I. Khái quát chung
a. Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ:
– Gồm 8 tỉnh, thành phố: Tp Đà Nẵng và các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận , 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.
– Diện tích: 44,4 nghìn km2(13,4% cả nước).
– Dân số: 8,9 triệu người, năm 2006 (10,5% cả nước).
– Vị trí địa lí: Giáp Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, biển Đông.
==> Thuận lợi: Giao lưu kinh tế trong và ngoài khu vực. Phát triển cơ cấu kinh tế đa dạng.
II. Phát triển tổng hợp kinh tế biển
a. Nghề cá:
* Tiềm năng phát triển:
Các tỉnh đều giáp biển, có nhiều bãi cá, tôm với 2 ngư trường lớn là Hoàng Sa – Trường Sa và cực Nam Trung Bộ, thuận lợi cho khai thác thủy sản. Bờ biển nhiều đầm phá, vụng thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản.
* Tình hình phát triển:
– Sản lượng: 642 nghìn tấn (2005) – Sản lượng cá: 420.000 tấn.
– Các loại cá có giá trị kinh tế lớn: Cá thu, cá nục, cá ngừ đại dương, cá hồng và nhiều loài tôm, mực,…
– Nuôi tôm hùm, sú được phát triển mạnh ở Phú Yên, Khánh Hoà.
– Hoạt động chế biến hải sản phong phú đa dạng . Nước mắm Phan Thiết nổi tiếng thơm ngon.
– Tương lai ngành thuỷ sản ngày càng có vai trò quan trọng trong việc giải quyết vấn đề thực ph ẩm và phục vụ xuất khẩu.
– Khai thác hợp lí và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản có ý nghĩa cấp bách.
b. Du lịch biển:
– Nhiều bãi biển nổi tiếng như Mỹ Khê (Đà Nẵng), Sa Huỳnh (Quảng Ngãi), Nha Trang (Khánh Hòa), Cà Ná (Ninh Thuận)…
=> phát triển du lịch và các họat động nghỉ dưỡng .
– Nha Trang và Đà Nẵng là các Trung tâm du lịch quan trọng.
– Hình thức phong phú: Du lịch biển đảo, du lịch an dưỡng, thể thao.
c. Dịch vụ hàng hải:
– Địa hình khúc khuỷu có điều kiện xây dựng các cảng biển nước sâu.
– Cảng nước sâu: Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang, Dung Quất.
– Vịnh Vân Phong: Hình thành cảng trung trung chuyển quốc tế lớn nhất tại VN.
d. Khai thác khoáng sản thềm lục địa và sản xuất muối:
– Khai thác dầu khí ở phía đông đảo Phú Quý (Bình Thuận).
– Sản xuất muối rất thuận lợi: Cà Ná (Ninh Thuận), Sa Huỳnh (Quảng Ngãi), …
III. Phát triển công nghiệp và cơ sở hạ tầng
a. Phát triển công nghiệp:
– Hình thành các trung tâm công nghiệp trong vùng: lớn nhất là Đà Nẵng, tiếp đến là Quy Nhơn, Nha Trang, Phan Thiết.
+ Quy mô: Nhỏ và trung bình.
+ Phân bố: Dọc ven biển, đồng th ời là các đô thị lớn trong vùng.
+ Cơ cấu ngành: Cơ khí, chế biến nông – lâm – thuỷ sản, s ản xuất hàng tiêu dùng.
– Hình thành một số khu công nghiệp, vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, khu kinh tế mở Chu Lai.
– Hạn chế: Nghèo tài nguyên khoáng sản, cơ sở năng lượng chưa đáp ứng nhu cầu phát triển công nghiệp, thiếu điện nghiêm trọng.
=> Giải pháp:
– Xây dựng các nhà máy thuỷ điện: Sông Hinh (Phú Yên), Vĩnh Sơn (Bình Định), Hàm Thuận – Đa Mi (Bình Thuận), A Vương (Quảng Nam). Dự kiến xây dựng nhà máy điện nguyên tử đầu tiên của nước ta ở Ninh Thuận.
– Sử dụng lưới điện quốc gia qua đường dây 500KV
b. Phát triển giao thông vận tải:
– Việc phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vận tải tạo ra thế mở cửa hơn nữa cho vùng và cho sự phân công lao động mới.
– Nâng cấp quốc lộ 1A, đường sắt Bắc – Nam làm tăng vai trò trung chuyển, giúp đẩy mạnh sựg iao lưu giữa các tỉnh
– Các tuyến Đông – Tây: Quốc lộ 19, 26 nối với các cảng nước sâu (Dung Quất, Cam Ranh) giúp mở rộng quan hệ của vùng với Tây Nguyên, Nam Lào và Đông Bắc Thái Lan.
– Hiện đại hoá các sân bay, đặc biệt là sân bay quốc tế Đà Nẵng và các sân bay trong nước: Quy Nhơn, Nha Trang, Chu Lai, …