-
Câu 1:
Pháp luật có vai trò
-
A.
Bảo vệ mọi nhu cầu của công dân. -
B.
Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. -
C.
Bảo vệ mọi lợi ích của công dân. -
D.
Bảo vệ tự do tuyệt đối của công dân.
-
-
Câu 2:
Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, có lỗi do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện, xâm hại các quan hệ
-
A.
chính trị. -
B.
pháp luật. -
C.
đạo đức. -
D.
xã hội.
-
-
Câu 3:
Theo quy định của pháp luật, công dân thuộc các tôn giáo được Nhà nước công nhận đều
-
A.
được đảm bảo công bằng. -
B.
bình đẳng về quyền và nghĩa vụ. -
C.
hưởng mọi quyền lợi như nhau. -
D.
thực hiên tốt nghĩa vụ công dân.
-
-
Câu 4:
Quyền và nghĩa vụ công dân không bị phân biệt bởi dân tộc, giới tính, tôn giáo, giàu nghèo, thành phần và địa vị xã hội là nội dung của bình đẳng
-
A.
về nghĩa vụ và trách nhiệm. -
B.
về quyền và nghĩa vụ. -
C.
về trách nhiệm pháp lí. -
D.
về các thành phần dân cư.
-
-
Câu 5:
Vợ chồng giữ gìn danh dự, nhân phẩm và uy tín của nhau là biểu hiện trong quan hệ
-
A.
nhân thân. -
B.
chính trị. -
C.
hợp tác. -
D.
tinh thần.
-
-
Câu 6:
Theo quy định của pháp luật, việc giao kết hợp đồng lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động phải tuân theo nguyên tắc nào sau đây?
-
A.
Bình đẳng, tự do, bác ái. -
B.
Tự do, tự nguyện, bình đẳng. -
C.
Dân chủ, công bằng, văn minh. -
D.
Công bằng, tự nguyện, văn minh.
-
-
Câu 7:
Mọi loại hình doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau đều bình đẳng trong việc
-
A.
xóa bỏ các loại hình cạnh tranh -
B.
sở hữu tài nguyên thiên nhiên -
C.
chia đều của cải trong xã hội -
D.
hợp tác và cạnh tranh lành mạnh
-
-
Câu 8:
Nguyên tắc bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân là
-
A.
phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín. -
B.
dân chủ, công bằng, tiến bộ và văn minh. -
C.
khẩn trương, hiệu quả, công khai, minh bạch. -
D.
phổ biến, rộng rãi, chính xác và dân chủ.
-
-
Câu 9:
Việc công dân viết bài đăng báo bày tỏ ý kiến về xây dựng và phát triển kinh tế – xã hội là thể hiện quyền
-
A.
tự do ngôn luận của công dân. -
B.
tham gia quản lý nhà nước và xã hội. -
C.
dân chủ của công dân trong xã hội. -
D.
công dân tham gia xây dựng đất nước.
-
-
Câu 10:
Theo quy định của pháp luật, công dân không vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể khi bắt người đang
-
A.
cần bảo trợ. -
B.
cách li y tế. -
C.
phạm tội quả tang. -
D.
khai báo dịch tễ.
-
-
Câu 11:
Quyền ứng cử của công dân được thực hiện bằng hình thức
-
A.
tham khảo ứng cử. -
B.
thẩm định bầu cử. -
C.
tự ứng cử. -
D.
kiểm tra bầu cử.
-
-
Câu 12:
Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội có nghĩa là mọi công dân được thảo luận, góp ý kiến về
-
A.
xây dựng các văn bản pháp luật. -
B.
yêu cầu giãn cách xã hội. -
C.
ban bố tình trạng khẩn cấp. -
D.
tiến hành hoạt động cứu trợ.
-
-
Câu 13:
Mục đích của khiếu nại là nhằm khôi phục lại
-
A.
quyền và lợi ích hợp pháp -
B.
quyền tự do dân chủ -
C.
hệ tư tưởng chính luận -
D.
những trào lưu tiến bộ
-
-
Câu 14:
Nội dung nào dưới đây không thuộc quyền được phát triển của công dân?
-
A.
Những người phát triển sớm về trí tuệ có quyền được học vượt lớp. -
B.
Những học sinh là con thương binh, bệnh binh được miễn giảm học phí. -
C.
Những học sinh học xuất sắc có thể được học ở các trường chuyên. -
D.
Học sinh đạt giải trong các kỳ thi quốc gia được tuyển thẳng vào đại học.
-
-
Câu 15:
Trong cuộc chiến phòng, chống dịch covid – 19 ở Việt Nam, nhà nước ta đã chữa trị miễn phí cho những bệnh nhân không may mắc bệnh này. Điều này thể hiện quyền nào sau đây của công dân?
-
A.
Quyền chăm sóc. -
B.
Quyền lựa chọn. -
C.
Quyền bảo vệ. -
D.
Quyền phát triển.
-
-
Câu 16:
Việc Nhà nước thực hiện chủ trương cấp phát tiền trợ cấp cho những người nghèo trong chiến dịch phòng, chống Covid – 19 đã thể hiện nội dung cơ bản của pháp luật về
-
A.
ứng phó với biến đổi xã hội. -
B.
ứng phó với biến đổi xã hội. -
C.
quy trình tham gia bảo hiểm. -
D.
phát triển các lĩnh vực xã hội.
-
-
Câu 17:
Những yếu tố tự nhiên mà lao động của con người tác động vào nhằm biến đổi nó cho phù hợp với mục đích của con người được gọi là gì?
-
A.
Tư liệu lao động. -
B.
Công cụ lao động. -
C.
Đối tượng lao động. -
D.
Tài nguyên thiên nhiên.
-
-
Câu 18:
Hai hàng hoá có thể trao đổi được với nhau vì
-
A.
chúng đều có giá trị và giá trị sử dụng. -
B.
chúng có giá trị sử dụng khác nhau. -
C.
chúng có giá trị hàng hóa bằng nhau. -
D.
chúng đều là sản phẩm của lao động
-
-
Câu 19:
Trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, để kịp thời đưa ra quyết định nhằm thu lợi nhuận cao, người bán hàng phải căn cứ vào chức năng nào dưới đây của thị trường?
-
A.
Điều phối. -
B.
Thực hiện. -
C.
Thông tin. -
D.
Thanh toán.
-
-
Câu 20:
Khi giá cả hàng hóa tăng lên thì cung, cầu sẽ diễn biến theo chiều hướng nào dưới đây?
-
A.
Cung tăng, cầu giảm. -
B.
Cung giảm, cầu tăng. -
C.
Cung tăng, cầu tăng. -
D.
Cung giảm, cầu giảm.
-
-
Câu 21:
Cán bộ, công chức trong ngành giáo dục cũng như người dân đã nhiệt tình, tích cực tham gia góp ý dự thảo đề án chương trình THPT mới thể hiện công dân đã thực hiện hình thức pháp luật nào dưới đây?
-
A.
Sử dụng pháp luật. -
B.
Thi hành pháp luật. -
C.
Tuân thủ pháp luật. -
D.
Áp dụng pháp luật.
-
-
Câu 22:
Người có đủ năng lực trách nhiệm pháp lí khi thực hiện hành vi nào sau đây sẽ vi phạm pháp luật hình sự?
-
A.
Mượn tiền không trả đúng hẹn. -
B.
Từ chối cách li y tế tập trung. -
C.
Bí mật che giấu tội phạm. -
D.
Hút thuốc lá nơi công cộng
-
-
Câu 23:
Anh H vi phạm pháp luật bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử phạt là thể hiện đặc trưng nào của pháp luật?
-
A.
Tính quyền lực bắt buộc chung -
B.
Tính cưỡng chế -
C.
Tính quy phạm phổ biến -
D.
Tính xác định chặt chẽ về hình thức
-
-
Câu 24:
Tổ chức đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện quyền bình đẳng của công dân là
-
A.
Nhà nước. -
B.
Viện kiểm sát. -
C.
Chính phủ. -
D.
Tòa án.
-
-
Câu 25:
Người lao động có nghĩa vụ nào dưới đây?
-
A.
Chấp hành kỷ luật, nội quy lao động của công ty. -
B.
Làm tất cả những gì mà người sử dụng lao động giao cho. -
C.
Hoàn thành những khoản đóng góp do công ty yêu cầu. -
D.
Thỏa thuận về tiền lương với người sử dụng lao động.
-
-
Câu 26:
Hành vi nào dưới đây vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân?
-
A.
Tự ý vào chỗ ở của hàng xóm để tìm đồ vật bị mất. -
B.
Khám nhà khi có lệnh của cơ quan có thẩm quyền. -
C.
Cưỡng chế giải tỏa ngôi nhà xây dựng trái phép. -
D.
Vào nhà hàng xóm để giúp họ chữa cháy.
-
-
Câu 27:
Theo quy định của pháp luật, ai trong những người dưới đây được kiểm soát thư, điện thoại, điện tín của người khác?
-
A.
Cha mẹ là người có quyền kiểm soát thư, điện thoại của con. -
B.
Những người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. -
C.
Bạn bè thân có thể xem thư từ, tin nhắn của nhau. -
D.
Anh, chị có quyền được nghe điện thoại của em mình.
-
-
Câu 28:
Công dân thực hiện quyền bầu cử bằng cách nào sau đây là đúng với quy định của pháp luật?
-
A.
Nhờ người thân viết phiếu bầu và bỏ phiếu hộ. -
B.
Vận động bạn bè, người thân bỏ phiếu cho mình. -
C.
Viết phiếu bầu, gián kín gửi qua đường bưu điện. -
D.
Tự viết phiếu bầu và bỏ phiếu vào hòm phiếu.
-
-
Câu 29:
Công dân có thể thực hiện quyền tố cáo trong trường hợp nào sau đây?
-
A.
Chứng kiến hành vi đưa, nhận hối lộ. -
B.
Nhận quyết định buộc thôi việc trái luật. -
C.
Nghi ngờ hàng xóm trộm cắp tài sản. -
D.
Giao hàng không đúng thoả thuận.
-
-
Câu 30:
Công dân không thực hiện quyền sáng tạo trong trường hợp nào sau đây?
-
A.
Tìm hiểu giá thị trường nhà đất. -
B.
Nghiên cứu khoa học, công nghệ. -
C.
Hợp lí hóa sản xuất. -
D.
Đưa ra phát minh, sáng chế.
-
-
Câu 31:
Chi hội phụ nữ xóm X đã ủng hộ tiền và ngày công để may khẩu trang vải, phát miễn phí cho nhân dân trong xã nhằm ngăn ngừa dịch covid – 19. Chi hội phụ nữ xóm X đã thực hiện pháp luật theo hình thức nào sau đây?
-
A.
Tuyên truyền pháp luật. -
B.
Sử dụng pháp luật. -
C.
Áp dụng pháp luật. -
D.
Thi hành pháp luật.
-
-
Câu 32:
Ông B là hạt trưởng kiểm lâm, nhận hối lộ với số tiền lớn, rồi chia cho các anh em trong hạt một phần, để họ làm ngơ cho bọn lâm tặc khai thác gỗ trái phép. Hành vi ông B đã vi phạm pháp luật nào sau đây?
-
A.
Dân sự và hành chính. -
B.
Dân sự và kỷ luật. -
C.
Hình sự và kỷ luật. -
D.
Kỷ luật và hành chính.
-
-
Câu 33:
Anh Q là chủ cửa hàng kinh doanh đồ điện, nhưng chây ì không chịu nộp thuế cho nhà nước. Khi bị cơ quan thuế nhắc nhở nhiều lần anh tỏ ra bực bội và dùng lời lẽ xúc phạm cán bộ thuế. Anh Q đã vi phạm pháp luật nào sau đây?
-
A.
Hình sự và kỷ luật. -
B.
Hành chính và hình sự. -
C.
Dân sự và kỷ luật. -
D.
Hành chính và dân sự.
-
-
Câu 34:
Cho rằng vợ chỉ ở nhà làm nội chợ, không kiếm ra tiền nên anh H khi làm ăn thua lỗ đã bán căn nhà của hai vợ chồng mà không bàn bạc với vợ. Biết chuyện này, Chị D là vợ đã chửi anh rất thậm tệ, trong cơn nóng giận anh H đã đánh chị thâm tím hết mặt mày phải nhập viện. Hành vi của Anh H đã vi phạm quyền bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ
-
A.
Sức khỏe và danh dự. -
B.
Tài sản và nhân thân. -
C.
Tính mạng và sức khoẻ. -
D.
Tài chính và nhân phẩm.
-
-
Câu 35:
Sau vài tháng thử việc tại công ty A, chị H đã được giám đốc công ty tăng lương theo đúng thỏa thuận trước đó. Chị A đã được thực hiện quyền bình đẳng trong lao động ở nội dung nào sau đây?
-
A.
Nâng cao năng lực chuyên môn. -
B.
Thay đổi quy trình tuyển dụng. -
C.
Giao kết hợp đồng lao động. -
D.
Lựa chọn hình thức bảo hiểm.
-
-
Câu 36:
Nghi ngờ chị C là bồ của chồng mình, chị A nhờ anh B bắt chị C nhốt ở trong nhà kho để xét hỏi. Anh B và chị A đã vi phạm quyền nào sau đây của công dân?
-
A.
Được bảo mật về danh tính cá nhân. -
B.
Bất khả xâm phạm về thân thể. -
C.
Đảm bảo về tính mạng, sức khỏe. -
D.
Bất khả xâm phạm về chỗ ở.
-
-
Câu 37:
Bà S cùng chồng là ông M tự ý bày hoa quả tràn ra hè phố để bán, đồng thời giao cho chị T pha chế hóa chất không rõ nguồn gốc để bảo quản hoa quả được tươi lâu hơn ở trong nhà. Thấy chị P bị dị ứng toàn thân khi giúp mình pha chế hóa chất, chị T đã đưa chị P đi bệnh viện. Sau đó, cơ quan chức năng đã kiểm tra và kết luận toàn bộ số hóa chất mà bà S dùng để bảo quản hoa quả đều do bà N tự mua hóa chất về pha chế và cung cấp khi chưa có giấy phép sản xuất. Những ai dưới đây vi phạm pháp luật hành chính?
-
A.
Bà S, bà N và ông M. -
B.
Bà S, chị T và bà N. -
C.
Bà S, ông M, chị T và bà N. -
D.
Bà S, ông M và chị T.
-
-
Câu 38:
Do nghi ngờ chị N bịa đặt nói xấu mình nên chị V cùng em gái là chị D đưa tin đồn thất thiệt về vợ chồng chị N lên mạng xã hội khiến uy tín của họ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Chồng chị N tức giận đã xông vào nhà chị V mắng chửi nên bị chồng chị V đánh gãy chân. Những ai dưới đây phải chịu trách nhiệm pháp lí?
-
A.
Vợ chồng chị V và chị D. -
B.
Vợ chồng chị V, vợ chồng chị N và chị D. -
C.
Vợ chồng chị V, chồng chị N và chị D. -
D.
Vợ chồng chị N và chị D.
-
-
Câu 39:
Vì làm ăn thu lỗ, bố L bắt L (12 tuổi) phải nghỉ học để vào làm việc tại quán karaoke của ông X. L là cô bé khá xinh đẹp nên L thường xuyên được ông chủ cho đi tiếp khách và được trả rất nhiều tiền. Một lần trong phòng hát, L đã bị H ép uống rượu say và cưỡng hiếp. Biết được điều này, bố L đã thuê D tìm cách trả thù H, đồng thời tung tin quán X chứa chấp gái mại dâm. Hành vi của ai vi phạm quyền bình đẳng trong lao động?
-
A.
Chủ quán X, bố L. -
B.
Chủ quán X, L và bố L. -
C.
Bạn L. -
D.
Chủ quán X, D, bố L và H.
-
-
Câu 40:
Vì thường xuyên bị anh P đánh đập, chị M là vợ anh P đã lấy toàn bộ số tiền hai vợ chồng tiết kiệm bỏ đi khỏi nhà. Tình cờ gặp chị M trong khi đi thu mua hàng ở tỉnh bên, anh H là em trai anh P đã ép chị M lên xe mình về nhà người quen là anh T ở gần đó, H đã kể lại toàn bộ sự việc gia đình nhà chị M cho anh T biết, và nhờ anh T giữ chị M ở lại, chờ hai ngày nữa anh gom hàng xong sẽ quay lại đón. Anh T đã nhận lời, biết chuyện vợ anh T khuyên chồng không nên giữ chị M. Sau một đêm suy nghĩ, anh T đã để chị M đi . Những ai dưới đây vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân?
-
A.
Anh H và anh P. -
B.
Anh H, anh T và anh P. -
C.
Anh H, vợ chồng anh T và anh P. -
D.
Anh H và anh T.
-