I. Công cuộc khôi phục kinh tế (1945 – 1950)
a, Bối cảnh
– Bị tổn thất nặng nề sau CTTG II (khoảng 27 triệu người chết, hàng ngàn thành phố, làng mạc, xí nghiệp bị phá huỷ).
– Bị các nước tư bản bao vây kinh tế, cô lập chính trị.
=> Để khắc phục những khó khăn trên, Liên Xô đề ra kế hoạch 5 năm nhằm khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh (1946 – 1950).
b, Thành tựu chủ yếu
– Liên Xô đã hoàn thành kế hoạch 5 năm khôi phục kinh tế (1946 – 1950) trước thời hạn 9 tháng. Đến năm 1950:
+ Sản lượng công nghiệp: tăng 73%
+ Sản lượng nông nghiệp: đạt mức trước chiến tranh.
+ Khoa học – kĩ thuật: Năm 1949, Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử, phá vỡ thế độc quyền vũ khí hạt nhân của Mĩ.
II. Liên Xô tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất – kĩ thuật của Chủ nghĩa xã hội (từ năm 1950 – nửa đầu những năm 70)
Liên Xô tiến hành các kế hoạch dài hạn nhằm xây dựng Chủ nghĩa xã hội và đạt nhiều thành tựu
a, Kinh tế
– Liên Xô trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ hai thế giới (sau Mĩ).
+ Chiếm khoảng 20% tổng sản lượng công nghiệp toàn thế giới.
+ Đi đầu trong nhiều ngành công nghiệp quan trọng.
– Sản lượng nông phẩm trong những năm 60 (thế kỉ XX) tăng trung bình 16%/năm.
b, Khoa học – kĩ thuật
– Năm 1957: Liên Xô là nước đầu tiên phóng thành công vệ tinh nhân tạo.
– Năm 1961: phóng tàu vũ trụ Phương Đông đưa nhà du hành vũ trụ I. Gagarin bay vòng quanh Trái Đất, mở đầu kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người.
c, Xã hội: có nhiều biến đổi
– Chính trị tương đối ổn định.
– Tỷ lệ công nhân chiến 55% số người lao đông cả nước.
– Trình độ học vấn của người dân được nâng cao (3/4 số dân có trình độ trung học và đại học).
d, Đối ngoại
– Duy trì hòa bình thế giới.
– Ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc.
– Giúp đỡ các nước xã hội chủ nghĩa.
e, Ý nghĩa
– Củng cố và tăng cường sức mạnh cho nhà nước Xô viết và giúp đỡ các nước XHCN.
– Nâng cao uy tín và vị trí của Liên Xô trên trường quốc tế.
– Liên Xô trở thành nước Xã hội chủ nghĩa lớn nhất và là chỗ dựa cho phong trào cách mạng.
III. Nguyên nhân tan rã của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu
– Một là, đường lối lãnh đạo chủ quan, duy ý chí, quan liêu bao cấp làm cho sản xuất trì trệ, đời sống của nhân dân không được cải thiện. Thiếu dân chủ và công bằng làm tăng thêm sự bất mãn trong quần chúng.
– Hai là, không bắt kịp bước phát triển của khoa học kĩ thuật tiến tiến, dẫn tới tình trạng trì trệ, khủng hoảng về kinh tế, xã hội.
– Ba là, khi tiến hành cải tổ lại phạm phải sai lầm trên nhiều mặt, làm cho khủng hoảng thêm trầm trọng.
– Bốn là, sự chống phá của các thế lực thù địch ở trong và ngoài nước.
Hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới không còn tồn tại. Trật tự thế giới hai cực đã kết thúc. Nhưng đây chỉ là sự sụp đổ tạm thời của một mô hình chủ nghĩa xã hội chưa khoa học như V.I. Lênin đã nói: “Nếu người ta nhận xét thực chất của vấn đề, thì có bao giờ người ta thấy rằng trong lịch sử có một phương thức sản xuất mới nào lại đứng vững ngay được, mà lại không liên tiếp trải qua nhiều thất bại, nhiều sai lầm và tái phạm không?”