TRƯỜNG THPT
PHÙNG HƯNG
|
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA
MÔN NGỮ VĂN
NĂM HỌC: 2021-2022
Thời gian làm bài: 120 phút
|
I. ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm)
Đọc văn bản:
Cuộc đời không phải lúc nào cũng là những ngày xuân ấm áp. Bóng tối có thể sẽ bao phủ trước lúc bình minh mang ánh sáng hạnh phúc đến tâm hồn ta. Cuộc đời sẽ có những đớn đau tuyệt vọng, và ta cần biết cách đón nhận chúng.
Nỗi tuyệt vọng trong quá trình hồi sinh có thể là biểu hiện của sự từ bỏ lối sống tiêu cực để học cách sống tích cực hơn. Chúng ta vốn không phải là những con người hoàn hảo mà chỉ đang trên con đường học làm người hoàn hảo. Vì vậy ta cần có những trải nghiệm thực sự để giao hoà với cuộc sống này. Nếu tìm cách phủ nhận cảm giác đau đớn tuyệt vọng nơi tâm hồn, ta sẽ vô tình ngăn mình chạm đến những niềm vui ngọt ngào nhất.
Cuộc sống luôn ẩn chứa sự sắp đặt tuyệt diệu trong những sự việc dường như là khó khăn nhất. Vì thế, hãy tin tưởng rằng luôn có ánh sáng ở cuối đường hầm, luôn có những bài học quý cùng những phép màu lặng lẽ sau những khó khăn, luôn có sự tự do sau những tháng ngày tâm hồn bị bó buộc và luôn có sự bình yên sau những nhiễu động. Tất cả những trải nghiệm mà chúng ta va vấp trong cuộc sống đều mang lại những ý nghĩa nhất định nào đó. Và hãy nhớ rằng ngay cả khi tầm mắt của ta không thể thấu tỏ thì vũ trụ này vẫn sinh sôi.
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản.
Câu 2. Theo văn bản, việc tìm cách phủ nhận cảm giác đau đớn tuyệt vọng nơi tâm hồn sẽ gây nên tác hại gì?
Câu 3. Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ trong các câu văn sau: Cuộc đời không phải lúc nào cũng là những ngày xuân ấm áp. Bóng tối có thể sẽ bao phủ trước lúc bình minh mang ánh sáng hạnh phúc đến tâm hồn ta.
Câu 4. Anh/Chị có đồng tình với quan điểm: Cuộc sống luôn ẩn chứa sự sắp đặt tuyệt diệu trong những sự việc dường như là khó khăn nhất không? Vì sao?
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích trong phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về sự cần thiết của việc nhìn nhận những điều không hoàn hảo.
Câu 2 (5,0 điểm)
Người đàn bà bỗng chép miệng, con mắt như đang nhìn suốt cả đời mình:
– Giá tôi đẻ ít đi, hoặc chúng tôi sắm được một chiếc thuyền rộng hơn, từ ngày cách mạng về đã đỡ đói khổ chứ trước kia vào các vụ bắc, ông trời làm động biển suốt hàng tháng, cả nhà vợ chồng con cái toàn ăn cây xương rồng luộc chấm muối…
– Lão ta trước hồi bảy nhăm có đi lính ngụy không? – Tôi bỗng hỏi một câu như lạc đề.
– Không chú à, cũng nghèo khổ, túng quẫn đi vì trốn lính – bỗng mụ đỏ mặt – nhưng cái lỗi chính là đám đàn bà ở thuyền đẻ nhiều quá, mà thuyền lại chật.
– Vậy sao không lên bờ mà ở – Đẩu hỏi.
– Làm nhà trên đất ở một chỗ đâu có thể làm được cái nghề thuyền lưới vó? Từ ngày cách mạng về, cách mạng đã cấp đất cho nhưng chẳng ai ở, vì không bỏ nghề được!
– Ở trên thuyền có bao giờ lão ta đánh chị không? – Tôi hỏi.
– Bất kể lúc nào thấy khổ quá là lão xách tôi ra đánh, cũng như đàn ông thuyền khác uống rượu… Giá mà lão uống rượu… thì tôi còn đỡ khổ… Sau này con cái lớn lên, tôi mới xin được với lão… đưa tôi lên bờ mà đánh…
– Không thể nào hiểu được, không thể nào hiểu được! – Đẩu và tôi cùng một lúc thốt lên.
– Là bởi vì các chú không phải là đàn bà, chưa bao giờ các chú biết như thế nào là nỗi vất vả của người đàn bà trên một chiếc thuyền không có đàn ông…
– Phải, phải, bây giờ tôi đã hiểu, – bất ngờ Đẩu trút một tiếng thở dài đầy chua chát, – trên thuyền phải có một người đàn ông… dù hắn man rợ, tàn bạo?
– Phải – Người đàn bà đáp – Cũng có khi biển động sóng gió chứ chú? Lát lâu sau mụ lại mới nói tiếp:
– Mong các chú cách mạng thông cảm cho, đám đàn bà hàng chài ở thuyền chúng tôi cần phải có người đàn ông để chèo chống khi phong ba, để cùng làm ăn nuôi nấng đặng một sắp con nhà nào cũng trên dưới chục đứa. Ông trời sinh ra người đàn bà là để đẻ con, rồi nuôi con cho đến khi khôn lớn cho nên phải gánh lấy cái khổ. Đàn bà ở thuyền chúng tôi phải sống cho con chứ không thể sống cho mình như ở trên đất được! Mong các chú lượng tình cho cái sự lạc hậu. Các chú đừng bắt tôi bỏ nó! – Lần đầu tiên trên khuôn mặt xấu xí của mụ chợt ửng sáng lên như một nụ cười – vả lại, ở trên chiếc thuyền cũng có lúc vợ chồng con cái chúng tôi sống hòa thuận, vui vẻ.
– Cả đời chị có một lúc nào thật vui không? – Đột nhiên tôi hỏi.
– Có chứ, chú! Vui nhất là lúc ngồi nhìn đàn con tôi chúng nó được ăn no…
(Trích Chiếc thuyền ngoài xa, Nguyễn Minh Châu, Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2020, tr.75-76)
Cảm nhận của anh/chị về người đàn bà hàng chài trong đoạn trích trên. Từ đó, nhận xét nỗi trăn trở của nhà văn Nguyễn Minh Châu về cuộc sống con người.
———–HẾT———–
ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 1
I. ĐỌC – HIỂU
Câu 1. Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận/ Phương thức nghị luận
Câu 2. Theo văn bản, việc tìm cách phủ nhận cảm giác đau đớn tuyệt vọng nơi tâm hồn sẽ gây nên tác hại: vô tình ngăn mình chạm đến những niềm vui ngọt ngào nhất.
Câu 3.
– Biện pháp tu từ ẩn dụ – ngày xuân ấm áp, bóng tối, bình minh, ánh sáng hạnh phúc.
– Tác dụng:
+ Là những hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng, khơi gợi những khía cạnh đối lập luôn tồn tại trong cuộc sống: niềm vui và nỗi buồn, thuận lợi và khó khăn, hạnh phúc và khổ đau, thành công và thất bại…
+ Tăng tính hình tượng, biểu cảm, nhấn mạnh nội dung biểu đạt để câu văn hàm súc, hấp dẫn.
Câu 4.
– Bày tỏ quan điểm: đồng tình/ không đồng tình/ đồng tình một phần.
– Lí giải thuyết phục, phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. Ví dụ trường hợp đồng tình:
+ Trong khó khăn, con người sẽ nỗ lực tìm ra cách để giải quyết vấn đề.
+ Thử thách sẽ phát huy những giá trị vốn có của cá nhân, giúp con người khám phá được những năng lực của bản thân, hiểu mình hơn, tạo cơ hội kết nối với thế giới xung quanh…
II. LÀM VĂN
Câu 1.
a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn
Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng-phân-hợp, móc xích hoặc song hành.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Sự cần thiết của việc nhìn nhận những điều không hoàn hảo.
c. Triển khai vấn để nghị luận
Học sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ được suy nghĩ về sự cần thiết của việc nhìn nhận những điều không hoàn hảo. Có thể theo hướng:
Nhìn nhận những điều không hoàn hảo là thừa nhận thực tế những điều còn thiếu sót, chưa hoàn thiện, không hoàn hảo trong con người, trong cuộc sống.
Đây là thái độ sống tích cực, quan điểm sống nhân văn, cần thiết cho mỗi người bởi cuộc sống và bản thân mỗi người vốn luôn tồn tại những điều không hoàn hảo, những sự khác biệt. Chấp nhận điều đó, có cái nhìn khách quan, toàn diện giúp con người thoát khỏi những cảm xúc tiếc nuối, thất vọng, tuyệt vọng; giữ cho lòng thanh thản, cân bằng, lạc quan, tin tưởng hơn vào cuộc sống, vào con người và chính mình. Nhưng cần biết phân biệt những điều chưa hoàn hảo với cái ác, cái xấu để có cách ứng xử phù hợp, hướng tới sự trưởng thành, kiến tạo cuộc sống tốt đẹp hơn.
d. Chính tả, ngữ pháp
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
e. Sáng tạo
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề cần nghị luận, có cách diễn đạt mới mẻ.
Câu 2.
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận
Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Nhân vật người đàn bà hàng chài và nỗi trăn trở về cuộc sống con người của nhà văn Nguyễn Minh Châu.
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm
Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau:
– Nhân vật người đàn bà hàng chài mang vẻ đẹp khuất lấp trong tính cách, phẩm chất:
+ Người vợ đồng cảm thấu hiểu, bao dung vị tha: Thấu hiểu bản chất người chồng không phải là kẻ vũ phu, tàn bạo; thấu hiểu được nguyên nhân sâu xa dẫn tới sự tha hoá của người đàn ông; luôn tự nhận lỗi về mình, cho rằng mình là một phần nguyên nhân gây ra cảnh túng quẫn.
+ Người mẹ yêu thương con, giàu đức hi sinh: Thương con, sống vì con, chấp nhận hi sinh bản thân mình.
+ Người đàn bà có sự sâu sắc của con người từng trải và hiểu thấu các lẽ đời: Thay đổi thái độ giao tiếp, cách xưng hô với Đẩu và Phùng; hiểu được vai trò của người đàn ông trong gia đình, hiểu được thiên chức của người vợ, người mẹ…
+ Người phụ nữ biết chắt chiu hạnh phúc bình dị đời thường: Hạnh phúc lớn nhất cuộc đời, vui nhất là đàn con được ăn no, trên chiếc thuyền vợ chồng con cái sống hoà thuận, vui vẻ.
– Nghệ thuật xây dựng nhân vật người đàn bà hàng chài: đặt nhân vật trong sự phát triển của tình huống truyện độc đáo mang tính nhận thức và khám phá; nhân vật tự bộc lộ mình qua ngôn ngữ đối thoại, tâm lí nhân vật được miêu tả tinh tế, chân thực; ngôn ngữ giản dị, mộc mạc; giọng điệu trầm lắng…
* Đánh giá: Nhân vật người đàn bà hàng chài khẳng định tư tưởng nhân đạo sâu sắc của tác phẩm, thể hiện sự đổi mới cách nhìn cuộc sống và con người của Nguyễn Minh Châu sau năm 1975, mang bóng dáng những người phụ nữ Việt Nam nhân hậu, bao dung, giàu lòng vị tha và đức hi sinh.
* Nhận xét về nỗi trăn trở về cuộc sống con người của nhà văn Nguyễn Minh Châu
– Khắc khoải âu lo về số phận con người trong cuộc mưu sinh vất vả, phải chấp nhận những nghịch lí trong hành trình gian nan kiếm tìm hạnh phúc và sự bình yên trước những đổi thay của đời sống xã hội.
– Tìm kiếm, trân trọng, tin yêu những hạt ngọc ẩn giấu sâu trong tâm hồn mỗi con người- những vẻ đẹp NGƯỜI.
– Khám phá bản chất cuộc sống và con người, bày tỏ mối quan hoài thường trực với số phận con người trong cuộc sống đời tư – thế sự bằng cái nhìn đa diện, nhiều chiều.
– Những trăn trở xuất phát từ tình yêu tha thiết với con người và cái nhìn thấu hiểu trĩu nặng tình thương cùng nỗi lo âu của nhà văn mở đường tinh anh và tài năng về hiện thực cuộc sống con người; thể hiện khuynh hướng đổi mới của văn học Việt Nam sau năm 1975, đặt ra yêu cầu với người nghệ sĩ trong việc tiếp cận hiện thực.
d. Chính tả, ngữ pháp
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt
e. Sáng tạo
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề cần nghị luận, có cách diễn đạt mới mẻ.
I. ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích:
Cả cuộc đời cha đi bộ đội
Quà về cho mẹ là mái tóc pha sương
Và trên ngực những vết thương
Cứ trở gió lại đau nhức nhối
Chiếc ba lô gió sương đã gội
Gia tài cha tặng mẹ… chỉ thế thôi.
Mẹ đón cha lặng lẽ
Mắt rạng ngời lệ đẫm những cách xa
Hai mươi năm ngày cưới
Đến hôm nay đời chồng – vợ bắt đầu
Hai mươi năm lấy nhau
Mẹ đẻ con rồi nuôi con một mình
Tháng năm trôi…
Cả cuộc đời cha đi bộ đội
Đến cuối đời cha về
Những đứa con lớn khôn
lại ra đi,
ra đi.
Mẹ ơi những khi con hạnh phúc
Rồi khi con của mẹ va vấp
Chỉ một chỗ gục vào là mẹ
Mẹ ơi!
(Trích Mẹ, Đoàn Ngọc Thu, Nxb Văn hoá thông tin Hà Nội, 2001,tr.37-38)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Đoạn trích trên được viết theo thể thơ nào?
Câu 2. Theo văn bản, gia tài cha tặng mẹ khi trở về sau cuộc chiến tranh bao gồm những gì?
Câu 3. Nêu hiệu quả của việc sử dụng phép điệp trong các câu thơ:
Mẹ đón cha lặng lẽ
Mắt rạng ngời lệ đẫm những cách xa
Hai mươi năm ngày cưới
Đến hôm nay đời chồng – vợ bắt đầu
Hai mươi năm lấy nhau
Mẹ đẻ con rồi nuôi con một mình
Tháng năm trôi…
Câu 4. Anh/Chị hãy rút ra thông điệp có ý nghĩa nhất đối với bản thân từ những câu thơ sau:
Mẹ ơi những khi con hạnh phúc
Rồi khi con của mẹ va vấp
Chỉ một chỗ gục vào là mẹ
Mẹ ơi!
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân về ý nghĩa của sự hi sinh.
Câu 2. (5,0 điểm)
Từ đây, như đã tìm đúng đường về, sông Hương vui tươi hẳn lên giữa những biển bãi xanh biếc của vùng ngoại ô Kim Long, kéo một nét thẳng thực yên tâm theo hướng tây nam – đông bắc, phía đó, nơi cuối đường, nó đã nhìn thấy chiếc cầu trắng của thành phố in ngần trên nền trời, nhỏ nhắn như những vành trăng non. Giáp mặt thành phố ở Cồn Giã Viên, sông Hương uốn một cánh cung rất nhẹ sang đến Cồn Hến; đường cong ấy làm cho dòng sông mềm hẳn đi, như một tiếng “vâng” không nói ra của tình yêu. Và như vậy, giống như sông Xen của Pa-ri, sông Đa-nuýp của Bu-đa-pét, sông Hương nằm ngay giữa lòng thành phố yêu quý của mình; Huế trong tổng thể vẫn giữ nguyên dạng một đô thị cổ, trải dọc hai bờ sông. Đầu và cuối ngõ thành phố, những nhánh sông đào mang nước sông Hương tỏa đi khắp phố phường với những cây đa, cây cừa cổ thụ tỏa vầng lá u sầm xuống xóm thuyền xúm xít; từ những nơi ấy, vẫn lập lòe trong đêm sương những ánh lửa thuyền chài của một linh hồn mô tê xưa cũ mà không một thành phố hiện đại nào còn nhìn thấy được. Những chi lưu ấy, cùng với hai hòn đảo nhỏ trên sông đã làm giảm hẳn lưu tốc của dòng nước, khiến cho sông Hương khi đi qua thành phố đã trôi đi chậm, thực chậm, cơ hồ chỉ còn là một mặt hồ yên tĩnh. Tôi đã đến Lê-nin-grat, có lúc đứng nhìn sông Nê-va cuốn trôi những đám băng lô xô, nhấp nháy trăm màu dưới ánh sáng mặt trời mùa xuân, mỗi phiến băng chở một con hải âu nghịch ngợm đứng co lên một chân, thích thú với chiếc thuyền xinh đẹp của chúng và đoàn tàu tốc hành lạ lùng ấy với những hành khách tí hon của nó băng băng lướt qua trước cung điện Pê-téc-bua cũ để ra bể Ban-tích. […] Hai nghìn năm trước, có một người Hi Lạp tên là Hê-ra-clít, đã khóc suốt đời vì những dòng sông trôi đi qua nhanh, thế vậy! Lúc ấy, tôi nhớ lại con sông Hương của tôi, chợt thấy quý điệu chảy lặng lờ của nó khi ngang qua thành phố… Đấy là điệu slow tình cảm dành riêng cho Huế, có thể cảm nhận được bằng thị giác qua trăm nghìn ánh hoa đăng bồng bềnh vào những đêm hội rằm tháng Bảy từ điện Hòn Chén trôi về, qua Huế bỗng ngập ngừng như muốn đi muốn ở, chao nhẹ trên mặt nước như những vấn vương của một nỗi lòng.
(Trích Ai đã đặt tên cho dòng sông?, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Ngữ văn 12, Tập một)
Cảm nhận vẻ đẹp của hình tượng sông Hương trong đoạn trích trên. Từ đó, nhận xét về tình cảm của Hoàng Phủ Ngọc Tường dành cho xứ Huế.
————-HẾT————-
ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 2
I. ĐỌC – HIỂU
Câu 1. Thể thơ: tự do
Câu 2. Theo văn bản, gia tài cha tặng mẹ khi trở về sau cuộc chiến tranh bao gồm: mái tóc pha sương, những vết thương trên ngực, chiếc ba lô gió sương đã gội.
Câu 3.
– Biện pháp tu từ điệp từ được sử dụng trong đoạn trích: hai mươi năm … hai mươi năm
– Hiệu quả:
Câu 4.
– Học sinh nêu được thông điệp có ý nghĩa, lí giải thuyết phục, hợp lí.
Gợi ý thông điệp có thể rút ra: tấm lòng bao dung rộng mở của mẹ; mẹ là điểm tựa bình yên cho tâm hồn; sự chở che suốt đời của mẹ đối với con…
II. LÀM VĂN
Câu 1.
a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn
Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Ý nghĩa của sự hi sinh.
c. Triển khai vấn để nghị luận
d. Chính tả, ngữ pháp
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
e. Sáng tạo
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề cần nghị luận, có cách diễn đạt mới mẻ.
Câu 2
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận
Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
– Vẻ đẹp của hình tượng sông Hương trong không gian kinh thành Huế.
– Nhận xét tình cảm của tác giả dành cho xứ Huế.
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm
Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ
* Nhận xét về tình cảm của tác giả dành cho Huế
– Tình yêu thiết tha, sâu nặng dành cho thiên nhiên, con người và truyền thống văn hóa xứ Huế.
– Thể hiện lòng yêu nước, tinh thần dân tộc gắn liền với truyền thống văn hóa, lịch sử lâu đời của mảnh đất cố đô.
d. Chính tả, ngữ pháp
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
e. Sáng tạo
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề cần nghị luận, có cách diễn đạt mới mẻ.
—(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 2 vui lòng xem online hoặc đăng nhập vào Học247 để tải về máy)—
I. ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi từ câu 1 đến câu 4:
Có những quá trình không phải hoài thai, không đẻ gì (theo nghĩa hẹp và theo nghĩa đen sinh học) nhưng rất khổ đau và nặng nhọc đèo bòng. Ngọc trai nguyên chỉ là một hạt cát, một hạt bụi biển xâm lăng vào vỏ trai, lòng trai. Cái bụi bặm khách quan nơi rốn bể lẻn vào cửa trai. Trai xót lòng. Máu trai liền tiết ra một thứ nước dãi bọc lấy cái hạt buốt sắc. Có những cơ thể trai đã chết ngay vì hạt cát từ đâu bên ngoài gieo vào giữa lòng mình (và vì trai chết nên cát bụi kia vẫn chỉ là hạt cát). Nhưng có những cơ thể trai vẫn sống, sống lấy máu, lấy rãi mình ra mà bao phủ lấy hạt đau, hạt xót. Tới một thời gian nào đó, hạt cát khối tình con, cộng với nước mắt hạch trai, đã trở thành lõi sáng của một hạt ngọc tròn trặn ánh ngời.
Câu 1. Hãy ghi lại câu văn nêu khái quát chủ đề của đoạn trích trên? (0,5 điểm)
Câu 2. Hãy giải thích ý nghĩa của hình ảnh “hạt cát khối tình con” (0,25 điểm)
Câu 3. Xác định biện pháp tu từ nghệ thuật của đoạn văn trên? (0,25 điểm)
Câu 4. Từ đoạn văn trên anh (chị) có thể rút ra bài học gì trong cuộc sống? Trả lời 5- 7 dòng (0,5 điểm)
II. LÀM VĂN (7,0 ĐIỂM)
Câu 1. (2,0 điểm)
Anh/chị hãy viết đoạn văn (không quá 200 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân về ý kiến: ” Đừng trông đợi một phép màu hay một ai đó sẽ mang hạnh phúc đến cho bạn.”
Câu 2. (5,0 điểm)
Về bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh, có ý kiến cho rằng: Tình yêu của người phụ nữ trong bài thơ vừa vẹn nguyên biểu hiện muôn đời của tình yêu truyền thống vừa mang tính hiện đại của tình yêu hôm nay.
Bằng cảm nhận về tình yêu của người phụ nữ trong bài thơ Sóng, anh/chị hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
———–HẾT———–
ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 3
I. ĐỌC – HIỂU
Câu 1. Câu văn nêu khái quát chủ đề của văn bản: có những quá trình không phải hoài thai, không đẻ gì (theo nghĩa hẹp và nghĩa đen sinh học) nhưng rất khổ đau và nặng nhọc, đèo bòng.
Câu 2. Ý nghĩa hình ảnh “hạt cát khối tình con” là kết quả của quá trình hình thành ngọc trai. Ý nghĩa sâu xa đó là để có được sự thành công trong cuộc sống thì con người phải trải qua rất nhiều gian nan, thử thách. Hoặc: để sinh thành ra đứa con thì bà mẹ phải trải qua sự vất vả, khó nhọc thậm chí sự hi sinh.
Câu 3.
– Biện pháp tu từ nổi bật của đoạn văn trên là nhân hóa: (Cái bụi bặm khách quan nơi rốn bể lẻn vào cửa trai. Trai xót lòng. Máu trai liền tiết ra một thứ nước dãi bọc lấy cái hạt buốt sắc. Nhưng có những cơ thể trai vẫn sống, sống lấy máu, lấy rãi mình ra mà bao phủ lấy hạt đau, hạt xót).
– Biện pháp ẩn dụ: hạt cát khối tình con
Câu 4.
Bài học cuộc sống từ văn bản trên:
+ Chúng ta luôn phải nhớ tới công lao sinh thành, sự hi sinh của cha mẹ và biết thương cha mẹ.
+ Để có được thành quả lao động thì con người phải trải qua nhiều khó khăn, thử thách.
II. LÀM VĂN
Câu 1. Nghị luận xã hội (2,0 điểm)
Yêu cầu về hình thức:
Viết đoạn văn khoảng 200 chữ
Trình bày mạch lạc, rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu
Yêu cầu về nội dung:
1. Giải thích: (0,5 điểm)
2. Bàn luận (1,0 điểm)
3. Bài học nhận thức và hành động (0,5 điểm)
– Cá nhân đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra hạnh phúc của cuộc đời mình.Không nên lệ thuộc và ỷ nại trông chờ vào hoàn cảnh hay người khác.
– Cần tích cực tham gia vào các hoạt động tập thể xã hội để tìm kiếm và tạo ra hạnh phúc.
– Liên hệ bản thân
Câu 2. (5,0 điểm)
* Giải thích ý kiến: (1,0 điểm)
* Phân tích, chứng minh ( 2 điểm)
* Bình luận, đánh giá ý kiến (0,5 điểm)
—(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 3 vui lòng xem online hoặc đăng nhập vào Học247 để tải về máy)—
I. ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm)
Đọc văn bản:
Để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, cần phải huy động sự tham gia tích cực của gia đình, nhà trường và xã hội. Trước hết, trong mỗi gia đình, bố mẹ phải có ý thức uốn nắn lời ăn tiếng nói hàng ngày của con cái. Nếu bố mẹ nói năng không chuẩn mực, thiếu văn hóa thì con cái sẽ bắt chước. Đặc biệt, trong nhà trường, việc rèn giũa tính chuẩn mực trong sử dụng tiếng Việt cho học sinh phải được xem là một nhiệm vụ quan trọng và thường xuyên… Ngoài ra, các phương tiện thông tin đại chúng cũng phải tuyên truyền và nêu gương trong việc sử dụng tiếng Việt đúng chuẩn mực, đồng thời tích cực lên án các biểu hiện làm méo mó tiếng Việt.
Trả lời các câu hỏi:
Câu 1. Đoạn văn trên đề cập đến vấn đề gì? (0,25 điểm)
Câu 2. Tại sao trong việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, phải huy động sự tham gia tích cực của gia đình, nhà trường và xã hội? (0,25 điểm)
Câu 3. Theo anh (chị), chuẩn mực tiếng Việt được thể hiện ở những mặt nào? (0,5 điểm)
Câu 4. Viết một đoạn văn ngắn trình bày nhiệm vụ của người học sinh trong việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. (0,5 điểm)
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Anh/chị có suy nghĩ gì trước vấn nạn: “…thực phẩm bẩn tràn lan như hiện nay như là cái u ác tính cho cả dân tộc” ? Hãy viết một đoạn văn ngắn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của mình.
Câu 2 (5,0 điểm) Phân tích bức tượng người lính Tây Tiến qua đoạn thơ sau
“…Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá,dữ oai hùm
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới,
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm.
Rải rác biên cương mồ viễn xứ,
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh,
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành”
(Tây Tiến – Quang Dũng)
————-HẾT————-
ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 4
I. ĐỌC – HIỂU
Câu 1. Đoạn văn đề cập vai trò, trách nhiệm của gia đình, nhà trường và xã hội đối với việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
Câu 2. Để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, phải huy động sự tham gia tích cực của gia đình, nhà trường và xã hội là vì: gia đình, nhà trường, xã hội đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng chuẩn mực ngôn ngữ cho cộng đồng. Đó cũng là nơi những biểu hiện lệch lạc trong cách sử dụng tiếng Việt được điều chỉnh, uốn nắn một cách tích cực và có hiệu quả.
Câu 3. Chuẩn mực tiếng Việt được thể hiện toàn diện trên các mặt: ngữ âm – chính tả, từ vựng, ngữ pháp, phong cách ngôn ngữ (phát âm đúng; viết đúng hình thức văn tự của từ; sử dụng từ ngữ chuẩn xác; đặt câu đúng ngữ pháp tiếng Việt; dùng tiếng Việt, tạo lập các kiểu loại văn bản phù hợp với những bối cảnh giao tiếp khác nhau).
Câu 4. Đoạn văn cần viết ngắn gọn, các câu đúng ngữ pháp và liên kết chặt chẽ để làm nổi bật chủ đề: trách nhiệm của học sinh trong việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Các ý có thể có: tự mình phải thường xuyên học tập để có thể nói đúng, viết đúng; góp phần vào việc ngăn chặn những xu hướng tiêu cực đang làm méo mó tiếng Việt.
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
a. Giải thích (0,25 điểm)
– Thực phẩm bẩn là những thực phẩm chứa các chất độc hại, tác động tiêu cực đến sức khỏe và tính mạng con người.
– U ác tính: nguyên nhân gây ra căn bệnh ung thư, là mầm mống hủy hoại hủy hoại sức khỏe của dân tộc, giống nòi.
b. Thực trạng (0,25 điểm)
– Thực phẩm bẩn đang hoành hành tràn lan trở thành quốc nạn…
– Hầu hết thức ăn ta ăn đều có chứa chất độc hại:thịt có chất tạo nạc, rau có thuốc trừ sâu; làm đỗ, ruốc bằng hóa chất..
– Thực phẩm bẩn gây ra những ảnh hưởng xấu về sức khỏe con người: ngộ độc, tiềm ẩn nguy cơ mắc các căn bệnh nan y…
c. Nguyên nhân (0,5 điểm)
d. Hậu quả (0,25 điểm)
e. Giải pháp (0,5 điểm)
– Nâng cao hiểu biết cho cả người sản xuất lẫn người tiêu thụ về tác hại khôn lường, lâu dài của việc sản xuất, tiêu thụ, sử dụng thực phẩm bẩn.
– Xử lí thích đáng việc sản xuất, tiêu thụ thực phẩm bẩn.
– Đẩy mạnh sản xuất thực phẩm hữu cơ, sạch, an toàn cho sức khỏe.
Câu 2. (5,0 điểm)
I. Mở bài: Giới thiệu tác giả, hoàn cảnh sáng tác và cảm hứng chủ đạo của bài thơ.
II. Thân bài:
a. Giới thiệu khái quát tác phẩm
b. Đoạn thơ tập trung vào khắc họa hình ảnh người lính Tây Tiến bằng bút pháp lãng mạn nhưng không thoát ly hiện thực với cảm xúc bi tráng.
III. Kết bài:
– Khắc họa người lính Tây Tiến bằng bút pháp lãng mạn và hiện thực
– Ngợi ca tấm gương chiến đấu hi sinh vì tổ quốc với tinh thần Quyết tử cho tổ quốc quyết sinh của những anh lính vệ quốc.
—(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 4 vui lòng xem online hoặc đăng nhập vào Học247 để tải về máy)—
I. ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4:
“(1) Thật vậy, Nguyễn Du, đại thi hào của dân tộc từng viết: “Sách vở đầy bốn vách/ Có mấy cũng không vừa”. Đáng tiếc, cuộc sống hiện nay dường như “cái đạo” đọc sách cũng dần phôi pha. Sách in nhiều nơi không bán được, nhiều nhà xuất bản đóng cửa vì thua lỗ, đặc biệt sách bị cạnh tranh khốc liệt bởi những phương tiện nghe nhìn như ti vi, Ipad, điện thoại Smart, và hệ thống sách báo điện tử trên Internet. Nhiều gia đình giàu có thay tủ sách bằng tủ … rượu các loại. Các thư viện lớn của các thành phố hay của tỉnh cũng chỉ hoạt động cầm chừng, cố duy trì sự tồn tại.
(2) Bỗng chợt nhớ khi xưa còn bé, với những quyển sách giấu trong áo, tôi có thể đọc sách khi chờ mẹ về, lúc nấu nồi cơm, lúc tha thẩn trong vườn, vắt vẻo trên cây, lúc chăn trâu, lúc chờ xe bus… Hay hình ảnh những công dân nước Nhật mỗi người một quyển sách trên tay lúc ngồi chờ tàu xe, xem hát, v.v… càng khiến chúng ta thêm yêu mến và khâm phục. Ngày nay, hình ảnh ấy đã bớt đi nhiều, thay vào đó là cái máy tính hay cái điện thoại di động. Song sách vẫn luôn cần thiết, không thể thiếu trong cuộc sống phẳng hiện nay…”
(Trích “Suy nghĩ về đọc sách” – Trần Hoàng Vy, Báo Giáo dục & Thời đại, Thứ hai ngày 13.4.2015)
Câu 1. Hãy ghi lại câu văn nêu khái quát chủ đề của đoạn trích trên.
Câu 2. Trong đoạn (2), tác giả chủ yếu sử dụng thao tác lập luận nào?
Câu 3. Hãy giải thích vì sao tác giả lại cho rằng: “cuộc sống hiện nay dường như “cái đạo” đọc sách cũng dần phôi pha”?
Câu 4. Anh/chị hãy nêu ít nhất 02 tác dụng của việc đọc sách. Trả lời trong khoảng 5-7 dòng.
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) chia sẻ câu trả lời của anh/chị cho câu hỏi về hạnh phúc: “Là đem đến niềm vui cho người khác? Hay chính là sự hài lòng của riêng bản thân mình?”
Câu 2. (5,0 điểm)
Cảm nhận của anh/chị về hình tượng người lái đò trong tác phẩm Người lái đò sông Đà (Nguyễn Tuân) và những nét độc đáo trong nghệ thuật miêu tả nhân vật của tác giả.
———–HẾT———–
ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 5
I. ĐỌC – HIỂU
Câu 1. Câu văn nêu khái quát chủ đề của văn bản: Song sách vẫn luôn cần thiết, không thể thiếu trong cuộc sống phẳng hiện nay.
Câu 2. Trong đoạn (2), tác giả chủ yếu sử dụng thao tác lập luận so sánh.
Câu 3. Tác giả cho rằng “cuộc sống hiện nay dường như “cái đạo” đọc sách cũng dần phôi pha” vì ở thời đại công nghệ số, con người chỉ cần gõ bàn phím máy tính hoặc điện thoại di động đã có thể tiếp cận thông tin ở nhiều phương diện của đời sống, tại bất cứ nơi đâu, trong bất kì thời gian nào, nên việc đọc sách đã dần trở nên phôi pha.
Câu 4. Nêu ít nhất 02 tác dụng của việc đọc sách. Câu trả lời phải chặt chẽ, có sức thuyết phục.
II. LÀM VĂN
Câu 1. (2,0 điểm)
Gợi ý trình bày
Mở đoạn:(0,25 điểm)Nêu được vấn đề cần nghị luận: chia sẻ suy nghĩ của bản thân về hạnh phúc: Là đem đến niềm vui cho người khác? Hay chính là sự hài lòng của riêng bản thân mình?
Thân đoạn:(1,5 điểm) Học sinh chia sẻ câu trả lời của mình, thực chất là bày tỏ ý kiến về hai quan niệm hạnh phúc.
* Giải thích (0,5 điểm): Hạnh phúc là niềm vui, sự hài lòng khi con người đạt được những điều tốt đẹp.
* Bình luận (0,5 điểm): Khẳng định quan niệm trong hai câu hỏi đều đúng:
Kết đoạn: (0,25 điểm) Khẳng định lại ý nghĩa của việc lựa chọn quan niệm hạnh phúc để tạo ra hạnh phúc và có cuộc sống hạnh phúc.
Câu 2. (5,0 điểm)
* Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận. (0,25 đ)
* Xác định đúng vấn đề nghị luận: Phân tích hình tượng người lái đò (0,5 điểm)
* Triển khai vấn đề nghị luận thành những luận điểm phù hợp, có sự liên kết chặt chẽ, sử dụng tốt các thác tác lập luận để trình bày các luận điểm, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng (3,25 đ).
1. Giới thiệu khái quát về tác giả, hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm
2. Phân tích hình tượng người lái đò sông Đà
– Giới thiệu khái quát về người lái đò:
– Các phẩm chất nổi bật của nhân vật được thể hiện qua cuộc giáp chiến căng thẳng với con sông Đà hung bạo
– Nghệ thuật xây dựng hình tượng
– Khắc họa hình tượng người lái đò Sông Đà, nhà văn Nguyễn Tuân đã sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật đặc sắc- Ý nghĩa quan trọng của việc khắc họa vẻ đẹp hình tượng nhân vật trong việc thể hiện tư tưởng , quan niệm về cái Đẹp của tác giả: qua hình tượng này, Nguyễn Tuân thể hiện quan niệm người anh hùng đâu chỉ có trong chiến đấu mà có thể xuất hiện hàng ngày trong cuộc sống lao động bình dị.
– Ông lái đò là một hình tượng đẹp về người lao động mới bình dị vừa cần cù, dũng cảm vừa khéo léo tài hoa – một chất vàng mười của Tây Bắc, của đất nước trong thời kì xây dựng chủ nghĩa xã hội.
– Phân tích những nét độc đáo trong cách miêu tả nhân vật ông lái đò của Nguyễn Tuân:
3. Đánh giá
Thông qua tác phẩm, tác giả đã khẳng định, ngợi ca vẻ đẹp của thiên nhiên và người lao động ở miền Tây Bắc của Tổ quốc. Những con người lao động bình dị, cần cù nhưng không chịu khuất phục trước những thử thách của thiên nhiên. Đồng thời tác phẩm cũng thể hiện tình yêu mến, sự gắn bó thiết tha của Nguyễn Tuân đối với đất nước và con người Việt Nam.
—(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 5 vui lòng xem online hoặc đăng nhập vào Học247 để tải về máy)—
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2021-2022 có đáp án trường THPT Phùng Hưng. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Lop12.com để tải tài liệu về máy tính.
Các em quan tâm có thể tham khảo tài liệu cùng chuyên mục:
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.