TRƯỜNG THPT NGÔ THỜI NHIỆM
|
ĐỀ THI THỬ THPT QG
MÔN: NGỮ VĂN
NĂM HỌC: 2021-2022
(Thời gian làm bài: 120 phút)
|
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm): Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu dưới đây:
Khi con người ngày càng tin vào bản thân, một công thức mới để thu thập trị thức về đạo đức xuất hiện: Tri thức= Trải nghiệm x Sự nhạy cảm.(…).
Thế thì các trải nghiệm” chính xác là gì? Chúng không phải là dữ liệu thực nghiệm. Một trải nghiệm không làm từ nguyên tử, sóng điện từ, protein hay các Con số. Thay vào đó, một trải nghiệm là hiện tượng chủ quan tạo thành tít bà yêu và chinh, cảm giác, cảm xúc và suy nghĩ vào bất kì thời điểm cụ thể nào, trải nghiệm của tôi cũng cấu thành từ tất cả mọi thứ tôi cảm nhận, nhiệt độ, vui thú, sự căng thẳng. ), mọi xúc cảm tôi cảm thấy ( yêu, giận, sợ…)và bất kì suy nghĩ nào nảy sinh trong đầu tôi..
Thế thì “sự nhạy cảm” là gì? Nó bao gồm hai thứ. Thứ nhất, chú ý đến các cảm giác, cảm xúc, suy nghĩ của tôi. Thứ hai cho phép những cảm giác, cảm xúc, suy nghĩ đó tác động lên tôi. Dĩ nhiên, tôi không cho phép mọi rung động thoáng qua cuốn mình đi. Thế nhưng tôi cũng nên cởi mở đón nhận những trải nghiệm mới và cho phép chúng thay đổi quan điểm, hành vi của tôi và thậm chí tính cách của tôi.
(Theo Homo Deus – Lược sử tương lai, Yuval Noah Harari, Dương Ngọc Trà dịch, Nxb Thế Giới, Năm 2018, Trang 283)
Câu 1. Theo tác giả, có những yếu tố chính nào tạo nên một trải nghiệm?
Câu 2. Anh, chị hiểu như thế nào về công thức: Tri thức = Trải nghiệm x Sự nhạy cảm?
Câu 3. Theo anh, chị Trải nghiệm và sự nhạy cảm có mối quan hệ với nhau như thế nào?
Câu 4. Anh chị có đồng tình với quan điểm tôi không cho phép mọi rung động thoáng qua cuốn mình đi không? Vì sao?
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm):
– Từ nội dung phần đọc – hiểu, hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/ chị về ý nghĩa của trải nghiệm trong cuộc sống.
Câu 2 (5.0 điểm): Xuân Quỳnh đã mở đầu bài thơ Sóng bằng:
Dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẽ
Sông không hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể
Ôi con sóng ngày xưa
Và ngày sau vẫn thế
Nỗi khát vọng tình yêu
Bồi hồi trong ngực trẻ
Và kết thúc là:
Làm sao được tan ra
Thành trăm con sóng nhỏ
Giữa biển lớn tình yêu
Để ngàn năm còn vỗ.
(Trích Sóng – Xuân Quỳnh, Ngữ văn 12 – Tập một, NXB Giáo dục, 2008, tr 155-156)
Cảm nhận của anh, chị về khát vọng tình yêu được thể hiện trong hai đoạn thơ trên. Từ đó, nhận xét về sự chuyển biến trong nhận thức tình yêu của người phụ nữ.
—- HẾT —-
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm):
Câu 1. Theo tác giả, những yếu tố chính tạo nên một trải nghiệm là: cảm giác, cảm xúc và suy nghĩ.
Câu 2. Công thức: Tri thức – Trải nghiệm x Sự nhạy cảm có thể hiểu là: Tri thức là kết quả của những trải nghiệm và sự nhạy cảm. Tri thức được tìm kiếm và tích lũy bằng cách phải dành nhiều thời gian để trải nghiệm và mài giũa độ nhạy bén của bản thân.
Câu 3. Mối liên hệ giữa Trải nghiệm và Sự nhạy cảm: chúng có tác động qua lại, bổ sung cho nhau. Không thể có những trải nghiệm nếu thiếu đi sự nhạy cảm. Và trải nghiệm tạo điều kiện cần thiết để sự nhạy cảm phát triển.
Câu 4.
Anh chị có đồng tình với quan điểm tôi không cho phép mọi rung động thoáng qua cuốn mình đi không? Vì sao?
-> Thí sinh trình bày suy nghĩ riêng của mình. Việc lí giải phải có sức thuyết phục, đảm bảo chuẩn mực về đạo đức, nghiêm túc, cầu tiến.
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm):
Có thể theo hướng sau:
– Trải nghiệm là những xúc cảm và suy tư lắng lại sau những gì trải qua trong cuộc đời.
– Trải nghiệm để hiểu mình, để khám phá bản thân, để mỗi người thay đổi, trưởng thành và hoàn thiện.
– Trải nghiệm để mở rộng vốn sống và sự hiểu biết, để hiểu cuộc sống và mọi người xung quanh, từ đó biết gắn bó và cống hiến nhiều hơn cho cuộc đời.
– Trải nghiệm giúp cuộc sống của mỗi người giàu có và phong phú hơn, thú vị và có giá trị nhiều hơn.
Câu 2 (5.0 điểm):
Cùng tham khảo dàn ý sau:
* Mở bài: Giới thiệu khái quát tác giả, tác phẩm và hai đoạn thơ
* Thân bài: Cảm nhận khát vọng tình yêu trong hai đoạn thơ
– Khát vọng tình yêu trong hai khổ đầu:
+ Khát vọng vươn tới một tình yêu lớn lao, rộng mở để hiểu mình, để khám phá bản thân.
+ Khát vọng tình yêu mãi luôn bất diệt. Chừng nào trái tim còn trẻ, chừng ấy khát vọng yêu vẫn bồi hồi vỗ sóng trong lồng ngực.
– Khát vọng tình yêu trong khổ thơ cuối: khát vọng muốn hóa thân vào sóng để bất tử cùng tình yêu, để dâng hiến hết mình, cho tình yêu vĩnh hằng.
– Nghệ thuật thể hiện khát vọng tình yêu trong hai đoạn thơ: Sáng tạo thành công hình tượng sóng để bộc lộ và giãi bày khát vọng tình yêu; thể thơ năm chữ với nhịp điệu linh hoạt, nhịp nhàng gợi âm vang của sóng, sự biến chuyển của cảm xúc; ngôn từ giản dị, trong sáng, giàu sức biểu cảm.
* Nhận xét về sự biến chuyển trong nhận thức tình yêu của người phụ nữ qua hai đoạn thơ.
– Điểm thống nhất: Ở cả hai đoạn thơ, tình yêu với người phụ nữ luôn là tình cảm mãnh liệt, lớn lao và bất diệt.
—(Để xem tiếp đáp án phần Làm văn vui lòng xem online hoặc đăng nhập vào Học247 để tải về máy)—
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
Cô ơi !
Cô không phải người nông dân một nắng hai sương làm ra hạt thóc, nhưng cô dạy con biết quý bát cơm chan chứa mồ hôi. Cô không phải người công nhân kĩ sư kiến thiết mọi nơi, nhưng cô xây cho đời một tương lai phía trước.
Cha mẹ là người cho con cuộc sống, bạn bè là những chỗ dựa niềm tin, thử thách rồi những thất bại đã cho con trưởng thành hơn thì chính cô là người dạy con vượt qua khó khăn vấp ngã trên đường đời. Chính cô là người nâng niu, uốn nắn cho con từng lời ăn tiếng nói, từng cử chỉ dáng đi. Con lớn dần trong vòng tay yêu thương của cô mà không hay rằng ba năm học đã sắp kết thúc. Con sắp phải xa cô thật rồi sao? Con chỉ muốn mãi là cô trò nhỏ được cắp sách vở đến trường, ngày ngày được nghe cô giảng bài.
Nhưng con phải đi để còn nhường chỗ cho thế hệ các em học sinh mới. Đây cũng là lúc con vận dụng những bài học về cuộc đời của cô ở ngôi trường khác, to lớn hơn trường mình.
(Trích Thư gửi cô ngày tri ân, nguồn internet)
Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản. (0,5 điểm)
Câu 2. Anh/ chị hiểu như thế nào về dòng tâm sự: Cha mẹ là người cho con cuộc sống, bạn bè là những chỗ dựa niềm tin, thử thách rồi những thất bại đã cho con trưởng thành hơn thì chính cô là người dạy con vượt qua khó khăn vấp ngã trên đường đời. (0,5 điểm)
Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ nổi bật nhất trong câu: Chính cô là người nâng niu, uốn nắn cho con từng lời ăn tiếng nói, từng cử chỉ dáng đi. (1,0 điểm)
Câu 4. Từ văn bản, anh/chị hãy rút ra thông điệp có ý nghĩa nhất với bản thân (1,0 điểm)
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về lòng biết ơn.
Câu 2 (5,0 điểm)
Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau:
– Mình về mình có nhớ ta
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng .
Mình về mình có nhớ không
Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn ?
– Tiếng ai tha thiết bên cồn
Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi
Áo chàm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay….
(Trích Việt Bắc – Tố Hữu – Ngữ văn 12, tập 1. 2008)
Từ đó, liên hệ với đoạn thơ sau và rút ra nhận xét về tình cảm cách mạng của Tố Hữu
Tôi đã là con của vạn nhà
Là em của vạn kiếp phôi pha
Là anh của vạn đầu em nhỏ
Không áo cơm cù bất cù bơ
(Trích Từ ấy – Tố Hữu Ngữ văn 11, tập 2. 2007)
—- HẾT —-
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2
Phần I: Đọc – hiểu
Câu 1: Phong cách ngôn ngữ văn bản: sinh hoạt
Câu 2: Về dòng tâm sự: “Cha mẹ là người cho con cuộc sống, bạn bè là những chỗ dựa niềm tin, thử thách rồi những thất bại đã cho con trưởng thành hơn thì chính cô là người dạy con vượt qua khó khăn vấp ngã trên đường đời” có thể được hiểu như sau:
– Cha mẹ có công sinh thành dưỡng dục, nuôi con nên người;
– Bạn bè là người gần gũi, giúp ta có sức mạnh tinh thần
– Thử thánh, thất bại là bài học của sự thành công
– Cô giáo là người mẹ hiền, nâng đỡ cho bao thế hệ học sinh vượt qua mọi chông gai trong cuộc sống
Câu 3:
– Biện pháp tu từ nổi bật nhất trong câu đó là phép liệt kê: nâng niu, uốn nắn, lời ăn tiếng nói, cử chỉ, dáng đi
– Tác dụng: tạo nên cách diễn đạt giàu hình ảnh, mang ý nghĩa ca ngợi tình cảm yêu thương của cô dành cho học trò như tình cảm của người mẹ dành cho những đứa con; đồng thời thể hiện niềm xúc động và lòng biết ơn của học trò dành cho cô giáo trong ngày chia tay.
Câu 4: Gợi ý làm bài
– Trình bày 1 thông điệp tâm đắc nhất và có lí giải vì sao
- Tri ân là đạo lí truyền thống của dân tộc
- Thầy cô là kĩ sư tâm hồn
- Nghề giáo là nghề cao quý…
Phần II. Làm văn
Câu 1: Dàn ý tham khảo
I. Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần bàn luận
– Từ xa xưa, ông bà ta có câu “uống nước nhớ nguồn”, một câu nói dạy bao thế hệ về lòng biết ơn. Lòng biết ơn là một đức tính cao quý và đẹp của con người. Truyền thống về lòng biết ơn đã được bao đời thế hệ cha ông gìn giữ và phát huy. Để tiếp nối ông cha thì thế hệ trẻ cũng đã gìn giữ nét đẹp để hiểu thêm về lòng biết ơn, chúng ta cùng đi tìm hiểu về “Lòng biết ơn”.
II. Thân bài
1. Giải thích thế nào là “lòng biết ơn”?
– Lòng biết ơn là sự ghi nhớ công ơn, tình cảm mà người khác mang lại cho mình. Những hành động, việc làm mà họ hi sinh để mang lại niềm hay hạnh phúc hay niềm vui cho mình.
2. Biểu hiện của lòng biết ơn
– Luôn ghi nhớ công ơn của họ trong long
– Có những hành động thể hiện sự biết ơn
– Luôn mong muốn đền áp công ơn của những người đã giúp đỡ mình
3. Tại sao phải có lòng biết ơn?
– Vì đó là nghĩa cử, truyền thống tốt đẹp của ông cha ta từ bao đời xưa.
– Lòng biết ơn là một tình cảm cao đẹp và thiêng liêng của mỗi con người.
– Mỗi công việc chúng ta thành công không phải tự nhiên mà có, dù lớn hay nhỏ cũng có sự giúp đỡ của ai đó, vậy nên ta cần phải có lòng biết ơn.
4. Mở rộng vấn đề
– Có một số người hiện nay không có lòng biết ơn.
VD: Ăn cháo đá bát, qua cầu rút ván, …
III. Kết bài
– Nêu cảm nghĩ về lòng biết ơn
– Nêu những công việc và thể hiện lòng biết ơn.
—(Để xem tiếp đáp án những câu còn lại vui lòng xem online hoặc đăng nhập vào Học247 để tải về máy)—
I. Đọc hiểu (3 điểm).
Anh/chị hãy đọc văn bản sau đây rồi trả lời các câu hỏi từ 1 đến 4:
“Im lặng là vàng”
Người đời đã dặn
Xóa công dã tràng
Biển đền muối mặn
Đất đai trầm mặc
Cây đời nảy tươi
Mặc cho bão táp
Gió mưa dập vùi
Sinh ra làm người
Cả đời tập nói
Rồi ta tập im
Tạ từ thế giới
Tập như trái đất
Lặng thầm mà quay
Tập như trăng sáng
Lặng im mà đầy
Tập như búi cỏ
Đan trong nắng vàng
Bầy chim khép mỏ
Bay vào mênh mang…
(Phạm Khải, NXB Giáo dục, 2005)
Câu 1: Xác định phong cách chức năng ngôn ngữ của văn bản. Nêu đặc điểm của phong cách ngôn ngữ đó.
Câu 2: Nêu ý hiểu của anh/chị về hai câu thơ: Xóa công dã tràng Biển đền muối mặn
Câu 3: Chỉ ra và phân tích hiệu quả của hai biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản.
Câu 4:
Thông điệp ý nghĩa nhất mà anh/chị nhận được từ bài thơ là gì? (trình bày trong khoảng 5 câu văn)
II. Làm văn
Câu 1 (2 điểm) Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 từ) trả lời câu hỏi: có phải lúc nào im lặng cũng là vàng?
Câu 2 (5 điểm)
“Khi Chí Phèo mở mắt thì trời đã sáng lâu. Mặt trời chắc đã cao, và nắng bên ngoài chắc là rực rỡ. Cứ nghe chim ríu rít bên ngoài là đủ biết. Nhưng trong cái lều ẩm thấp vẫn chỉ hơi tờ mờ. Ở đây người ta thấy chiều lúc xế trưa và gặp đêm thì bên ngoài trời vẫn sáng. Chưa bao giờ Chí Phèo nhận thấy thế bởi chưa bao giờ hết say.
Nhưng bây giờ thì hắn tỉnh. Hắn bâng khuâng như tỉnh dậy, hắn thấy miệng đắng, lòng mơ hồ buồn. Người thì bủn rủn, chân tay không buồn nhấc, hay là đói rượu, hắn hơi rùng mình. Ruột gan lại nôn nao lên một tý. Hắn sợ rượu cũng như những người ốm sợ cơm. Tiếng chim hót ngoài kia vui vẻ quá! Có tiếng cườu nói của những người đi chợ. Anh thuyền chài gõ mái chèo đuổi cá.
Những tiếng quen thuộc ấy hôm nào chả có. Nhưng hôm nay hắn mới nghe thấy… Chao ôi là buồn!
– Vải hôm nay bán mấy?
– Kém ba xu dì ạ.
– Thế thì còn ăn thua gì!
– Thật thế đấy. Nhưng chẳng lẽ rằng lại chơi.
Chí Phèo đoán một người đàn bà hỏi một người đàn bà khác đi bán vải ở Nam Ðịnh về. Hắn nôn nao buồn, là vì mẩu chuyện ấy nhắc cho hắn một cái gì rất xa xôi. Hình như có một thời hắn đã ao ước có một gia đình nho nhỏ. Chồng cuốc mướn cày thuê, vợ dệt vải, chúng lại bỏ một con lợn nuôi để làm vốn liếng. Khá giả thì mua dăm ba sào ruộng làm.
Tỉnh dậy hắn thấy già mà vẫn còn cô độc. Buồn thay cho đời! Có lý nào như thế được? Hắn đã già rồi hay sao? Ngoài bốn mươi tuổi đầu… Dẫu sao, đó không phải tuổi mà người ta mới bắt đầu sửa soạn. Hắn đã tới cái dốc bên kia của đời. Ở những người như hắn, chịu đựng biết bao nhiêu là chất độc, đầy đọa cực nhọc mà chưa bao giờ ốm, một trận ốm có thể gọi là dấu hiệu báo rằng cơ thể đã hư hỏng nhiều. Nó là một cơn mưa gió cuối thu cho biết trời gió rét, nay mùa đông đã đến. Chí Phèo hình như đã trông thấy trước tuổi già của hắn, đói rét và ốm đau, và cô độc, cái này còn đáng sợ hơn đói rét và ốm đau.”
(Chí Phèo, Nam Cao, SGK Ngữ Văn lớp 11, NXB GD)
“Sáng hôm sau, mặt trời lên bằng con sào, Tràng mới trở dậy. Trong người êm ái lửng lơ như người vừa ở trong giấc mơ đi ra. Việc hắn có vợ đến hôm nay hắn vẫn còn ngỡ ngàng như không phải.
Hắn chắp hai tay sau lưng lững thững bước ra sân. ánh nắng buổi sáng mùa hè sáng lóa xói vào hai con mắt còn cay xè của hắn. Hắn chớp chớp liên hồi mấy cái, và bỗng vừa chợt nhận ra, xung quanh mình có cái gì vừa thay đổi mới mẻ, khác lạ. Nhà cửa, sân vườn hôm nay đều được quét tước, thu dọn sạch sẽ gọn gàng. Mấy chiếc quần áo rách như tổ đỉa vẫn vắt khươm mươi niên ở một góc nhà đã thấy đem ra sân hong. Hai cái ang nước vẫn để khô cong ở dưới gốc ổi đã kín nước đầy ăm ắp. Đống rác mùn tung hoành ngay lối đi đã hót sạch.
Ngoài vườn người mẹ đang lúi húi giẫy những búi cỏ mọc nham nhở. Vợ hắn quét lại cái sân, tiếng chổi từng nhát kêu sàn sạt trên mặt đất. Cảnh tượng thật đơn giản, bình thường nhưng đối với hắn lại rất thấm thía cảm động. Bỗng nhiên hắn thấy hắn thương yêu gắn bó với cái nhà của hắn lạ lùng. Hắn đã có một gia đình. Hắn sẽ cùng vợ sinh con đẻ cái ở đấy. Cái nhà như cái tổ ấm che mưa che nắng. Một nguồn vui sướng, phấn chấn đột ngột tràn ngập trong lòng. Bây giờ hắn mới thấy hắn nên người, hắn thấy hắn có bổn phận phải lo lắng cho vợ con sau này. Hắn xăm xăm chạy ra giữa sân, hắn cũng muốn làm một việc gì để dự phần tu sửa lại căn nhà.”
(Vợ nhặt, Kim Lân, SGK Ngữ Văn 12, NXB GD).
Cảm nhận của anh/chị về hai đoạn văn trên.
—- HẾT —-
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3
I. Đọc hiểu (3 điểm).
Câu 1:
– Phong cách chức năng ngôn ngữ của văn bản: Nghệ thuật
– Đặc điểm của phong cách ngôn ngữ đó.
+ Đây là phong cách được dùng trong các sáng tác văn chương.
+ Đặc trưng:
- Tình hình tượng: xây dựng hình tượng chủ yếu bằng biện pháp tu từ: ẩn dụ, nhân hóa, so sánh, hoán dụ, điệp
- Tính truyền cảm: ngôn ngữ của người nói, người viết có khả năng gây cảm xúc, ấn tượng mạnh với người nghe, người đọc.
- Tính cá thể: là dấu ấn riêng của mỗi người, lặp đi lặp lại nhiều lần qua các trang viết, tạo thành phong cách nghệ thuật riêng. Tính cá thể hóa ngôn ngữ còn thể hiện trong lời nói của nhân vật trong tác phẩm.
Câu 2: Nêu ý hiểu của anh/chị về hai câu thơ: Xóa công dã tràng – Biển đền muối mặn
- Công dã tràng: ý nói có gắng công cũng vô ích.
- Có thể hiểu ý nghĩa cả 2 câu thơ: việc làm không mang ý nghĩa
Câu 3:
2 biện pháp tu từ là:
+ Điệp ngữ: tập như…
+ So sánh:
– Tác dụng: Điệp từ kết hợp với so sánh nhằm nhấn mạnh ý nghĩa, vai trò của sự im lặng trong cuộc sống con người.
Câu 4:
– Thông điệp: Im lặng là vàng
– Các em đưa ra một số ý kiến về thông điệp này
—(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 3 vui lòng xem online hoặc đăng nhập vào Học247 để tải về máy)—
I. ĐỌC HIỂU: (3,0 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4:
Bạn có tạo ra cầu chì ngắt cơn tức giận chưa? Hay bạn thường tranh cãi và đánh nhau? Tức giận là một cảm xúc lành mạnh và bình thường, nhưng khi tức giận bùng nổ và thành thói quen mất kiểm soát, sẽ gây hậu quả nghiêm trọng cho mối quan hệ, sức khỏe và tâm trí. Hiểu sâu sắc những lí do thực sự làm mình tức giận và các công cụ để quản lí cơn giận sẽ giúp bạn không bị những cơn cáu kỉnh cướp mất cuộc sống.
Cảm xúc giận dữ không tốt cũng không xấu. Nó hoàn toàn lành mạnh và bình thường nếu bạn tức giận khi bị đối xử tàn tệ hay người khác làm sai. Vấn đề không phải là cảm xúc – mà bạn làm gì khi tức giận mới đáng kể. Tức giận trở thành vấn đề khi nó hại bạn hay hại người khác.
Là người nóng tính, bạn thấy dường như cảm xúc tuột khỏi tay mình và không thể làm gì để thuần hóa con thú ấy. Tuy nhiên bạn có quyền lực trấn áp tức giận nhiều hơn bạn tưởng. Bạn có thể học cách biểu lộ tức giận mà không hại ai – không những bạn cảm thấy tốt hơn mà còn có khả năng khiến người khác đáp ứng nhu cầu của mình. Nắm rõ nghệ thuật điều khiển cơn giận là rất khó, nhưng càng thực hành bạn càng dễ dàng thành thạo. Và lợi ích đem lại rất lớn, Học cách kiểm soát giận dit và bộc lộ một cách thích đáng giúp bạn xây dựng quan hệ tốt hơn, đạt tới mục tiêu, sống lành mạnh và thoải mái hơn. .
(Trích Thêm chút khôn khéo cho đời hanh thông, Xuân Nguyễn dịch,. tr.74-75, Nhà xuất bản Trẻ, 2016)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.
Câu 2. Theo tác giả, điều gì thực sự đáng quan tâm khi rơi vào cảm xúc tức giận?
Câu 3. Anh/Chị có đồng tình với ý kiến của tác giả: “Hiểu sâu sắc những lí do thực sự làm mình tức giận và các công cụ để quản lí cơn giận sẽ giúp bạn không bị những cơn cáu kỉnh cướp mất Cuộc sống”?
Câu 4.
Anh/Chị thường làm gì để kiểm soát cảm xúc tức giận của bản thân? (Viết một đoạn văn khoảng 5 đến 7 dòng).
II. LÀM VĂN: (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Từ vấn đề được đề cập trong đoạn trích phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về tác hại của mất kiểm soát giận dữ.
Câu 2. (5,0 điểm)
Trong đoạn trích vở kịch Hồn Trương Ba da hàng thịt, Lưu Quang Vũ đã xây dựng đoạn đối thoại giữa hồn Trương Ba và xác hàng thịt:
Hồn Trương Ba: (ngồi ôm đầu một hồi lâu rồi đứng vật dậy) Không! Không! Tôi không muốn sống như thế này mãi (nhìn chân tay, thân thể) Tôi chán cái chỗ ở không phải của tôi này lắm rồi, chán lắm rồi! Cái thân thể kềnh càng thô lỗ này, ta bắt đầu sợ mi, ta chỉ muốn rời xa mỉ tức khắc! Nếu cái hồn của ta có hình thù riêng nhi, để nó được tách ra khỏi cái xác này, dù chỉ một lát!
Xác hàng thịt: Nhưng tôi là cải hoàn cảnh mà ông buộc phải qui phục! Đâu phải lỗi tại tôi … (buồn rầu) Sao ông có vẻ khinh thường tôi thể nhi? Tôi cũng đáng được quý trọng chứ! Tôi là cái bình để chứa đựng linh hồn. Nhờ tôi mà ông có thể làm lụng, cuốc xới. Ông nhìn ngắm trời đất, cây cối, những người thân… Nhờ có đôi mắt của tôi, ông cảm nhận thế giới này qua những giác quan của tôi… Khi muốn hành hạ tâm hồn con người, người ta xúc phạm thể xác… Những vị lắm chữ nhiều sách như các ông là hay vin vào có tâm hồn là quỷ, khuyên con người ta sống vì phần hồn, để rồi bỏ bê cho thân xác họ mãi khổ sở, nhếch nhác… Mỗi bữa tối đòi ăn tám, chín bát cơm, tôi thèm ăn thịt, hỏi có gì là tội lỗi nào? Lỗi là ở chỗ không có đủ tảm, chỉn bát cơm cho tôi ăn chứ!
Hồn Trương Ba: Nhưng … Nhưng…
Xác hàng thịt: Tôi thông cảm với những trò chơi tâm hồn của ông”. Nghĩa là: những lúc một mình một bóng, ông cứ việc nghĩ rằng ông có một tâm hồn bên trong cao khiết, chẳng qua vì hoàn cảnh, vì để sống mà ông phải nhân nhượng tôi. Làm xong điều xấu gì ông cứ việc đổ tội cho tôi, để ông được thanh thản. Tôi biết: Cần phải để cho tính tự ái của ông được ve vuốt. Tâm hồn là thứ lắm sĩ diện! Hà hả, miễn là… ông vẫn làm đủ mọi việc để thỏa mãn những thèm khát của tôi!
Hồn Trương Ba: Lí lẽ của anh thật ti tiện!
Xác hàng thịt: Ông đừng nên tự dằn vặt làm gì! Tôi đâu muốn làm khổ ông, bởi tôi cũng rất cần đến ông. Thôi đừng cãi cọ nhau nữa! Chẳng còn cách nào khác đâu! Phải sống hòa thuận với nhau thôi! Cái hồn vía ương bướng của tôi ơi, hãy về với tôi đây này!
Hồn Trương Ba (một mình) Mày đã thắng thế rồi đấy, cái thân xác không phải của ta ạ, mày đã tìm đủ mọi cách để lấn át ta.. (sau một lát) Nhưng lẽ nào ta lại chịu thua mày, khuất phục này và tự đánh mất mình? “Chẳng còn cách nào khác”! Mày nói như thế hả? Nhưng có thật là không còn cách nào khác? Không cần đến cái đời sống do mày mang lại! Không cần!
(Trích Hồn Trương Ba da hàng thịt, Lưu Quang Vũ, Ngữ văn 12, tr.145-148, Nxb Giáo dục, 2014)
Phân tích bi kịch Trương Ba qua đoạn đối thoại trên. Từ đó bình luận ý kiến: Con người liệu có thể giữ cho mình những giá trị tinh thần cao quý khi phải chấp nhận sống chung với sự dung tục, có tránh được sự tha hóa khi phải thường xuyên thỏa mãn những ham muốn vật chất tầm thường?
—- HẾT —-
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4
I. ĐỌC HIỂU:
Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên: Nghị luận
Câu 2. Điều thực sự đáng quan tâm khi rơi vào cảm xúc tức giận: bạn làm gì khi tức giận
Câu 3. “Hiểu sâu sắc những lí do thực sự làm mình tức giận và các công cụ để quản lí cơn giận sẽ giúp bạn không bị những cơn cáu kỉnh cướp mất Cuộc sống”
Nêu ý kiến của em đồng tình hoặc không
Câu 4.
Tham khảo đoạn văn sau:
Để kiểm soát cảm xúc tức giận của bản thân thì dù bạn đang tức giận đến đâu thì hãy cố gắng suy nghĩ về những gì bạn định nói ra, xem liệu bạn có hối hận về nó sau này hay không. Trong nhiều trường hợp, người khác chỉ muốn điều tốt cho bạn nhưng bạn lại có thể chưa hiểu và nghĩ rằng họ đang bêu xấu mình. Hãy xem lại thái độ, tác phong của bản thân mình xem mình có nên và có đáng tức giận với họ hay không. Thế nên, việc bạn cần là hãy chia sẻ với người khác, như vậy thì cảm xúc của bạn cũng dần được bình tĩnh và có thể giúp bạn loại bỏ hoàn toàn cơn giận dữ của mình.Việc bàn cần làm là hãy tìm niềm vui của chính mình, hãy tìm đến những gì bạn thích, xem một bộ phim hài hước, nghe bản nhạc tủ của bạn, bạn sẽ thấy yêu đời hơn.
II. LÀM VĂN:
Câu 1. Suy nghĩ về tác hại của mất kiểm soát giận dữ.
– Giải thích vấn đề: Giận dữ là gì? là những cảm xúc tiêu cực được hình thành khi con người bị xúc phạm, lừa dối hay thất bại….
– Bàn luận vấn đề: Tác hại của mất kiểm soát giận dữ.
+ Tác hại đối với sức khỏe bản thân
- Gây tổn thương cho gan
- Khiến não bạn nhanh chóng “già” đi
- Tổn thương dạ dày
- Tổn thương phổi
- Hệ thống miễn dịch bị tổn thương
- Thiếu oxy cho cơ tim
+ Tác hại đối với các mối quan hệ xung quanh bạn
– Giải pháp:
- Bình tĩnh hít thở đều một lúc
- Nghĩ thật kĩ trước khi nói ra để bạn không hối hận
- Hỏi lại chắc chắn những lại những lời họ nói (liệu họ nói ra lời đó trong lúc giận dữ hay không?)
- Chia sẽ với người khác để xoa dịu cơn giận dữ của bạn.
– Kết thúc vấn đề: Cho dù nguyên nhân của cơn giận xuất phát từ đâu thì nếu bạn mấy kiểm soát giận dữ sẽ chính là việc bạn đang tự trừng phạt bản thân mình. Tác hại này là không nên có và bạn cần phải khắc phục vấn đề này.
—(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 4 vui lòng xem online hoặc đăng nhập vào Học247 để tải về máy)—
Phần I: Đọc hiểu (3,0 điểm)
Đọc ngữ liệu và trả lời các câu hỏi sau:
Hiểu một cách đơn giản, tư duy phản biện là việc chúng ta không chấp nhận ngay lập tức một vấn đề, dù nó hấp dẫn và có vẻ dễ tin đến đâu. Luôn có nhiều mặt cần xem xét đối với vấn đề ấy và phải trải qua quá trình tư duy, bao gồm các giai đoạn từ thu thập dữ liệu, phân tích, lập luận, đánh giá rồi mới đi đến kết luận cuối cùng. Kết quả của quá trình đó là tính chính xác của vấn được làm sáng tỏ (…) .
Với sự lên ngôi của mạng xã hội, thông tin được chia sẻ rộng rãi trong thế giới phẳng đang thay đổi con người một cách sâu sắc. Trang bị tư duy phản biện trở thành nhu cầu thiết thân để mỗi cá nhân tồn tại được giữa những đợt sóng thông tin khổng lồ, ứng xử hợp lý trước các tác động tích cực lẫn tiêu cực mà thế giới mạng mang lại (…)
Khi nhận được một thông tin, phản ứng đầu tiên trên mạng thường là chỉ trích, thiếu quá trình xác minh thông tin đó đúng hay không, có các mặt tốt và xấu nào. Vì thế mới có các vụ thông tin giả tràn lan. Một tấm ảnh chụp bộ xe hơi đồ chơi đăng tải cũng có thể khiến dư luận dậy sóng truy tìm chủ nhân các “siêu xe”. Một thông tin xào nấu từ bài báo cũ, thêm thắt chi tiết bạo lực, cũng được lan truyền gây hoang mang sợ hãi. Những tin đồn về cái chết của ai đó, dù họ vẫn sống, được chia sẻ mà không cần suy nghĩ.
Trở thành một cư dân mạng (netizen), khá đông người trẻ rơi vào một trong hai thái cực: Hoặc vì thiếu góc nhìn riêng, lười suy xét, cảm thấy khó khăn khi phân biệt đúng sai, chúng ta đã tìm đến một số cá nhân có tiếng nói mạnh hơn, chờ đợi ý kiến và quan điểm của họ. Chính từ đây hình thành nên những đám đông dễ bị kích động, với những vụ “ném đá tập thể” đã và sẽ còn tiếp tục xảy ra. Hoặc trường hợp thứ hai, chúng ta trở thành chính các cá nhân mạnh mẽ có thể dẫn dắt đám đông, gây nên những cuộc tranh cãi ồn ào, Vấn đề là ở đây, khi trình bày quan điểm, các bước phân tích, đánh giá không được dùng đến. Tiêu chí chính xác bị bỏ qua. Mục tiêu tìm kiếm sự thật bị gạt bỏ, nhường bước cho mong muốn bằng mọi giá giành phần thắng trong cuộc chiến”. Và như thế, hầu hết những cá nhân này rơi vào bẫy ngụy biện.
(Theo “Văn hóa phản biện trong thời mạng xã hội”, Tri thức trẻ, 02/12/2017)
Câu 1: Dựa vào đoạn trích, anh/chị hãy cho biết: Hiểu một cách đơn giản, tư duy phản biện là gì?
Câu 2: Tại sao tư duy phản biện trở thành nhu cầu thiết thân của mỗi cá nhân trong thế giới phẳng hiện nay?
Câu 3: Anh/chị hiểu thế nào là “bẫy ngụy biện” được đề cập trong đoạn trích?
Câu 4: Theo anh/chị, tư duy phản biện có đồng nghĩa với sự phản đối không? Vì sao?
Phần II. Tạo lập văn bản (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Ngày nay, “cư dân mạng đang trở thành một khái niệm khá phổ biến trong sinh hoạt xã hội. Trên một số tờ báo (nhất là báo/trang tin điện tử), mệnh đề “cư dân mạng bức xúc”, “cư dân mạng xôn xao”, “cư dân mạng phát sốt”,…đang được sử dụng rộng rãi, đôi khi được coi là đại diện cho dư luận xã hội.
Theo anh/chị, cư dân mạng có thật sự là cộng đồng chân chính hay không? (Trình bày trong một đoạn văn khoảng 200 từ).
Câu 2 (5,0 điểm)
Cảm nhận của anh/chị về chất thép và chất trữ tình trong hình tượng người chiến sĩ Tây Tiến qua các đoạn thơ sau:
Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa
Kìa em xiêm áo tự bao giờ
Khèn lên man điệu nàng e ấp
Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ…
Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm
(Trích “Tây Tiến”- Quang Dũng, Ngữ Văn 12, Tập một, NXBGD,2008, tr88)
—- HẾT —-
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5
Phần I: Đọc hiểu (3,0 điểm)
Câu 1: Hiểu một cách đơn giản, tư duy phản biện là việc chúng ta không chấp nhận ngay lập tức một vấn đề, dù nó hấp dẫn và có vẻ dễ tin đến đâu.
Câu 2: Tư duy phản biện trở thành nhu cầu thiết thân của mỗi cá nhân trong thế giới phẳng hiện nay là do sự lên ngôi của mạng xã hội, thông tin được chia sẻ rộng rãi trong thế giới phẳng đang thay đổi con người một cách sâu sắc, cùng với đó là những đợt sóng thông tin khổng lồ khiến chúng ta cần có tư duy phản biện.
Câu 3:
“Bẫy ngụy biện” được đề cập trong đoạn trích chính là khi trình bày quan điểm, các bước phân tích, đánh giá không được dùng đến. Tiêu chí chính xác bị bỏ qua. Mục tiêu tìm kiếm sự thật bị gạt bỏ, nhường bước cho mong muốn bằng mọi giá giành phần thắng trong cuộc chiến
Câu 4: Theo anh/chị, tư duy phản biện có đồng nghĩa với sự phản đối không? Vì sao?
Không. Nhiều người lầm tưởng phản biện là cãi nhau, là vô lý lẽ, đó là ý nghĩa vô cùng sai lầm. Tư duy phản biện giúp chúng ta suy nghĩ đa chiều, đánh giá đúng 1 vấn đề hơn và còn có thêm nhiều bài học mới lạ cho bạn thân chúng ta khi mổ xẻ 1 vấn đề ở mọi góc cạnh.
—(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 5 vui lòng xem online hoặc đăng nhập vào Học247 để tải về máy)—
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2021-2022 Trường THPT Ngô Thời Nhiệm. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Lop12.com để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Chúc các em học tập tốt !