1. Câu hỏi nội dung chính của văn bản
– Đây thường là câu hỏi đầu tiên trong các bài tập đọc hiểu nhằm mục đích kiểm tra kĩ năng đọc lướt (skimming) và tìm nội dung chính của văn bản. Vì thế, chúng ta đừng quá đi sâu vào chi tiết hay từ mới mà chỉ cần chú ý đến tiêu đề, tổng thể của bài viết.
– Thường nội dung chính của bài sẽ nằm ngay ở phần tiêu đề.
2. Câu hỏi nội dung chính của đoạn văn
– Đọc dòng đầu tiên hoặc dòng cuối cùng của đoạn văn
– Đọc lướt qua những dòng còn lại, kiểm tra liệu ý chính của những dòng đầu tiên có đúng với những dòng còn lại hay không.
– Loại bỏ phương án sai. Phương án sai là những phương án: Không tìm được thông tin trong bài. Trái với thông tin đề cập trong bài. Quá chi tiết (thông tin về thời gian, địa điểm, miêu tả cụ thể)
3. Câu hỏi về chi tiết
– Dạng câu hỏi này về dữ liệu hay chi tiết nhỏ trong bài đọc.
– Xác định vị trí của chi tiết trong văn bản (thuộc đoạn nào, dòng bao nhiêu,…). Cần tìm kiếm thông tin chi tiết chính xác.
4. Câu hỏi về từ vựng trong ngữ cảnh
– Dạng câu hỏi này về nghĩa của từ/ cụm từ trong ngữ cảnh của bài đọc.
– Sau khi xác định được vị trí của từ/ cụm từ trong bài đọc, thí sinh đọc lại đoạn văn chứa từ/cụm từ đó và chọn đáp án mô tả đúng nhất về từ/ cụm từ.
5. Câu hỏi về lập luận và chức năng của đoạn văn
Thí sinh cần nắm được:
– Một/một số đoạn văn nhất định có chức năng như thế nào trong ngữ cảnh của bài đọc
– Cách tổ chức văn bản
– Cách phát triển lập luận trong đoạn văn
6. Câu hỏi suy luận
– Vận dụng khả năng suy luận dựa trên thông tin đã có
– Xem xét kĩ và kết nối các thông tin đã được đề cập trực tiếp trong bài đọc, sử dụng thông tin đó làm tiền đề để đưa ra kết luận hợp logic.