh sập trung tâm điểm của kế hoạch Nava, buộc quân địch phải đầu hàng. -
C.
Là trận quyết chiến chiến lược, đánh bại hoàn toàn thực đân Pháp. -
D.
Giải phóng vùng Tây Bắc, tạo điều kiện giải phóng các vùng khác trên cả nước.
-
-
Câu 23:
Thắng lợi nào của quân dân ta buộc thực dân Pháp phải chuyển từ chiến lược “đánh nhanh thắng nhanh” sang “đánh lâu dài”?
-
A.
Chiến thắng Việt Bắc thu – đông năm 1947. -
B.
Chiến thắng Biên giới thu – đông năm 1950. -
C.
Chiến thắng Hòa Bình năm 1952. -
D.
Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954.
-
-
Câu 24:
Công cuộc cải cách ruộng đất ở miền Bắc (1954 – 1957) đã được thực hiện triệt để theo khẩu hiệu nào?
-
A.
“Tấc đất tấc vàng”. -
B.
“Tăng gia sản xuất nhanh, tăng gia sản xuất nữa”. -
C.
“Người cày có ruộng”. -
D.
“Độc lập đân tộc” và “Ruộng đất cho dân cày”
-
-
Câu 25:
Những chiến thắng làm phá sản hoàn toàn chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ ở miền Nam Việt Nam trong những năm 1961 – 1965 là
-
A.
Ấp Bắc, Tua Hai, Bình Giã, Đồng Xoài. -
B.
Ấp Bắc, Bình Giã, An Lão, Ba Gia, Đồng Xoài. -
C.
An Lão, Ba Gia, Đồng Xoài. -
D.
Bình Giã, Ba Gia, Núi Thành, Vạn Tường.
-
-
Câu 26:
Nét mới trong phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là
-
A.
có sự liên minh giữa giai cấp vô sản và giai cấp nông dân. -
B.
có sự liên minh giữa tư sản và vô sản. -
C.
sự lớn mạnh của giai cấp tư sản dân tộc. -
D.
giai cấp tư sản liên minh với phong kiến
-
-
Câu 27:
Nét nổi bật trong chính sách đối ngoại của Ấn Độ từ sau khi giành độc lập đến nay là gì?
-
A.
Trung lập, không can thiệp vào các sự việc bên ngoài. -
B.
Hòa bình, trung lập tích cực, ủng hộ phong trào đấu tranh giành độc lập của các dân tộc. -
C.
Quan hệ chặt chẽ với Mĩ và các nước lớn, các nước đối tác. -
D.
Ủng hộ các nước XHCN và phong trào đấu tranh giành độc lập của các dân tộc.
-
-
Câu 28:
Điểm khác của tình hình nước Mĩ so với các nước Đồng minh sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì?
-
A.
Sở hữu vũ khí nguyên tử và nhiều loại vũ khí hiện đại khác. -
B.
Chú trọng đầu tư phát triển khoa học – kĩ thuật. -
C.
Không bị tàn phá về cơ sở vật chất và thiệt hại về dân thường. -
D.
Thành lập liên minh quân sự (NATO).
-
-
Câu 29:
Mục đích cao nhất khi thành lập Liên hợp quốc là gì?
-
A.
Duy trì hòa bình và an ninh thế giới. -
B.
Phát triển các mối quan hệ hữu nghị giữa các nước thành viên. -
C.
Hợp tác quốc tế. -
D.
Thống nhất hành động giữa các cường quốc.
-
-
Câu 30:
Trong phong trào cách mạng 1939 – 1945, tình thế cách mạng đã đến với nước ta từ khi
-
A.
Mặt trận Việt Minh thành lập. -
B.
Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân được thành lập. -
C.
Nhật đảo chính Pháp. -
D.
phát xít Đức đầu hàng quân Đồng minh vô điều kiện.
-
-
Câu 31:
Trong quá trình hoạt động cứu nước ở Pháp, vì sao Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành Quốc tế thứ ba?
-
A.
Quốc tế này bênh vực cho quyền lợi các dân tộc thuộc địa. -
B.
Quốc tế này giúp nhân dân ta đấu tranh chống Pháp. -
C.
Quốc tế này đề ra đường lối cho cách mạng Việt Nam. -
D.
Quốc tế này chủ trương thành lập Mặt trận giải phóng dân tộc Việt Nam.
-
-
Câu 32:
Hạn chế của Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về việc lập lại hòa bình ở Việt Nam là gì?
-
A.
Mới giải phóng được một nửa đất nước, từ vĩ tuyến 17 trở ra Bắc. -
B.
Mĩ thay chân Pháp đưa quân vào miền Nam Việt Nam. -
C.
Mĩ thành công trong âm mưu kéo dài, mở rộng, quốc tế hóa chiến tranh xâm lược Đông Dương. -
D.
Các cường quốc chưa ghi nhận đầy đủ các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam.
-
-
Câu 33:
Nhân tố quyết định nhất đối với thắng lợi của quân dân ta trong chiến dịch Biên giới thu – đông năm 1950 là
-
A.
vai trò lãnh đạo của Đảng, Chính phủ đối với cuộc kháng chiến. -
B.
hệ thống chính quyền dân chủ nhân dân được củng cố vững chắc. -
C.
hậu phương được củng cố, lớn mạnh về mọi mặt. -
D.
sự giúp đỡ của Trung Quốc, Liên Xô.
-
-
Câu 34:
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng Lao động Việt Nam (9 – 1960) đã quyết định và thông qua nhiều vấn đề quan trọng, ngoại trừ
-
A.
đề ra nhiệm vụ chiến lược của cách mạng cả nước. -
B.
quyết định thành lập trung ương Cục miền Nam. -
C.
thông qua Báo cáo chính trị, Báo cáo sửa đổi Điều lệ Đảng. -
D.
bầu Ban Chấp hành Trung ương mới và bầu Bộ Chính trị.
-
-
Câu 35:
Kết quả lớn nhất của kì họp thứ nhất Quốc hội khóa VI (tháng 6, 7 – 1976) nước Việt Nam thống nhất là
-
A.
hoàn thành việc thống nhất đất nước về mặt lãnh thổ. -
B.
hoàn thành việc thống nhất đất nước về mặt nhà nước. -
C.
hoàn thành việc bầu ra các cơ quan của Quốc hội. -
D.
hoàn thành việc bầu ra Ban dự thảo Hiến pháp.
-
-
Câu 36:
Hậu quả của Chiến tranh lạnh đối với thế giới đã tác động trực tiếp đến lịch sử Việt Nam là
-
A.
mối quan hệ đồng minh chống phát xít bị phá vỡ, thay vào đó là tình trạng đối đầu căng thẳng giữa hai cường quốc Liên Xô – Mĩ. -
B.
đặt thế giới luôn trong tình trạng căng thẳng kéo dài gần nửa thế kỉ. -
C.
các nước phải chi phí nhiều tiền của và sức người để chạy đua vũ trang. -
D.
chiến tranh cục bộ đã xảy ra ở một số nơi trên thế giới.
-
-
Câu 37:
Đặc điểm nổi bật của phong trào dân tộc, dân chủ Việt Nam trong những năm 1919 – 1930 là gì?
-
A.
Diễn ra cuộc đấu tranh giành quyền lãnh đạo cách mạng giữa khuynh hướng cách mạng vô sản và dân chủ tư sản. -
B.
Phong trào công nhân phát triển từ tự phát sáng tự giác. -
C.
Khuynh hướng cách mạng dân chủ tư sản phát triển mạnh mẽ. -
D.
Sự chuyển biến về tư tưởng của giai cấp tiểu tư sản trước tác động của chủ nghĩa Mác – Lênin.
-
-
Câu 38:
Ý nghĩa quan trọng nhất của Cách mạng tháng Tám năm 1945 đối với dân tộc Việt Nam là gì?
-
A.
Lật đổ chế độ phong kiến. -
B.
Giành lại độc lập tự do cho dân tộc Việt Nam. -
C.
Chấm dứt ách thống trị của thực dân Pháp và phát xít Nhật. -
D.
Đưa nhân dân lao động từ thân phận nô lệ trở thành người làm chủ.
-
-
Câu 39:
Nhược điểm của kế hoạch Nava mà Pháp – Mĩ đề ra ở Đông Dương (1953) là gì?
-
A.
Là kế hoạch quân sự toàn diện với quy mô lớn, đặt ra những khó khăn mới cho cuộc kháng chiến của nhân dân ta. -
B.
Thể hiện sự câu kết, lệ thuộc chặt chẽ của Pháp vào Mĩ. -
C.
Mâu thuẫn giữa tập trung – phân tán binh lực, giữa thế và lực của quân Pháp với mục tiêu chiến lược đặt ra. -
D.
Nhằm giành thắng lợi quyết định để kết thúc chiến tranh trong danh dự.
-
-
Câu 40:
Thắng lợi quân sự của quân và dân ta đã tác động trực tiếp đến việc kí kết Hiệp định Pari về Việt Nam là
-
A.
cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân (1968). -
B.
cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân (1968); miền Bắc đánh bại cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của Mĩ (1968). -
C.
cuộc Tiến công chiến lược năm 1972; chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” (12 – 1972). -
D.
cuộc Tổng tiến công và nổi dậy giải phóng miền Nam (1975).
-