Soạn bài Cấu trúc sách Ngữ văn 12
Ngoài Bài Mở đầu, sách có 10 bài học. Bảng dưới đây giới thiệu cấu trúc của mỗi bài học và nhiệm vụ của học sinh.
Các phần của bài học |
Nhiệm vụ của học sinh |
YÊU CẦU CẦN ĐẠT |
• Đọc trước khi học để có định hướng đúng • Đọc sau khi học để tự đánh giá. |
KIẾN THỨC NGỮ VĂN |
• Đọc trước khi học để có kiến thức làm căn cứ thực hành. • Vận dụng trong quá trình thực hành. |
ĐỌC ĐỌC HIỂU VĂN BẢN – Tên văn bản – Chuẩn bị – Đọc hiểu THỰC HÀNH ĐỌC HIỂU THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT |
• Tìm hiểu thông tin về thể loại, bối cảnh, tác giả, tác phẩm,… • Đọc trực tiếp văn bản, các câu gợi ý ở bên phải và chú thích ở chân trang. • Trả lời câu hỏi đọc hiểu. • Làm bài tập thực hành tiếng Việt. |
VIẾT – ĐỊNH HƯỚNG – THỰC HÀNH |
• Đọc định hướng viết. • Làm các bài tập thực hành viết. |
NÓI VÀ NGHE – ĐỊNH HƯỚNG – THỰC HÀNH |
• Đọc định hướng nói và nghe. • Làm bài tập thực hành nói và nghe. |
TỰ ĐÁNH GIÁ |
Tự đánh giá kết quả đọc hiểu và viết thông qua đọc, trả lời các câu hỏi trắc nghiệm, tự luận về một đoạn văn hoặc văn bản tương tự các văn bản đã học. |
HƯỚNG DẪN TỰ HỌC |
• Đọc mở rộng theo gợi ý. • Thu thập tư liệu liên quan đến bài học |
*Trả lời câu hỏi cuối bài:
Câu 1 (trang 11 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Bài Mở đầu cung cấp cho em những thông tin gì về nội dung sẽ học ở sách Ngữ văn 12 ?
Trả lời:
Thông tin về nội dung sách Ngữ Văn 12 :
* Phần học đọc
– Đọc hiểu văn bản truyện: truyện truyền kì, truyện ngắn hiện đại, tiểu thuyết hiện đại
– Đọc hiểu văn bản thơ: Thơ lục bát, thơ tự do, thơ bảy chữ
– Đọc hiểu văn bản kí : nhật kí, phóng sự, hồi kí
– Đọc hiểu văn bản hài kịch
– Đọc hiểu văn tế
– Đọc hiểu thơ văn Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh
– Đọc hiểu văn bản nghị luận
– Đọc hiểu văn bản thông tin : Vai trò của công nghệ thông tin và cách mạng 4.0 và bình đẳng giới
* Phần thực hành tiếng Việt
– Từ ngữ và ngữ pháp : Lỗi lô gích, lỗi câu mơ hồ và cách sửa
– Hoạt động giao tiếp :
+ Đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ trang trọng và ngôn ngữ thân mật
+ Biện pháp tu từ nói mỉa, nghịch ngữ
+ Tôn trọng và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong học tập, nghiên cứu
+ Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ
– Sự phát triển của ngôn ngữ : Giữ gìn và phát triển tiếng Việt
* Phần Viết
– Viết văn bản nghị luận :
+ Văn bản nghị luận so sánh , đánh giá hai tác phẩm văn học
+ Văn bản nghị luận liên quan đến một vấn đề tuổi trẻ
+ Văn bản dưới hình thức thư trao đổi công việc hoạc một vấn đề đáng quan tâm
+ Bài phát biểu trong lễ phát động phong trào hoặc hoạt động xã hội
– Viết văn bản thuyết minh : Viết báo cáo kết quả của bài tập dự án có sử dụng sơ đồ, bảng biểu, có thuyết minh các hình ảnh minh hoạ, có sử dụng trích dẫn.
Phần nói và nghe
– Nói :
+ Trình bày, đánh giá hai tác phẩm văn học
+ Thuyết trình về một vấn đề tuổi trẻ
+ Trình bày báo cáo kết quả của bài tập dự án
– Nghe : Nắm bắt nội dung và quan điểm của bài thuyết trình. Nhận xét đánh giá nội dung cách thức thuyết trình.
– Nói – Nghe tương tác : Tranh luận ý kiến ; tôn trọng người đối thoại. Thể hiện thái độ cầu thị khi thảo luận
Câu 2 (trang 11 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Dựa vào các đề mục lớn có trong Bài Mở đầu, hãy trình bày thành một sơ đồthể hiện nội dung của bài học này.
Trả lời:
Câu 3 (trang 11 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Trong phần I. Học đọc, sách hướng dẫn đọc những kiểu bài học nào? Nội dung nêu ở mỗi bài cho biết thông tin gì?
Trả lời:
– Trong phần I, sách hướng dẫn đọc các kiểu bài học sau :
+ Đọc hiểu văn bản truyện
+ Đọc hiểu văn bản thơ
+ Đọc hiểu văn bản kí
+ Đọc hiểu văn bản hài kịch
+ Đọc hiểu văn tế
+ Đọc hiểu thơ văn Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh
+ Đọc hiểu văn bản nghị luận
+ Đọc hiểu văn bản thông tin
– Nội dung nêu ở mỗi bài cho biết thông tin về các thể loại và các văn bản tương ứng với thể loại sẽ được học trong bài học đó. Bên cạnh đó là những lưu ý khi đọc hiểu các văn bản.
Câu 4 (trang 11 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Bài Thơ văn Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh gồm các nội dung lớn nào? Khi đọc cần chú ý những gì?
Trả lời:
– Bài Thơ văn Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh gồm các nội dung lớn sau :
+ Những hiểu biết về cuộc đời và thơ văn của Chủ tịch Hồ Chí Minh được cung cấp thông qua văn bản Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh – Cuộc đời và sự nghiệp.
+ Đọc hiểu các tác phẩm nổi bật của Người, gồm: Tuyên ngôn Độc lập, một số bài thơ trong tập Nhật kí trong tù (Ngục trung nhật kí), truyện ngắn “Vi hành” và thơ viết trong kháng chiến chống thực dân Pháp.
– Khi đọc cần chú ý : Ngoài việc chú ý các yêu cầu đọc hiểu theo thể loại, các em cần biết vận dụng những hiểu biết về cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh để hiểu sâu hơn tác phẩm của Người.
Câu 5 (trang 11 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Nêu những nội dung chính của bài Tổng kết. Vì sao cần có bài Tổng kết?
Trả lời:
-Những nội dung chính của bài Tổng kết :
+ Hệ thống hoá lại những hiểu biết về lịch sử văn học Việt Nam, tiếng Việt cũng như phương pháp đọc, viết, nói và nghe.
+ Ngoài việc nắm được các kiến thức về tiếng Việt, các em cần biết cách vận dụng kiến thức lịch sử văn học vào việc đọc hiểu, viết, nói và nghe.
– Cần có bài Tổng kết để nhằm ôn tập lại những kiến thức đã được học, hệ thống hóa kiến thức nhằm khắc sâu hơn tri thức và vận dụng vào việc đọc, hiểu, viết, nói và nghe nhằm nâng cao các kĩ năng.
Câu 6 (trang 11 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Mục Cấu trúc sách Ngữ văn 12 ở phần cuối Bài Mở đầu có tác dụng gì?
Trả lời:
Mục Cấu trúc sách Ngữ văn 12 ở phần cuối Bài Mở đầu có tác dụng : Giới thiệu cấu trúc của mỗi bài học và nhiệm vụ cần làm trong từng phần cụ thể. Qua đó giúp em nắm rõ tổng quát về các phần của bài học cũng như các hoạt động cần làm trước khi học của từng phần và góp phần định hướng trong việc thiết lập kế hoạch soạn bài và tự học bài ở nhà.
Xem thêm các bài soạn văn lớp 12 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Nội dung sách Ngữ văn 12
Cấu trúc sách Ngữ văn 12
Tri thức Ngữ văn trang 12
Chuyện chức phán sự đền Tản Viên
Muối của rừng
Thực hành đọc hiểu: Chiếc thuyền ngoài xa