I. Biện pháp so sánh
1. Khái niệm
– So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
VD:
“Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn biết ngủ biết học hành là ngoan”
2. Cấu tạo của phép so sánh
3. Các kiểu so sánh
– Có hai kiểu so sánh:
+ So sánh ngang bằng: A = B
VD: Dòng sông mùa lũ cuồn cuộn như con ngựa tung bờm phi nước đại.
+ So sánh không ngang bằng: A > B; A < B
VD:
Những ngôi sao thức ngoài kia
Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con.
4. Tác dụng của so sánh
– Tác dụng gợi hình, giúp cho việc miêu tả sự vật, sự việc được cụ thể sinh động
– Tác dụng biểu hiện tư tưởng, tình cảm sâu sắc
II. Biện pháp nhân hóa
1. Khái niệm
– Nhân hóa là gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật,… bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người; làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật,… trở nên gần gũi với con người, biểu thị được những suy nghĩ, tình cảm của con người.
Ví dụ:
Rễ siêng không ngại đất nghèo,
Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù.
Vươn mình trong gió tre đu,
Cây kham khổ vẫn hát ru lá cành.
(Tre Việt Nam – Nguyễn Duy)
2. Tác dụng
– Làm cho thế giới loài vật, đồ vật, cây cối,… trở nên gần gũi với con người.
– Biểu thị được những suy nghĩ, tình cảm của con người.
3. Các kiểu nhân hóa
– Dùng từ ngữ vốn gọi người để gọi vật
VD: Từ đó, lão Miệng, bác Tai, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay lại thân mật sống với nhau, mỗi người một việc, không ai tị ai cả.
– Dùng những từ ngữ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật
VD: Dòng sông mới điệu làm sao
Nắng lên mặc áo lụa đào thướt tha
– Trò chuyện, xưng hô với vật như đối với người.
VD:
Trâu ơi ta bảo trâu này
Trâu ra ngoài ruộng, trâu cày với ta.