-
Câu 1:
Đầu 1945, Hội nghị cấp cao 3 cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh họp tại
-
A.
Liên Xô -
B.
Pháp -
C.
Anh -
D.
Mĩ
-
-
Câu 2:
Yếu tố nào dưới đây quyết định sự thành công của Liên Xô trong việc thực hiện kế hoạch 5 năm ( 1946-1950)
-
A.
Nhân dân Liên Xô có tinh thần tự lực, tự cường. -
B.
Liên Xô thắng trận trong chiến tranh thế giới thứ hai. -
C.
Liên Xô có lãnh thổ rộng lớn, tài nguyên phong phú. -
D.
Liên Xô hợp tác hiệu quả với các nước Đông Âu .
-
-
Câu 3:
Sau chiến tranh thế giới tổ chức nào lãnh đạo nhân dân Ấn Độ đấu tranh giành độc lập?
-
A.
Đảng Dân tộc. -
B.
Đảng Quốc Đại. -
C.
Đảng Dân chủ. -
D.
Đảng Quốc dân.
-
-
Câu 4:
Với sự kiện 17 nước châu Phi được trao trả độc lập , lịch sử ghi nhận năm 1960 là
-
A.
Năm châu Phi thức tỉnh. -
B.
Năm châu Phi nổi dậy. -
C.
Năm châu Phi. -
D.
Năm châu Phi giải phóng.
-
-
Câu 5:
Tình hình kinh tế Mĩ trong thời gian 20 năm sau chiến tranh thế giới thứ hai như thế nào?
-
A.
Kinh tế Mĩ bị khủng hoảng, suy thoái. -
B.
Mĩ trở thành trung tâm kinh tế, tài chính lớn nhất thế giới. -
C.
Kinh tế Mĩ bị Nhật Bản cạnh tranh quyết liệt. -
D.
Kinh tế Mĩ bước đầu phát triển.
-
-
Câu 6:
Nền tảng cho quan hệ Mĩ- Nhật là
-
A.
Mĩ xây dựng căn cứ quân sự trên đất Nhật Bản. -
B.
Viện trợ của Mĩ cho Nhật Bản. -
C.
Hiệp ước hòa bình Xan Phranxixcô -
D.
Hiệp ước an ninh Mĩ- Nhật.
-
-
Câu 7:
Sự kiện đánh dấu sự xác lập cục diện hai cực hai phe là
-
A.
sự ra đời của NATO và Tổ chức hiệp ước Vácsava -
B.
sự ra đời của khối NATO. -
C.
sự ra đời của Tổ chức Hiệp ước Vacsava. -
D.
sự ra đời của kế hoạch Macsan.
-
-
Câu 8:
Đặc điểm lớn nhất của của cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật sau chiến tranh thế giới thứ ha là
-
A.
kĩ thuật trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. -
B.
khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. -
C.
sự bùng nổ của các lĩnh vực koa học – công nghệ. -
D.
mọi phát minh kĩ thuật đều bắt nguồn từ sản xuất.
-
-
Câu 9:
Trong phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ 1919 đến 1925, một số tư sản và địa chủ lớn ở Nam Kì đã thành lập tổ chức chính trị nào dưới đây?
-
A.
Đảng lập hiến. -
B.
Hội Phục Việt. -
C.
Đảng Thanh niên. -
D.
Việt Nam nghĩa đoàn.
-
-
Câu 10:
Sự kiện nào đánh dấu công nhân Việt Nam bước đầu đi vào đấu tranh tự giác?
-
A.
Tháng 8-1925, công nhân Ba son đấu tranh. -
B.
Tháng 2- 1930, Đảng cộng sản Việt Nam ra đời. -
C.
Năm 1920 công nhân Sài Gòn- Chợ Lớn thành lập Công Hội. -
D.
Năm 1922, công nhân sở công thương Bắc kì đòi nghỉ ngày chủ nhật có lương.
-
-
Câu 11:
Mục tiêu tiêu đấu tranh trước mắt của nhân dân Việt Nam trong phong trào dân chủ 1936-1939 là
-
A.
đòi độc lập dân tộc và tự do dân chủ. -
B.
đòi tự do, dân chủ, cơm áo và hòa bình . -
C.
đánh đổ đế quốc để giành độc lập tự do. -
D.
giành độc lập dân tộc và ruộng đất cho nông dân.
-
-
Câu 12:
Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương Đảng xác định nhiệm vụ trước mắt của cách mạng là
-
A.
đánh đổ phong kiến. -
B.
đánh đổ đế quốc và phong kiến. -
C.
giành ruộng đất cho nông dân. -
D.
giải phóng dân tộc.
-
-
Câu 13:
Khó khăn lớn nhất mà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa phải đối mặt sau cách mạng tháng Tám 1945 là gì?
-
A.
Ngoại xâm và nội phản. -
B.
Ngân quĩ nhà nước trống rỗng. -
C.
Hơn 90% dân số là mù chữ. -
D.
Nạn đói đang đe dọa nhân dân.
-
-
Câu 14:
Trong kháng chiến chống Pháp giai đoạn 1951- 1953, để xây dựng hậu phương vững mạnh, sự kiện nào sau đây mang lại lợi ích cho nông dân trực tiếp và cụ thể nhất?
-
A.
Phát hành đồng giấy bạc Việt Nam ( 1951) -
B.
Thành lập ngân hàng quốc gia Việt Nam( 1951) -
C.
Ban hành chính sách về thuế nông nghiệp( 1951) -
D.
Vận động cuộc lao động sản xuất và tiết kiệm.
-
-
Câu 15:
Thực hiện kế hoạch Nava, từ thu- đông 1953 thực dân Pháp tập trung 44 tiểu đoàn cơ động ở đâu?
-
A.
Tây Bắc. -
B.
Đồng bằng Bắc Bộ. -
C.
Điện Biên Phủ -
D.
Nam Đông Dương
-
-
Câu 16:
Nhiệm vụ cơ bản của cách mạng miền Nam sau 1954 là
-
A.
hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế. -
B.
tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, thống nhất nước nhà. -
C.
tiến hành đấu tranh vũ trang để đánh bại chiến tranh xâm lược của Mĩ. -
D.
chống lại cuộc chiến tranh tàn phá của Mĩ và chính quyền Sài Gòn.
-
-
Câu 17:
Đế quốc Mĩ có thủ đoạn nào sau đây trong chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961-1965) miền Nam Việt Nam?
-
A.
Tiến hành dồn dân lập ấp chiên lược -
B.
Chỉ sử dụng quân đội viễn chinh Mĩ -
C.
Chỉ sử dụng quân đồng minh Mĩ -
D.
Chỉ mở các cuộc hành quân tìm diệt
-
-
Câu 18:
Chiến tranh cục bộ từ giữa năm 1965 là loại hình chiến tranh xâm lược thực dân mới được tiến hành bằng lực lượng
-
A.
quân đồng minh của Mĩ và quân đội Sài Gòn. -
B.
quân đội Mĩ và quân đội Sài Gòn. -
C.
quân Mĩ, đồng minh và quân đội Sài Gòn. -
D.
quân Mĩ và quân một số nước đồng minh của Mĩ.
-
-
Câu 19:
Sự kiện nào sau đây đánh dấu cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở Việt Nam trên phạm vi cả nước hoàn thành.
-
A.
thắng lợi của chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử 1975. -
B.
Hiệp định Pa ri về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam. -
C.
Lá cờ của quân giải phóng tung bay trên nóc Dinh Độc lập. -
D.
Những quyết định của kì họp đầu tiên Quốc hội khóa VI.
-
-
Câu 20:
Đánh giá đúng về tình hình cách mạng Việt Nam sau đại thắng mùa xuân năm 1975?
-
A.
Việt Nam hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước về mặt lãnh thổ. -
B.
Việt Nam hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước. -
C.
Việt Nam hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước trên mọi lĩnh vực. -
D.
Việt Nam hoàn thành cách mạng xã hội chủ nghĩa.
-
-
Câu 21:
Trong giai đoạn 1897- 1914 thực dân Pháp tiến hành
-
A.
xâm lược Việt Nam. -
B.
cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai. -
C.
bình định Việt Nam. -
D.
cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất.
-
-
Câu 22:
Lực lượng mới nào của Việt Nam có số lượng đông đảo nhất, ra đời do tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp?
-
A.
Nông dân -
B.
Công nhân -
C.
Tư sản -
D.
Tiểu tư sản
-
-
Câu 23:
Trong cùng hoàn cảnh thuận lợi vào năm 1945 nhưng ở Đông Nam Á chỉ có 3 nước tuyên bố độc lập, còn các quốc gia khác không giành được thắng lợi hoặc giành được ở mức độ thập vì
-
A.
không có đường lối đấu tranh rõ ràng, hoặc chưa có sự chuẩn bị chu đáo. -
B.
không biết tin Nhật Bản đầu hàng quân Đồng minh vô điều kiện. -
C.
các nước không đi theo con đường con đường cách mạng vô sản. -
D.
quân Đồng minh do Mĩ điều khiển ngăn cản.
-
-
Câu 24:
Ý nào sau đây không phải là nguyên nhân dẫn đến sự phát triển kinh tế của Nhật Bản ?
-
A.
Vai trò lãnh đạo, quản lí có hiệu quả của nhà nước. -
B.
Các công ty Nhật Bản năng động, có tầm nhìn xa. -
C.
Nhật Bản có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú. -
D.
Con người được coi là vốn quí nhất.
-
-
Câu 25:
Thái độ chính trị của tư sản dân tộc trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp ở Việt Nam ?
-
A.
Có tinh thần đấu tranh triệt để. -
B.
Có thái độ không kiên quyết, dễ thỏa hiệp. -
C.
Có thái độ phản đối cách mạng. -
D.
Có thái độ kiên quyết trong việc đấu tranh chống Pháp.
-
-
Câu 26:
Nguyên nhân quyết định sự bùng nổ của phong trào cách mạng 1930-1931 là do
-
A.
Đảng công sản Việt Nam ra đời lãnh đạo nhân dân ta đấu tranh. -
B.
Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933. -
C.
Thực dân Pháp tiến hành “ khủng bố trắng” sau khởi nghĩa Yên Bái. -
D.
Địa chủ và thực dân Pháp cấu kết với nhau bóc lột nhân dân ta.
-
-
Câu 27:
Bản Hiệp định Sơ bộ được kí giữa đại diện Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hòa và đại diện Chính phủ Pháp ngày 6-3-1946 đã
-
A.
công nhận sự thống nhất của nước Việt Nam. -
B.
thừa nhận quyền bình đẳng, quyền tự quyết của nhân dân Việt Nam. -
C.
công nhận nền độc lập của Việt Nam. -
D.
thừa nhận các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam.
-
-
Câu 28:
Sự kiện nào của quân dân ta ở miền Nam đã buộc Mĩ phải tuyên bố “ Mĩ hóa” trở lại chiến tranh xâm lược Việt Nam?
-
A.
Chiến dịch Đường số 14- Phước Long. -
B.
Trận “ Điện Biên Phủ trên không”. -
C.
Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968. -
D.
Cuộc Tiến công chiến lược năm 1972.
-
-
Câu 29:
Trong giai đoạn 1919-1930 sự kiện lịch sử nào sau đây có ảnh hưởng đến cách mạng Việt Nam?
-
A.
Hội nghị Ianta và những thỏa thuận sau đó của các cường quốc. -
B.
Cách mạng tháng Mười Nga thắng lợi, nước Nga Xô viết ra đời. -
C.
Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ và lan rộng khắp thế giới. -
D.
Cách mạng Trung Quốc thành công, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời.
-
-
Câu 30:
Trong giai đoạn từ 1930 đến 1945, sự kiện lịch sử thế giới nào tạo điều kiện thuận lợi cho cách mạng Việt Nam?
-
A.
Liên Xô thực hiện chính sách bảo vệ hòa bình thế giới. -
B.
Liên Xô ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc. -
C.
Mặt trận Nhân dân Pháp lên nắm quyền. -
D.
Mĩ trở thành trung tâm kinh tế, tài chính lớn nhất thế giới.
-
-
Câu 31:
Điểm khác biệt cũng là nét độc đáo nhất trong cuộc hành trình cứu nước của Nguyễn Tất Thành ( 1911-1917) so với những nguườiđi trước là ở
-
A.
hướng đi và cách tiếp cận chân lý cứu nước. -
B.
hành trình đi tìm chân lý cứu nước. -
C.
mục đích tìm đường cứu nước. -
D.
thời điểm xuất phát và bản lĩnh các nhân.
-
-
Câu 32:
Trước khi Nguyễn Ái Quốc lựa chọn con đường giải phóng dân tộc đi theo khuynh hướng vô sản, lịch sử Việt Nam từng chứng kiến những khuynh hướng cứu nước nào diễn ra không thành công?
-
A.
Khuynh hướng phong kiến ( cuối thế kỷ XIX ) và khuynh hướng dân chủ tư sản ( đầu thế kỷ XX) -
B.
Khuynh hướng phong kiến cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. -
C.
Khuynh hướng dân chủ tư sản và khuynh hướng vô sản ( hai thập kỷ đầu thế kỷ XX) -
D.
Khuynh hướng phong kiến và khuynh hướng dân chủ tư sản đầu thế kỷ XX.
-
-
Câu 33:
Điểm nổi bật nhất của phong trào cách mạng 1930-1931 ở Việt Nam là
-
A.
tập hợp đông đảo quần chúng thành lập đội quân chính trị. -
B.
vai trò lãnh đạo của Đảng và liên minh công –nông. -
C.
Đảng kiên định trong đầu tranh. -
D.
đấu tranh hợp pháp,công khai.
-
-
Câu 34:
Điểm chung của Hội nghị tháng 11-1939 và Hội nghị tháng 5-1941 của Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương thể hiện ở nội dung nào?
-
A.
Nhiệm vụ chủ yếu là giải phóng dân tộc. -
B.
Thành lập chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa. -
C.
Thực hiện khẩu hiệu cách mạng ruộng đất. -
D.
Thành lập mặt trận Việt Minh.
-
-
Câu 35:
Trong những năn đầu sau Cách mạng tháng Tám , nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa đứng trước những khó khăn, thử thách như thế nào?
-
A.
Các đảng phái trong nước đều cấu kết với quân Trung Hoa Dân quốc. -
B.
Quân Pháp trở lại Đông Dương theo qui định của Hội nghị Pốtxđam. -
C.
Nạn đói, nạn dốt, khó khăn về tài chính, giặc ngoại xâm và nội phản. -
D.
Khối đoàn kết dân tộc bị chia rẽ sâu sắc, lực lượng chính trị suy yếu.
-
-
Câu 36:
Cách mạng tháng Tám năm 1945 và cuộc Tổng tiến công nổi dậy mùa Xuân 1975 ở Việt Nam có điểm chung là
-
A.
xóa bỏ được tình trạng đất nước bị chia cắt. -
B.
hoàn thành cuộc cách mạng dân dộc dân chủ nhân dân. -
C.
hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước. -
D.
hoàn thành nhiệm vụ kháng chiến chống Mĩ.
-
-
Câu 37:
Lí luận nào sau đây đã được cán bộ của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên truyền bá vào Việt Nam?
-
A.
Lí luận Mác –Lê Nin. -
B.
Lí luận giải phóng dân tộc. -
C.
Lí luận đấu tranh giai cấp. -
D.
Lí luận Mác –Lê Nin.
-
-
Câu 38:
Nhận xét nào dưới đây về cuộc Cách mạng tháng Tám ở Việt Nam là không đúng?
-
A.
Đây là cuộc cách mạng có tính dân chủ điển hình. -
B.
Đây là cuộc cách mạng có tính nhân dân sâu sắc. -
C.
Đây là cuộc cách mạng có tính chất dân tộc điển hình. -
D.
Đây là cuộc cách mạng có tính chất bạo lực rõ nét.
-
-
Câu 39:
Đông Khê được chọn là nơi mở đầu chiến dịch Biên giới thu- đông năm 1950 của quân dân Việt Nam, vì đó là vị trí
-
A.
Quan trọng nhất và tập trung cao nhất binh lực của Pháp. -
B.
ít quan trọng nên quân Pháp không chú ý phòng thủ. -
C.
án ngữ hành lang Đông –Tây của thực dân Pháp. -
D.
có thể đột phá, chia cắt tuyến phòng thủ của quân Pháp.
-
-
Câu 40:
Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 của quân và dân Việt Nam không tác động đến việc
-
A.
Mĩ phải tuyên bố “ Mĩ hóa” trở lại chiến tranh xâm lược Việt Nam. -
B.
Mĩ chấp nhận đàm phán để bàn về chấm dứt chiến tranh Việt Nam. -
C.
Mĩ bị lung lay ý chí xâm lược. -
D.
Mĩ phải tuyên bố ngừng ném bom miền Bắc
-