TRƯỜNG THPT
NGUYỄN TRI PHƯƠNG
|
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA
MÔN NGỮ VĂN
NĂM HỌC 2021-2022
Thời gian làm bài 120 phút
|
I. ĐỌC – HIỂU (3 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
“Cuộc sống riêng không biết đến điều gì xảy ra ngoài ngưỡng cửa nhà mình là một cuộc sống nghèo nàn, dù nó có đầy đủ tiện nghi đến đâu đi nữa, nó giống như một mảnh vườn được chăm sóc cẩn thận, đầy hoa thơm sạch sẽ và gọn gàng. Mảnh vườn này có thể làm chủ nhân của nó êm ấm một thời gian dài, nhất là khi lớp rào bao quanh không còn làm họ vướng mắt nữa. Nhưng hễ có một cơn dông tố nổi lên là cây cối sẽ bị bật khỏi đất, hoa sẽ nát và mảnh vườn sẽ xấu xí hơn bất kì một nơi hoang dại nào. Con người không thể hạnh phúc với một hạnh phúc mong manh như thế. Con người cần một đại dương mênh mông bị bão táp làm nổi sóng nhưng rồi lại phẳng lì và trong sáng như trước. Số phận của những cái tuyệt đối cá nhân không bộc lộ ra khỏi bản thân, chẳng có gì đáng thèm muốn.”
(Theo A.L.Ghec-xen, 3555 câu danh ngôn, NXB Văn hóa – Thông tin)
Câu 1 (0,5đ): Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.
Câu 2 (0,75đ): Nêu nội dung chính của văn bản trên.
Câu 3 (0,75đ): Xác định biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn trích và nêu tác dụng.
Câu 4 (1đ): Theo quan điểm riêng của anh/chị, cuộc sống riêng không biết đến điều gì xảy ra ở bên ngoài ngưỡng cửa nhà mình gây ra những tác hại gì?
II. LÀM VĂN (7điểm)
Câu 1 (2đ): Nghị luận xã hội về ký ức tuổi thơ đối với mỗi người.
Câu 2 (5đ): Giá trị nhân đạo của tác phẩm Vợ chồng A Phủ.
—————–HẾT—————-
ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 1
I. ĐỌC – HIỂU
Câu 1 (0,5đ):
Phương thức biểu đạt chính của văn bản: nghị luận.
Câu 2 (0,75đ):
Văn bản cho ta thấy giá trị đích thực của hạnh phúc, hạnh phúc không dựa vào những thứ mong manh dễ vỡ mà dựa vào những yếu tố bền chặt bên trong.
Câu 3 (0,75đ):
Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn trích: so sánh.
Tác giả so sánh cuộc sống riêng giống như một mảnh vườn được chăm sóc cẩn thận, đầy hoa thơm sạch sẽ và gọn gàng. Biện pháp nghệ thuật này giúp bạn đọc dễ dàng hình dung ra vấn đề tác giả muốn nói tới và làm cho câu văn sinh động hơn, giàu hình ảnh hơn.
Câu 4 (1đ):
Cuộc sống riêng không biết đến điều gì xảy ra ở bên ngoài ngưỡng cửa nhà mình gây ra nhiều tác hại: nó làm cho con người tự giới hạn, tự thu hẹp mình vào không gian nhất định, không hòa nhập với thế giới bên ngoài, không khám phá được những điều thú vị, mới mẻ của cuộc sống…
II. LÀM VĂN
Câu 1 (2đ):
Dàn ý Nghị luận xã hội về ký ức tuổi thơ đối với mỗi người
1. Mở bài
Giới thiệu và dẫn dắt vào vấn đề cần nghị luận: kí ức tuổi thơ đối với mỗi người.
2. Thân bài
a. Giải thích
Kí ức tuổi thơ: những kỉ niệm thời thơ ấu khi chúng ta còn bé, vô lo vô nghĩ, hồn nhiên vui chơi tinh nghịch.
Mỗi người ai cũng có cho mình những kí ức tuổi thơ, dù vui dù buồn nhưng nó là một phần đáng nhớ theo ta đến suốt cuộc đời và hình thành nên con người của ta.
b. Phân tích
Ai cũng có những kỉ niệm riêng, mang lại cho chúng ta những bài học đầu đời, những dấu ấn khó phai, nó đi theo ta cả đoạn đường đời, dạy cho chúng ta nhiều bài học quý giá.
Kí ức tuổi thơ của chúng ta gắn với mái nhà, với gia đình, với bạn bè, với đường làng ngõ xóm, nơi chúng ta sinh ra, góp phần nuôi nấng tâm hồn ta ngay từ thuở ban đầu.
Kí ức là những gì đã qua không thể lấy lại được, nhất là tuổi thơ – cái tuổi hồn nhiên vô lo vô nghĩ nhất của mỗi người. Chúng ta hãy sống và trân trọng những kí ức đó dù vui hay buồn bằng tình cảm chân thành nhất.
c. Phản đề
Tuy nhiên trong cuộc sống cũng có những kí ức đau buồn của thời trẻ mà con người ta muốn quên đi, nó là vết thương lớn theo ta đến suốt đời. Lại có những người thu mình trong một góc từ nhỏ, ít giao lưu, những người này sẽ có ít kí ức để nhớ về.
d. Liên hệ bản thân
Chúng ta khi còn trẻ, còn chung sống, được cha mẹ nuôi nấng, bao bọc hãy cố gắng học tập, rèn luyện bản thân cũng như giữ những kí ức tốt đẹp nhất cho mình.
Lớn hơn một chút, chúng ta hãy trân trọng những kỉ niệm đó cũng như cố gắng học tập để xây dựng quê hương đất nước giàu đẹp hơn để con cháu đời sau khắc ghi.
3. Kết bài
Khái quát lại vấn đề nghị luận: ký ức tuổi thơ đối với mỗi người.
Câu 2 (5đ):
Dàn ý phân tích giá trị nhân đạo của tác phẩm Vợ chồng A Phủ
1. Mở bài
Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: giá trị nhân đạo của tác phẩm Vợ chồng A Phủ.
2. Thân bài
a. Cái nhìn của nhà văn
Những chàng trai cô gái Mèo của ông là những người đẹp người đẹp nết, dũng cảm, yêu đời, yêu lao động, khỏe mạnh: “Mị thổi sáo giỏi”, “Trai đến đứng nhẵn cả chân vách đầu buồng Mị”, còn A Phủ là chàng trai được nhiều người con gái ao ước: “A Phủ khỏe, chạy nhanh như ngựa…”, “biết đúc lưỡi cày, biết đục cuốc, lại cày giỏi và đi săn bò tót rất bạo”.
Ở họ có những phẩm chất tốt đẹp: Mị thà phải lao động vất vả hơn làm con dâu nhà giàu, A Phủ dám đánh lại con nhà giàu để bênh vực cho lẽ phải, không hề khóc lóc van xin khi bị cha con thống lí đánh đập tàn nhẫn.
Bên ngoài cái xác không hồn khô cứng của Mị, Tô Hoài nhận thấy tiền tàng một sự phản kháng, một sức mạnh kì diệu, một ngọn lửa tự do vẫn còn âm ỉ.
→ Tô Hoài bộc lộ thái độ căm ghét đối với chế độ thực dân phong kiến qua hình ảnh cha con ông thống lí Pá Tra. Lên án cái xấu để bảo vệ cái đẹp cũng là nhân đạo.
b. Xét về hình thức
Đặt nhân vật trong những hoàn cảnh thích hợp, tác giả đã miêu tả được bước chuyển sinh động của tâm lí nhân vật trong sự phát triển từ tiệm tiến đến đột biến, bất ngờ hợp lí và hấp dẫn.
Truyện diễn ra trong một khung cảnh đậm đà hương sắc Tây Bắc về mùa xuân, về những đêm trai gái người dân tộc thiểu số người dân tộc thiểu số đi tìm bạn tình… là những trang vừa thực, vừa giàu chất thơ bay bổng.
3. Kết bài
Khái quát lại nội dung, nghệ thuật của và khái quát lại ý nghĩa của giá trị nhân đạo trong tác phẩm.
I. ĐỌC – HIỂU (3 điểm)
Đọc đoạn trích:
Người thất bại nhất là người không thể trở thành chính bản thân, không giữ được cái tôi của thể xác và tâm hồn. Khi một người từ bỏ “cái tôi” ấy thì sẽ như thế nào? Sẽ nghe theo người khác rồi bị hộ thay đổi, cứ thế ngộ nhận cái đặc sắc của người khác thành thứ mà mình đang tìm kiếm, theo đuổi, phần lớn là không thể thành công, hoặc nếu thành công thì e rằng cũng khó mà có được dặc sắc của bản thân. Đối với người muốn thành công, phương pháp ít tốn sức lực nhất, có hiệu quả cao nhất chính là giữ được bản sắc vốn có của bản thân mình […]
Trên thế giới này bạn chính là một cả thể duy nhất không thể có một bản sao khác giống hệt được, vì thế hãy tự hào vì điều đó! Suy cho cùng, bạn chỉ có thể tự hát, tự vẽ, tự điền hình ảnh bản thân mình. Những kinh nghiệm hoàn cảnh và di truyền làm nên bạn, cho dù là tốt hay xấu bạn đều phải chăm sóc vườn rau của mình thật tốt, cho dù xấu hay tốt, bạn cũng phải tự mình diễn bản nhạc của bản thân bằng chính thứ nhạc cụ của mình.
(Liêu Trí Phong, Mỗi lần vấp ngã là một lần trưởng thành, NXB Thanh niên, 2020, tr.202-205)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Xác thực phương thức biểu đạt chính
Câu 2. Theo đoạn trích, thế nào là người thất bại?
Câu 3. Theo anh/chị, “ngộ nhận cái đặc sắc của người khác thành thứ mà mình đang tìm kiếm, theo đuổi” sẽ mang lại những hậu quả gì?
Câu 4. Anh/chị có đồng ý với quan niệm: Muốn thành công, phải giữ được bản sắc vốn có của bản thân mình không? Vì sao?
II. LÀM VĂN (7 điểm)
Câu 1. (2 điểm)
Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về quan niệm: “Trên thế giới này bạn chính là một cá thể duy nhất không thể có một bản sao khác giống hệt được.”
Câu 2. (5 điểm)
Cảm nhận về bức tranh núi rừng Tây Bắc được nhà thơ Quang Dũng thể hiện trong đoạn trích sau:
Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi
Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
Mường Lát hoa về trong đêm hơi
Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi
Anh bạn dãi dầu không bước nữa
Gục trên súng mũ bỏ quên đời!
Chiều chiều oai linh thác gầm thét
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người
Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi
(Quang Dũng, Tây Tiến, Ngữ Văn 12, Tập một, XNB giáo dục Việt Nam, 2017, tr.88)
—————–HẾT—————-
ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 2
I. ĐỌC – HIỂU
Câu 1
Phương pháp: Vận dụng những kiến thức về các phương thức biểu đạt đã học: Tự sự, miêu tả, biể cảm, thuyết minh, nghị luận.
Cách giải:
Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận
Câu 2
Phương pháp: Đọc, tìm ý.
Cách giải:
Người thất bại nhất là người không thể trở thành chính bản thân mình, không giữ được “cái tôi của thể xác và tâm hồn.
Câu 3
Phương pháp: Phân tích, lý giải, tổng hợp.
Cách giải:
Hậu quả của việc Ngộ nhận cải đặc sắc của người khác thành thứ mà mình đang tìm kiếm, theo đuổi” là:
+ Sẽ không thể thành công, hoặc nếu thành công thì e rằng cũng khó mà có được đặc sắc của bản thân.
+ Bản thân sẽ trở thành một bản sao nhạt nhòa, vô nghĩa của người khác.
+ Lúc nào cũng phải gồng mình lên sao cho thật giống với người khác => Bạn sẽ thấy mệt mỏi, giả dối và làm cho cuộc sống thêm áp lực và bạn cũng không tìm thấy được hạnh phúc.
Câu 4
Phương pháp: Phân tích, lý giải, tổng hợp.
Cách giải:
Học sinh có thể trả lời: Đồng tình ý kiến, không đồng tình hoặc đồng tình một phần nhưng lí giải hợp lí, thuyết phục. Sau đây là gợi ý:
– Đồng tình vì:
+ Để có được thành công đáng mơ ước đó là cả một quá trình nỗ lực hết mình của bản thân bạn chứ không phải của ai.
+ Bạn là bạn một bản thể, không giống với bất kì ai. Sinh ra là duy nhất, đừng sống là bản sao.
Thành công phải được xây dựng từ chất riêng chứ không phải học theo hình mẫu của người khác đã có.
+ Khi một người làm mất đi cái tôi của mình, mất đi bản sắc vốn có cá nhân của mình thì rất khó có được sự thành công.
– Tuy nhiên:
+ Muốn thành công cần phải học hỏi, nghe theo ý kiến, đóng góp của người khác để thay đổi, hoàn thiện bản thân hơn.
II. LÀM VĂN
Câu 1
Phương pháp:
– Tìm hiểu đề, xác định rõ vấn đề cần nghị luận Trên thế giới này bạn chính là một cả thể duy nhất không thể có một bản sao khác giống hệt được.”
– Phân tích, lí giải, tổng hợp.
Cách giải:
* Yêu cầu:
– Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn.
– Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
1. Giải thích:
– Cá thể duy nhất: Là cá thể tồn tại độc lập, có tính cách, cảm xúc, trí tuệ, riêng biệt mang bản sắc đặc trưng của cá thể đó.
– Bản sao: Là sự sao chép ý hệt cái đã có sẵn.
=> Ý nghĩa câu nói: Mỗi con người tồn tại trong cuộc này đều là những cá nhân riêng biệt, đều mang những bản sắc đặc trưng không trùng lặp với bất kì ai khác. Bản sắc riêng tạo nên giá trị mỗi người vì vậy, cần giữ được bản sắc riêng của mình trong suốt hành trình cuộc sống.
2. Phân tích:
– Trên thế giới này bạn chính là một cả thể, không giống với bất kì ai. Vì vậy cần phải giữ gìn những nét riêng của mình.
+ Sống là bản sao của người khác cuộc đời sẽ không có ý nghĩa bởi ta đang sống cuộc đời của người khác.
+ Thành công phải được xây dựng từ chất riêng cá thể chứ không phải học theo bản sao của người khác. Sinh ra là duy nhất, đừng sống là bản sao.
VD: Sơn Tùng
– Ngôi sao nổi đình nổi đám trong Vpop Việt Nam chỉ nhờ “chịu” thoát khỏi dấu ấn cá nhân để thay đổi phong cách âm nhạc trở nên khác biệt, tạo hiệu ứng mạnh nhờ sự phá cách hợp lí.
– Phê phán những người chạy theo thời đại mà đánh mất bản sắc cá nhân của mình và những người chưa biết cách thể hiện cái riêng của mình.
– Tuy nhiên giữ gìn nét riêng không có nghĩa là cố gắng tỏ ra nổi bật hơn thiên hạ bằng những hành động lố lăng, quá khích. Không được vì cái riêng của mình mà làm ảnh hưởng đến cái chung của mọi người.
3. Bài học:
– Mỗi người cần xác định lối sống đúng đắn để vừa dung hòa với cộng đồng vừa giữ được cá tính của mình.
– Cá nhân cần học tập và rèn luyện, trau dồi kiến thức để phát huy dấu ấn cá nhân.
Câu 2
Phương pháp:
– Xác định rõ vấn đề cần nghị luận: Cảm nhận về bức tranh núi rừng Tây Bắc được nhà thơ Quang Dũng thể hiện trong đoạn trích.
– Biểu cảm, bình luận, phân tích, tổng hợp.
Cách giải:
* Yêu cầu:
– Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn.
– Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Mở bài
– Giới thiệu một số nét tiêu biểu về tác giả Quang Dũng: Cuộc đời, con người và phong cách nghệ thuật đặc trưng của nhà thơ.
– Nêu khái quát chung về tác phẩm Tây Tiến: hoàn cảnh sáng tác, vị trí, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật.
– Khái quát nội dung của đoạn trích: Bức tranh thiên nhiên vừa hùng vĩ, vừa trữ tình.
Thân bài
1. Cảm xúc bao trùm toàn bài thơ.
– Đoạn thơ mở đầu bằng hai câu thơ mang cảm xúc chủ đạo của toàn đoạn thơ. Cảm xúc ấy là nỗi nhớ: Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi
– Đối tượng của nỗi nhớ ấy là con Sông Mã, con sông gắn liền với chặng đường hành quân của người lính.
– Đối tượng nhớ thứ hai là nhớ Tây Tiến, nhớ đồng đội, nhớ bao gương mặt một thời chinh chiến.
=> Nỗi nhớ ấy được bật lên thành tiếng gọi tha thiết Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi gợi lên bao nỗi niềm lâng lâng khó tả.
– Đối tượng thứ ba của nối nhớ đó là nhớ về rừng núi. Rừng núi là địa bàn hoạt động của Tây Tiến với bao gian nguy, vất vả nhưng cũng thật trữ tình, lãng mạn. Nhưng nay, tất cả đã xa rồi. Xa rồi nên mới nhớ da diết như thế.
– Điệp từ nhớ được nhắc lại hai lần như khắc sâu thêm nỗi lòng của nhà thơ.
– Đặc biệt tình cảm ấy được Quang Dũng thể hiện bằng ba từ Nhớ chơi vơi, cùng với cách hiệp vần ơi ở câu thơ trên làm nổi bật một nét nghĩa mới: Chơi vơi là trạng thái trơ trọi giữa khoảng không rộng, không thể bấu víu vào đâu cả. Nhớ chơi vơi có thể hiểu là một mình giữa thế giới hoài niệm mênh mông, bề bộn, không đầu, không cuối, không thứ tự thời gian, không gian. Đó là nỗi nhớ da diết, miên man, bồi hồi, bâng khuâng, sâu lắng làm cho con người có cảm giác đứng ngồi không yên.
2. Thiên nhiên vừa hùng vĩ, vừa khắc nghiệt hiện lên thông qua quá trình hành quân đầy gian lao, vất vả của binh đoàn Tây Tiến.
a. Theo chiều không gian:
– Tác giả gợi nhắc nhiều địa danh xa lạ: Sài Khao, Mường Lát, Pha Luông, Mường Hịch, Mai Châu… để đưa người đọc bước vào những địa hạt heo hút, hoang dại theo bước chân quân hành của người lính Tây Tiến.
– Ấn tượng đầu tiên hiện ra trong nỗi nhớ của người lính Tây Tiến là sương núi mịt mù: Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi. Trên đỉnh Sài Khao, sương dày đến độ vùi lấp cả đường đi, vùi lấp cả đoàn quân trong mờ mịt. Đoàn quân hành quân trong sương lạnh giữa núi rừng trùng điệp không tránh khỏi cảm giác mệt mỏi rã rời. Con người trở nên hết sức bé nhỏ giữa biển sương dày đặc mênh mông ấy
– Ấn tượng tiếp theo được tác giả tập trung bút lực để khắc họa là núi cao vực sâu, là đèo dốc điệp trùng: Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm/ Heo hút cồn mây súng ngửi trời/ Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống.
b. Theo chiều thời gian:
c. Hình ảnh đoàn quân Tây Tiến trên nền thiên nhiên dữ dội:
2. Thiên nhiên trữ tình hiện lên thông qua cái nhìn lạc quan, yêu đời của người lính Tây Tiến.
3. Đánh giá:
Kết bài:
—(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 2 vui lòng xem online hoặc đăng nhập vào Học247 để tải về máy)—
I. ĐỌC – HIỂU (3 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi phía dưới:
Tôi được tặng một chiếc xe đạp leo núi rất đẹp nhân dịp sinh nhật của mình. Trong một lần tôi đạp xe ra công viên chơi, một cậu bé cứ quẩn quanh ngắm nhìn chiếc xe với vẻ thích thú và ngưỡng mộ thực sự.
– Chiếc xe này của bạn đấy à? . Cậu bé hỏi.
– Anh mình đã tặng nhân dịp sinh nhật của mình đấy. Tôi trả lời, không giấu vẻ tự hào và mãn nguyện.
– Ồ, ước gì tôi… Cậu bé ngập ngừng.
Dĩ nhiên là tôi biết cậu bé đang nghĩ gì rồi. Chắc chắn cậu ấy ước ao có được một người anh như thế. Nhưng câu nói tiếp theo của cậu bé hoàn toàn nằm ngoài dự đoán của tôi.
– Ước gì tôi có thể trở thành một người anh như thế! . Cậu ấy nói chậm rãi và gương mặt lộ rõ vẻ quyết tâm. Sau đó, cậu đi về phía chiếc ghế đá sau lưng tôi, nơi một đứa em trai nhỏ tật nguyền đang ngồi và nói:
– Đến sinh nhật nào đó của em, anh sẽ mua tặng em chiếc xe lăn lắc tay nhé.
(“Hạt giống tâm hồn”, tập 4, nhiều tác giả. NXB tổng hợp TP Hồ Chí Minh, 2006)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt của văn bản trên? (0,5 điểm)
Câu 2. Cậu bé ước trở thành người anh thế nào? (0,5 điểm)
Câu 3. Theo anh (chị) câu “Cậu ấy nói chậm rãi và gương mặt lộ rõ vẻ quyết tâm”có ý nghĩa gì? (1,0 điểm)
Câu 4. Văn bản trên gửi đến chúng ta thông điệp gì? (1,0 điểm)
II. LÀM VĂN (7 ĐIỂM)
Câu 1. (2,0 điểm)
Anh/chị hãy viết đoạn văn (không quá 200 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân về ý kiến: ” Đừng trông đợi một phép màu hay một ai đó sẽ mang hạnh phúc đến cho bạn.”
Câu 2. (5,0 điểm)
Về bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh, có ý kiến cho rằng: Tình yêu của người phụ nữ trong bài thơ vừa vẹn nguyên biểu hiện muôn đời của tình yêu truyền thống vừa mang tính hiện đại của tình yêu hôm nay.
Bằng cảm nhận về tình yêu của người phụ nữ trong bài thơ Sóng, anh/chị hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
—————-HẾT—————
ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 3
I. ĐỌC – HIỂU
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt của văn bản trên?(0,5 điểm)
Phương thức biểu đạt : Tự sự, biểu cảm
Câu 2. Cậu bé ước trở thành người anh thế nào? ( 0,5 điểm)
Cậu bé ước trở thành người anh thế nào? HS có thể trả lời 1 trong các cách sau:
- Cậu bé ước trở thành người anh mang lại niềm vui, niềm tự hào cho người em.
- Cậu bé ước trở thành người anh có tình thương em, mang lại niềm hạnh phúc cho em.
- Cậu bé ước trở thành người anh nhân hậu, được bù đắp, chia sẻ, yêu thương.
- Các câu trả lời tương tự…
Câu 3. Theo anh (chị) câu “Cậu ấy nói chậm rãi và gương mặt lộ rõ vẻ quyết tâm”có ý nghĩa gì ? ( 1,0 điểm)
HS có thể trả lời 1 trong các cách sau:
- Câu văn cho ta biết rõ hơn về sự trăn trở và lòng quyết tâm thực hiện ước mơ của cậu bé: trở thành người anh đáng tự hào.
- Câu văn cho thấy lòng quyết tâm cao độ của cậu bé muốn biến ước mơ của mình thành hiện thực.
- Cậu bé đang nung nấu quyết tâm thực hiện ước mơ của mình là tặng xe lăn cho người em tật nguyền.
- Các câu trả lời tương tự…
Câu 4. Văn bản trên gửi đến chúng ta thông điệp gì? ( 1,0 điểm)
Đây là câu hỏi mở. Học sinh có thể rút ra một bài học nào đó miễn là hợp lí, có sức thuyết phục. Chẳng hạn như:Sống phải biết yêu thương, quan tâm, chia sẻ , giúp đỡ lẫn nhau, nhất là với những người bất hạnh, tật nguyền để họ có được sự bình đẳng như mọi người…
II. LÀM VĂN
Câu 1: Nghị luận xã hội (2,0 điểm)
Yêu cầu về hình thức:
Viết đoạn văn khoảng 200 chữ
Trình bày mạch lạc, rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu
Yêu cầu về nội dung:
1. Giải thích: (0,5 điểm)
- Hạnh phúc là gì? Hạnh phúc là niềm vui của con người khi đạt được mục đích lí tưởng của cuộc sống và thỏa mãn về nhu cầu vật chất hoặc tinh thần ở thời điểm nhất định trong cuộc sống.
- Phép màu là gì? Là những cách thức phương pháp bất ngờ do một thế lực siêu nhiên nào đó giúp con người tạo ra niềm vui hạnh phúc
- Ý nghĩa của câu nói: Hạnh phúc do chính ta tạo ra ở mọi thời điểm và hoàn cảnh trong cuộc sống.
2. Bàn luận (1,0 điểm)
- Cuộc sống luôn có những niềm vui và nỗi buồn, thành công và thất bại. Đó là sự tồn tại hai mặt của cuộc đời thường bởi những cặp phạm trù tương ứng và con người phải đối mặt với những điều ấy trong quá trình tạo ra hạnh phúc cho đời mình.
- Con người ta ai cũng phải có lí tưởng và mục đích khát vọng của cuộc đời. Khi đạt được những điều ấy chúng ta sẽ cảm thấy thỏa mãn và có động lực để tiếp tục cống hiến cho xã hội. Đó là hạnh phúc.
- Cá nhân phải tận dụng mọi cơ hội mọi thời điểm để làm việc và thực hiện mục tiêu khát vọng của mình. Khi gặp khó khăn không hề nản chí, gặp nghịch cảnh không hề do dự, luôn chủ động trong mọi tình huống, không ỷ nại trông chờ lệ thuộc vào ai hay thế lực nào. Có như thế hạnh phúc mới có ý nghĩa có giá trị.
- Phát huy tác dụng của tập thể và tận dụng cơ hội để tạo ra hạnh phúc.
- Lấy một số dẫn chứng về những tấm gương biết tạo ra hạnh phúc cho mình vượt lên nghịch cảnh để trở thành người Hạnh phúc, ví dụ Nick Vujicic.
3. Bài học nhận thức và hành động (0,5 điểm)
- Cá nhân đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra hạnh phúc của cuộc đời mình.Không nên lệ thuộc và ỷ nại trông chờ vào hoàn cảnh hay người khác.
- Cần tích cực tham gia vào các hoạt động tập thể xã hội để tìm kiếm và tạo ra hạnh phúc.
- Liên hệ bản thân
Câu 2. (5,0 điểm)
Yêu cầu về kĩ năng (1 điểm):
- Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: có đầy đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài chứng minh ý kiến nêu ra. Phần mở bài biết dẫn dắt hợp lí, nêu được vấn đề; phần thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau và cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện được ấn tượng, cảm xúc sâu đậm của cá nhân.
- Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Tình yêu trong bài thơ Sóng mang tính chất truyền thống như tình yêu muôn đời và mang tính chất hiện đại của tình yêu hôm nay.
- Triển khai vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm, vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ lí lẽ và dẫn chứng, rút ra nhận xét về sáng tạo của tác giả trong tác phẩm.
- Sáng tạo: Sử dụng ngôn ngữ theo cách thức riêng của bản thân để bàn luận và thể hiện suy nghĩ sâu sắc mới mẻ về vấn đề mà đề yêu cầu.
- Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo qui tắc chính tả, dùng từ, đặt câu
Yêu cầu về kiến thức (4 điểm):
* Giới thiệu: khái quát về tác giả Xuân Quỳnh, tác phẩm Sóng và cách thể hiện tình yêu trong bài thơ Sóng. (0,5 điểm)
* Giải thích ý kiến: (1,0 điểm)
– Tình yêu của người phụ nữ vẹn nguyên biểu hiện muôn đời của tình yêu truyền thống.- Tình yêu của người phụ nữ mang tính hiện đại của tình yêu hôm nay.=> Khẳng định: ý kiến cho thấy bài thơ thể hiện quan niệm của Xuân Quỳnh về tình yêu mang vẻ đẹp truyền thống đồng thời rất mực mới mẻ, hiện đại.
* Phân tích, chứng minh ( 2 điểm)
– Tình yêu vẹn nguyên biểu hiện muôn đời của tình yêu truyền thống.- Tình yêu hiện đại hôm nay
– Nghệ thuật:* Bình luận, đánh giá ý kiến (0,5 điểm)
– Ý kiến hoàn toàn đúng bởi qua ý kiến ta thấy được những vẻ đẹp, những khía cạnh khác nhau trong tâm hồn người phụ nữ khi yêu. Thấy được những quan niệm mới mẻ, hiện đại, táo bạo chân thực, mãnh liệt, nồng nàn, đắm say của Xuân Quỳnh về tình yêu…..
– Ý kiến giúp người đọc có cái nhìn sâu sắc, đầy đủ về bài thơ……
– Đánh giá về bài thơ
—(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 3 vui lòng xem online hoặc đăng nhập vào Học247 để tải về máy)—
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 3 đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2021-2022 Trường THPT Nguyễn Tri Phương. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Các em quan tâm có thể tham khảo tài liệu cùng chuyên mục:
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Chúc các em học tập tốt !