Soạn bài Hướng dẫn tự học lớp 12 trang 134 Tập 1
Câu 1 (trang 134 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Tìm đọc từ sách, báo, Internet,… một số bài văn tế, văn điếu khác của Nguyễn Đình Chiểu: Tế lục tỉnh sĩ dân văn, Văn tế Trương Định, Điếu Phan Tòng,… để thấy được giá trị của bộ phận văn tế trong sự nghiêp văn học Nguyễn Đình Chiểu.
Trả lời:
Bộ phận văn tế đóng góp nhiều giá trị trong sự nghiệp văn học của Nguyễn Đình Chiểu. Khi Pháp xâm lược, do bệnh tật, Nguyễn Đình Chiểu không thể trực tiếp cần vũ khí để đánh giặc nhưng với tấm lòng yêu nước, thương dân tha thiết và tài năng vượt trội, ông đã cầm bút viết lên những dòng văn chan chứa tình yêu nước, thể hiện nỗi xót thương cho người đã mất và nỗi đau trước cảnh nước mất nhà tan. Những tình cảm, cảm xúc đó được bộc lộ rất rõ thông qua những bài văn tế của ông. Bên cạnh đó, thông qua bộ phận văn tế, đã thể hiện tài năng văn chương độc đáo của ông, mỗi vần thơ của ông là một sự ghi nhận, đánh giá rất công bằng, rõ ràng về công và tội. Có thể xem những bài văn tế của Nguyễn Đình Chiểu chính là điển hình, mẫu mực, tiêu biểu cho thể loại văn tế.
Câu 2 (trang 134 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Tìm đọc thêm các bài thơ trữ tình hiện đại khác.
Trả lời:
Một số bài thơ trữ tình hiện đại : Sóng (Xuân Quỳnh), Giục giã ( Xuân Diệu); Gái quê ( Hàn Mặc Tử); Vội vàng ( Xuân Diệu); Đây thôn Vĩ Dạ ( Hàn Mặc Tử);..
Câu 3 (trang 134 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Tập viết và trình bày những so sánh, đánh giá của em về các văn bản thơ.
Trả lời:
Sóng của Xuân Quỳnh và Vội vàng của Xuân Diệu tuy viết về hai chủ đề khác nhau nhưng 2 bài thơ trên đều là những tác phẩm thể hiện những khát vọng mãnh liệt, mạnh mẽ. Hai bài thơ đều bộc lộ cảm xúc mãnh liệt, những suy ngẫm trước cuộc đời, đều là hai đoạn thơ có sự kết hợp giữa cảm xúc, triết lí.
Đặc biệt, về phong cách thơ, hai tác giả mang hai phong cách khác nhau. Với Xuân Diệu, lời thơ của ông mang chất sôi nổi, mãnh liệt đầy nam tính. Ngược lại với điều đó, lời thơ Xuân Quỳnh thủ thỉ, tâm tình, đầy nữ tính. Hai bài thơ còn có sự khác biệt trong thái độ của tác giả trước sự “chảy trôi” của thời gian. Nếu Xuân Diệu chọn sống gấp gáp, tận hưởng, mở rộng hết mình để thu lấy những gì đẹp đẽ nhất, vội vã trước khi “xuân đi qua”, thì Xuân Quỳnh lại thể hiện khát vọng muốn được tan hòa cái riêng vào cái chung để tình yêu trở thành bất tử.
Câu 4 (trang 134 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Tham khảo các bài phân tích, bình giảng thơ của các nhà nghiên cứu, phê bình văn học.
Trả lời:
Một số bài phân tích, bình giảng thơ của các nhà nghiên cứu, phê bình văn học: Xuân diệu – từ quan niệm nghệ thuật đến sáng tạo thơ ( Vũ Thị Thu Hương); Chống chủ nghĩa cải lương ( Trường Chinh) ; Một bức tranh độc đáo về tiểu thuyết Việt Nam hiện đại (Trần Đình Sử);…
Xem thêm các bài soạn văn lớp 12 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Tự đánh giá: Mưa xuân
Hướng dẫn tự học trang 134
Tri thức Ngữ văn trang 135
Văn học và tác dụng chiều sâu trong việc xây dựng nhân cách văn hóa con người
Toàn cầu hóa và bản sắc văn hóa dân tộc
Thực hành đọc hiểu: Phân tích bài thơ “Việt Bắc”