Câu hỏi:
Cho các phát biểu sau :(1) Tất cả các amino axit đều là chất rắn điều kiện thường(2) Tất cả các amino axit đều không làm đổi màu quì tím(3) Glyxin phản ứng được với tất các chất sau : dung dịch NaOH, dung dịch H2SO4(4) Tất cả các amino axit đều có khả năng trùng hợp tạo peptit(5) Có thể dùng quì tím để phân biệt các dung dịch alanin, lysin, axit glutamic(6) Trong phân tử amino axit vừa chứa liên kết cộng hóa trị, vừa chứa liên kết ionSố phát biểu đúng là :
A. 3
B. 4
Đáp án chính xác
C. 6
D. 5
Trả lời:
Trả lời:(1) Đúng(2) Sai. Lysin làm quì tím chuyển xanh (tùy thuộc vào số nhóm NH2 và COOH trong phân tử amino axit)(3) Đúng(4) Sai. Peptit cấu thành từ các a-amino axit(5) Đúng . Vì : Alanin (tím) ; Lysin (xanh – 2 nhóm NH2,1 nhóm COOH) và Axit glutamic (đỏ – 2 nhóm COOH, 1 nhóm NH2)(6) Đúng. Vì amino axit còn được xem là muối nội phân tử : dạng +H3N-R-COO–Đáp án cần chọn là: B
====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Tên thường của hợp chất H2N-CH2-COOH là
Câu hỏi:
Tên thường của hợp chất H2N-CH2-COOH là
A. glixerin.
B.glyxin.
Đáp án chính xác
C. valin.
D. axit aminoetanoic.
Trả lời:
Trả lời:Dựa vào bảng (xem lại lí thuyết): tên thường của hợp chất H2N-CH2-COOH là glyxinĐáp án cần chọn là: B
====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Trong các tên gọi dưới đây, tên nào không phù hợp với chất CH3–CH(NH2)–COOH?
Câu hỏi:
Trong các tên gọi dưới đây, tên nào không phù hợp với chất CH3–CH(NH2)–COOH?
A. Alanin.
B. Axit 2-aminopropanoic.
C. Anilin.
Đáp án chính xác
D. Axit αα-aminopropionic.
Trả lời:
Trả lời:Các tên gọi phù hợp cho CH3–CH(NH2)–COOH:Công thứcTên thay thếTên bán hệ thốngTên thườngKí hiệuCH3 – CH(NH2) – COOHAxit 2 – aminopropanoicAxit αα-aminopropionicAlaninAlaĐáp án cần chọn là: C
====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Tên thay thế của amino axit có công thức cấu tạo CH3−CH(CH3)−CH(NH2)−COOH?
Câu hỏi:
Tên thay thế của amino axit có công thức cấu tạo CH3−CH(CH3)−CH(NH2)−COOH?
A. Axit 2–aminoisopentanoic.
B. Axit 2-amino-3-metylbutanoic.
Đáp án chính xác
C. Axit α – aminoisovaleric.
D. Axit β – aminoisovaleric.
Trả lời:
Trả lời:Cách gọi tên thay thế : Axit + (vị trí nhóm NH2: 1,2…) + amino + tên axit cacboxylic tương ứng.→ CTCT CH3−CH(CH3)−CH(NH2)−COOH có tên thay thế : Axit 2-amino-3-metylbutanoicĐáp án cần chọn là: B
====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Amino axit X có phân tử khối bằng 75. Tên của X là
Câu hỏi:
Amino axit X có phân tử khối bằng 75. Tên của X là
A. lysin.
B. alanin.
C. glyxin.
Đáp án chính xác
D. valin.
Trả lời:
Trả lời:Lysin có CTPT C6H14N2O2 có M = 146Alanin có CTPT C3H7NO2 có M = 89Glyxin có CTPT C2H5NO2 có M = 75Valin có CTPT C5H11NO2 có M = 117Đáp án cần chọn là: C
====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Hợp chất nào sau đây không phải là amino axit?
Câu hỏi:
Hợp chất nào sau đây không phải là amino axit?
A. CH3CONH2.
Đáp án chính xác
B. HOOC CH(NH2)CH2COOH
C. H2NC6H4COOH.
D. CH3CH(NH2)CH(NH2)COOH
Trả lời:
Trả lời:Amino axit là những hợp chất hữu cơ tạp chức trong phân tử có chứa đồng thời 2 nhóm chức : nhóm amino (NH2) và nhóm cacboxyl (COOH)CH3CONH2 là hợp chất có nhóm NH2 nhưng không có nhóm COOH nên không phải là amino axitĐáp án cần chọn là: A
====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====