Câu hỏi:
Chất hữu cơ mạch hở X có công thức phân tử trùng với công thức đơn giản nhất. Đốt cháy hoàn toàn m gam X cần vừa đủ 6,72 lít O2 (đktc), thu được 12,32 lít (đktc) hỗn hợp gồm CO2 và hơi nước. Hấp thụ hết sản phẩm cháy vào 200 ml dung dịch Ba(OH)2 1M, sau phản ứng khối lượng phần dung dịch giảm bớt 2 gam. Cho m gam X tác dụng vừa đủ với 0,1 mol NaOH, thu được 0,05 mol H2O và một chất hữu cơ Y. Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Đốt cháy hoàn toàn Y thu được CO2 và H2O với số mol bằng nhau.
B. Có 4 công thức cấu tạo phù hợp với X.
Đáp án chính xác
C.Tách nước Y thu được chất hữu cơ không có đồng phân hình học.
D. X phản ứng được với NH3 trong AgNO3.
Trả lời:
Trả lời:nBa(OH)2 = 0,2 mol; nCO2+H2O = 12,32/22,4 = 0,55 molX mạch hở, phản ứng được với NaOH nên X là este hoặc axit.Như vậy ta luôn có: nCO2 ≥ nH2O =>nCO2 ≥ 0,55:2 = 0,275 mol*Hấp thụ CO2 vào Ba(OH)2:Tỉ lệ: nOH- : nCO2 ≤ 0,4 : 0,275 = 1,45 do đó khi cho CO2 tác dụng với Ba(OH)2 có thể xảy ra 2 trường hợp sau:- TH1: Tạo muối Ba(HCO3)2 (khi tỉ lệ nOH- : nCO2 ≤ 1)- TH2: Tạo muối BaCO3 và Ba(HCO3)2 (khi tỉ lệ 1 < nOH-> : nCO2 < 2)Theo đề bài thì khối lượng dung dịch giảm chứng tỏ phản ứng có sinh ra BaCO3 =>loại TH1Vậy khi dẫn CO2 vào dung dịch Ba(OH)2 thu được BaCO3 và Ba(HCO3)2Đặt nCO2 = x; nH2O = y; nBaCO3 = z (mol)BTNT “Ba” =>nBa(HCO3)2 = nBa(OH)2 – nBaCO3 = 0,2 – z (mol)+ nCO2 + H2O = x + y = 0,55 (1)+ BTNT “C”: nCO2 = nBaCO3 + 2nBa(HCO3)2 =>x = z + 2(0,2 – z) (2)+ m dd giảm = mBaCO3 – (mCO2 + mH2O) =>197z – (44x +18y) = 2 (3)Giải hệ (1) (2) (3) thu được x = 0,3; y = 0,25; z = 0,1*Phản ứng đốt X:nC = nCO2 = 0,3 molnH = 2nH2O = 0,5 molBTNT “O”: nO(X) = 2nCO2 + nH2O – 2nO2 = 2.0,3 + 0,25 – 2.0,3 = 0,25 mol=>C : H : O = 0,3 : 0,5 : 0,25 = 6 : 10 : 5Do CTPT của X trùng với CTĐGN nên CTPT X là C6H10O5nX = 0,3 : 6 = 0,05 molTỉ lệ: nNaOH : nX = 0,1 : 0,05 = 2 và nX : nH2O = 0,05 : 0,05 = 1:1 (X có 1 nhóm -COOH)X tác dụng với NaOH theo tỉ lệ mol 1:2 tạo thành 1 mol H2O và 1 chất hữu cơ Y nên có 2 trường hợp thỏa mãn là:TH1: (X) HO-CH2-CH2-COOCH2-CH2-COOH; (Y) HO-CH2-CH2-COONaTH2: (X) HO-CH(CH3)-COOCH(CH3)-COOH; (Y) HO-CH(CH3)-COONaA đúng vì đốt HO-CH2-CH2-COONa hay đốt HO-CH(CH3)-COONa ta đều thu được số mol CO2 bằng H2OB sai vì có 2 công thức phù hợp với XC đúng vì tách nước HO-CH2-CH2-COONa hay HO-CH(CH3)-COONa đều thu được CH2=CH-COONa không có đồng phân hình họcD đúng vì X chứa nhóm -COOH có thể phản ứng với NH3Đáp án cần chọn là: B>
====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Cho chất axetilen (C2H2) và benzen (C6H6), hãy chọn nhận xét đúng trong các nhận xét sau :
Câu hỏi:
Cho chất axetilen (C2H2) và benzen (C6H6), hãy chọn nhận xét đúng trong các nhận xét sau :
A. Hai chất đó giống nhau về công thức phân tử và khác nhau về công thức đơn giản nhất
B. Hai chất đó khác nhau về công thức phân tử và giống nhau về công thức đơn giản nhất.
Đáp án chính xác
C. Hai chất đó khác nhau về công thức phân tử và khác nhau về công thức đơn giản nhất.
D. Hai chất đó có cùng công thức phân tử và cùng công thức đơn giản nhất
Trả lời:
Trả lời:Công thức đơn giản nhất của axetilen: CHCông thức đơn giản nhất của benzen: CH=>2 chất khác nhau về công thức phân tử và giống nhau về công thức đơn giản nhấtĐáp án cần chọn là: B
====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Đốt cháy một hợp chất hữu cơ X trong oxi vừa đủ, người ta thấy thoát ra khí CO2, hơi H2O và khí N2. Chọn kết luận chính xác nhất trong các kết luận sau :
Câu hỏi:
Đốt cháy một hợp chất hữu cơ X trong oxi vừa đủ, người ta thấy thoát ra khí CO2, hơi H2O và khí N2. Chọn kết luận chính xác nhất trong các kết luận sau :
A. X chắc chắn chứa C, H, N và có thể có hoặc không có oxi.
Đáp án chính xác
B. X là hợp chất của 3 nguyên tố C, H, N.
C. Chất X chắc chắn có chứa C, H, có thể có N.
D. X là hợp chất của 4 nguyên tố C, H, N, O.
Trả lời:
Trả lời:Vì sau phản ứng thu được CO2, H2O và N2 =>chắc chắn trong X chứa C, H và NX có thể có OĐáp án cần chọn là: A
====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Hợp chất X có CTĐGN là CH3O. CTPT nào sau đây ứng với X ?
Câu hỏi:
Hợp chất X có CTĐGN là CH3O. CTPT nào sau đây ứng với X ?
A. C3H9O3.
B. C2H6O2.
Đáp án chính xác
C. CH3O.
D. Không xác định được.
Trả lời:
Trả lời: Đặt công thức phân tử (CTPT) của X là (CH3O)n với n∈N∗. Độ bất bão hòa của phân tử \(k = \frac{{2n – 3n + 2}}{2} = \frac{{2 – n}}{2} \ge 0\)\( \Rightarrow n = 2\)Vậy công thức phân tử của A là C2H6O2.Đáp án cần chọn là: B
====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Hợp chất X có CTĐGN là C4H9ClO. CTPT nào sau đây ứng với X ?
Câu hỏi:
Hợp chất X có CTĐGN là C4H9ClO. CTPT nào sau đây ứng với X ?
A. C4H9ClO.
Đáp án chính xác
B.C8H18Cl2O2.
C. C12H27Cl3O3.
D. Không xác định được.
Trả lời:
Trả lời:Đặt công thức phân tử của X là (C4H9OCl)n (n ∈∈ N*).Độ bất bão hòa của phân tử\(k = \frac{{8n – 10n + 2}}{2} = \frac{{2 – 2n}}{2} = 1 – n \ge 0\)\( \Rightarrow n = 1\)Vậy công thức phân tử của X là C4H9OClĐáp án cần chọn là: A
====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Một chất hữu cơ A có 51,3% C ; 9,4% H ; 12% N ; 27,3% O. Tỉ khối hơi của A so với không khí là 4,034. CTPT của A là
Câu hỏi:
Một chất hữu cơ A có 51,3% C ; 9,4% H ; 12% N ; 27,3% O. Tỉ khối hơi của A so với không khí là 4,034. CTPT của A là
A. C5H11O2N.
Đáp án chính xác
B. C10H22O4N2.
C. C6H13O2N.
D. C5H9O2N.
Trả lời:
Trả lời: Bước 1: Tính tỉ lệ \({n_C}:{n_H}:{n_O}:{n_N}\)- Ta có :\({n_C}:{n_H}:{n_O}:{n_N} = \frac{{51,3}}{{12}}:\frac{{9,4}}{1}:\frac{{27,3}}{{16}}:\frac{{12}}{{14}}\)\( \to {n_C}:{n_H}:{n_O}:{n_N} = 4,275:9,4:1,706:0,857\)\( \to {n_C}:{n_H}:{n_O}:{n_N} = 5:11:2:1\)Bước 2: Xác định CTĐGN của A- Ta có công thức đơn giản nhất của A là C5H11O2NBước 3: Xác định CTPT của A- Đặt công thức phân tử của A là (C5H11O2N)n– Theo giả thiết ta có :(12.5 + 11 + 16.2 + 14).n = 4,034.29=>n = 1Vậy công thức phân tử của A là C5H11O2N.Đáp án cần chọn là: A
====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====