-
Câu 1:
Khi đến Ủy ban nhân dân xã xác nhận lí lịch cá nhân làm hồ sơ du học, bạn A hoàn thiện đầy đủ các thủ tục theo sự hướng dẫn của cán bộ ủy ban. Bạn A đã thực hiện pháp luật theo hình thức nào dưới đây?
-
A.
Áp dụng pháp luật. -
B.
Điều chỉnh pháp luật. -
C.
Thi hành pháp luật. -
D.
Tuyên truyền pháp luật.
-
-
Câu 2:
Khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật, mọi công dân đều được thành lập doanh nghiệp là nội dung quyền bình đẳng trong lĩnh vực
-
A.
công vụ. -
B.
kinh doanh. -
C.
việc làm. -
D.
dân sự.
-
-
Câu 3:
Cá nhân, tổ chức làm những gì mà pháp luật cho phép là thực hiện pháp luật theo hình thức
-
A.
phổ biến nội quy. -
B.
thực hiện nội quy. -
C.
thi hành pháp luật. -
D.
sử dụng pháp luật.
-
-
Câu 4:
Tỉnh Đắk Lắk có chủ trương tiếp tục mở rộng việc dạy song ngữ Việt- Êđê trong các trường tiểu học, trung học cơ sở ở vùng có đông đồng bào dân tộc Êđê sinh sống, góp phần bảo tồn, phát triển ngôn ngữ, chữ viết, bản sắc văn hóa của đồng bào dân tộc Êđê. Điều này thể hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc trong lĩnh vực nào sau đây?
-
A.
Giáo dục. -
B.
Văn hóa. -
C.
Kinh tế. -
D.
Chính trị.
-
-
Câu 5:
Lấn chiếm hành lang an toàn giao thông làm nơi bán hàng là công dân đã vi phạm pháp luật và phải chịu trách nhiệm pháp lí
-
A.
dân sự. -
B.
hành chính. -
C.
lao động. -
D.
kinh doanh.
-
-
Câu 6:
Ủy Ban nhân dân huyện E quyết định quy hoạch khu đất trung tâm để đầu tư xây dựng khu vui chơi cho trẻ em. Việc làm của Ủy ban nhân dân huyện E là quan tâm đến quyền nào của công dân?
-
A.
Phát triển. -
B.
Giải trí. -
C.
Sáng tạo. -
D.
Học tập.
-
-
Câu 7:
Chị T tự nhận là bạn của con trai bà H và lừa của bà 100 triệu đồng rồi bỏ trốn. Trong trường hợp này, chị T đã vi phạm pháp luật nào dưới đây?
-
A.
Dân sự. -
B.
Hình sự. -
C.
Hành chính. -
D.
Kỉ luật.
-
-
Câu 8:
Trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, mặt hạn chế của cạnh tranh thể hiện ở việc các chủ thể kinh tế vì mục tiêu lợi nhuận đã
-
A.
mở rộng phạm vi kinh doanh. -
B.
tăng cường quan hệ trao đổi. -
C.
thu hẹp quy mô sản xuất. -
D.
đầu cơ tích trữ hàng hóa.
-
-
Câu 9:
Những giá trị cơ bản nhất của pháp luật là công bằng, bình đẳng, tự do, lẽ phải, cũng là những giá trị đạo đức cao cả mà con người luôn
-
A.
kì vọng. -
B.
mơ ước. -
C.
đặt ra. -
D.
hướng tới.
-
-
Câu 10:
Công dân có thể thực hiện quyền tố cáo trong trường hợp nào sau đây?
-
A.
Nhận tiên bồi thường chưa thỏa đáng. -
B.
Phát hiện đường dây sản xuất vacxin giả. -
C.
Bị thu hồi giấy phép lái xe ô tô. -
D.
Bị trì hoãn thanh toán tiền lương.
-
-
Câu 11:
Một trong những dấu hiệu cơ bản xác định hành vi vi phạm pháp luật là người vi phạm
-
A.
phải có năng lực trách nhiệm pháp lí. -
B.
cần chủ động đăng kí nhân khẩu. -
C.
phải khai báo tạm trú, tạm vắng. -
D.
cần bảo mật lí lịch cá nhân.
-
-
Câu 12:
Ông N là Chi cục trưởng Chi cục kiểm lâm Y chở chị O là nhân viên đi công tác bằng xe mô tô. Trên đường đi, ông N đã vượt đèn đỏ nên bị anh Q là cảnh sát giao thông yêu cầu dừng xe. Vào thời điểm anh Q lập biên bản và ra quyết định xử phạt ông N cách đó không xa, anh A là Lái xe taxi bị hành khách trên xe là anh S khống chế, dùng dao đâm vào bụng. Sau khi thoát khỏi xe và kêu cứu, anh A ngã gục xuống đường, lợi dụng lúc này, anh S bỏ chạy. Anh Q nhờ người đưa anh A đi cấp cứu còn mình thì truy đuổi anh S. Thấy trong quyết định xử phạt ông N có ghi thêm lỗi đi sai làn đường dù ông N không vi phạm, chị O đã đưa sự việc lên mạng xã hội. Không ngờ hành động của chị O khiến việc ông N bị xử phạt lan truyền rộng rãi dẫn đến uy tín của ông N bị ảnh hưởng. Bức xúc, ông N đã tạo tình huống để chị O mắc lỗi nghiêm trọng rồi dựa vào đó thực hiện quy trình kỉ luật và chị O đã phải nhận quyết định buộc thôi việc. Những ai sau đây có thể vừa được thực hiện quyền khiếu nại vừa được thực hiện quyền tố cáo?
-
A.
Chị O và ông N. -
B.
Ông N, anh A và chị O. -
C.
Chị O và anh A. -
D.
Anh Q, Ông N và anh S.
-
-
Câu 13:
Anh A có vay của anh H một khoản tiền, Anh H đã đòi nhiều lần nhưng anh A không trả. Vì vậy, anh H rủ bạn thân của mình là anh P bắt anh A về và nhốt vào chuồng chó suốt 4 giờ liền không cho ăn,uống. Sau đó anh anh H và anh P đã chở anh A ra rẫy cà phê dùng hung khí tra tấn, đánh đập cho đến khi anh A tử vong. Hành vi bắt nhốt người của anh H và anh P đã vi phạm quyền nào sau đây?
-
A.
Được tự do đòi nợ. -
B.
Được pháp luật bảo họ về tính mạng, sức khỏe. -
C.
Được bảo hộ về nhân phẩm, danh dự. -
D.
Bất khả xâm phạm về thân thể.
-
-
Câu 14:
Hành vi người sử dụng mạng xã hội chia sẻ một số bài viết không rõ nguốn gốc, đưa thông tin sai sự thật về dịch bệnh Covid-19 gây hoang mang dư luận và làm ảnh hưởng đến trật tự, an toàn xã hội và bị xử phạt hành chính theo quy định. Hành vi đó là chưa thực hiện đúng quyền quyền tự do cơ bản nào của công dân?
-
A.
Bất khả xâm phạm về thân thể. -
B.
Pháp luật bảo hộ về tính mạng. -
C.
Bất luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm. -
D.
Tự do ngôn luận.
-
-
Câu 15:
Ông M là giám đốc; anh V, anh N, chị P là nhân viên và chị H là nhân viên tập sự cùng làm việc tại công ty X. Anh N tố cáo việc anh V hay tìm mọi cách chèn ép chị P làm việc thay mình làm ảnh hưởng đến tinh thần, thể chất của chị P. Vì thế, cán bộ cơ quan chức năng đến gặp ông M để xác minh sự việc. Cho rằng anh N cố tình hạ thấp uy tín của mình, ông M đã kí quyết định sa thải anh và phân công chị H tạm thời đảm nhận phần việc của anh N. Những ai sau đây vi phạm quyền bình đẳng trong lao động?
-
A.
Chị P, ông M và anh N. -
B.
Ông M, chị P và chị H. -
C.
Anh V và ông M. -
D.
Ông M và chị H.
-
-
Câu 16:
Các dân tộc trên lãnh thổ Việt nam không phân biệt đa số hay thiểu số, không phân biệt trình độ phát triển đều có đại biểu của mình trong hệ thống các cơ quan nhà nước, điều này thể hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc trong lĩnh vực
-
A.
giáo dục. -
B.
văn hóa. -
C.
chính trị. -
D.
kinh tế.
-
-
Câu 17:
Tại một điểm bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, vì không biết chữ nên cụ N nhờ anh V viết hộ phiếu bầu theo ý của cụ rồi cụ tự tay bỏ phiếu vào hòm phiếu. Cụ N đã thực hiện đúng nguyên tắc bầu cử nào dưới đây?
-
A.
Công khai. -
B.
Đại diện. -
C.
Gián tiếp. -
D.
Trực tiếp.
-
-
Câu 18:
Theo Nghị định 123/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông trong đó có lĩnh vực giao thông đường bộ đã nâng mức xử phạt hành vi hành vi không đội bảo hiểm đúng quy cách khi tham gia giao thông bằng phương tiện xe máy với mức phạt từ 400.000 nghìn đến 600.000 nghìn. Việc làm này đã thể hiện đặc trưng cơ bản nào của pháp luật?
-
A.
Tính hoàn thiện của pháp luật. -
B.
Tính quyền lực, bắt buộc chung. -
C.
Tính quy định phổ biến. -
D.
Tính xác định chặt chẽ về hình thức.
-
-
Câu 19:
Lãnh đạo Sở M là anh A điều khiển xe ô tô của cơ quan đi sai làn đường nhưng được cảnh sát giao thông là anh B bỏ qua lỗi vi phạm. Sau đó, xe ô tô do anh A điều khiển đã va chạm với chị V đang lưu thông ngược đường một chiều khiến chị V bị ngã gãy chân. Nhận được tin báo, chồng chị V là anh D tự ý bỏ cuộc họp giao ban tại ủy ban nhân dân xã và đến hiện trường vụ tai nạn rồi đập vỡ gương xe ô tô của anh A. Những ai sau đây đồng thời phải chịu trách nhiệm kỉ luật và dân sự?
-
A.
Anh B, anh D và chị V. -
B.
Anh B và anh D. -
C.
Anh A, anh D và anh B. -
D.
Anh D và anh A.
-
-
Câu 20:
Các tôn giáo được nhà nước công nhận đều bình đẳng trước pháp luật, có quyền hoạt động tôn giáo theo quy định của
-
A.
tín ngưỡng. -
B.
giáo lí. -
C.
pháp luật. -
D.
niềm tin.
-
-
Câu 21:
Vợ chồng cùng bàn bạc và thống nhất phương pháp giáo dục con cái là thể hiện nội dung quyền bình đẳng hôn nhân và gia đình trong
-
A.
môi trường xã hội. -
B.
định hướng nghề nghiệp. -
C.
phạm vi gia tộc. -
D.
quan hệ nhân thân.
-
-
Câu 22:
Theo quy định của pháp luật, trong những trường hợp cần thiết, việc kiểm soát điện thoại, điện tín của công dân chỉ được tiến hành bởi
-
A.
cơ quan ngôn luận. -
B.
người có thẩm quyền. -
C.
phóng viên báo chí. -
D.
lực lượng bưu chính.
-
-
Câu 23:
Bất cứ công dân nào điều khiển xe gắn máy vào đường ngược chiều đều bị cảnh sát giao thông lập biên bản xử phạt là thể hiện bình đẳng về trách nhiệm
-
A.
cá nhân. -
B.
cộng đồng. -
C.
pháp lí. -
D.
xã hội.
-
-
Câu 24:
Một trong những tác động tích cực của quy luật giá trị trong sản xuất và lưu thông hàng hóa là
-
A.
thúc đẩy hiện tượng khủng hoàng kinh tế. -
B.
đẩy mạnh quá trinh đầu cơ tích trữ. -
C.
kích thích lục lượng sản xuất phát triển. -
D.
gia tăng tốc độ phân hóa giàu nghèo.
-
-
Câu 25:
Theo quy định của pháp luật, việc giao kết hợp đồng lao động phải tuân theo nguyên tắc trực tiếp giữa người sử dụng lao động và
-
A.
người lao động. -
B.
văn phòng tư pháp. -
C.
chính quyền sở tại. -
D.
cơ quan dân cử.
-
-
Câu 26:
Khiếu nại là quyền của công dân đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính khi có căn cứ cho rằng quyết định đó xâm phạm
-
A.
tài sàn thừa kế cùa người khác. -
B.
ngân sách quốc gia. -
C.
nguồn quỹ phúc lợi. -
D.
lợi ích hợp pháp cùa mình.
-
-
Câu 27:
Cá nhân tự do đưa ra những cải tiến kĩ thuật để nâng cao năng suất lao động là đã thực hiện quyền nào sau đây của công dân?
-
A.
Phán quyết. -
B.
Sáng tạo. -
C.
Phản biện. -
D.
Thẩm tra.
-
-
Câu 28:
Phát biểu ý kiến trong các buổi sinh hoạt lớp là học sinh thực hiện quyền
-
A.
công khai phê bình. -
B.
tự do ngôn luận. -
C.
chủ động phán quyết. -
D.
tích cực đàm phán.
-
-
Câu 29:
Hàng năm Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức cuộc thi khoa học kĩ thuật cấp THPT nhằm phát hiện, khuyến khích khả năng sáng tạo của học sinh trong cả nước. Việc làm này của Bộ là tạo điều kiện cho công dân phát triển quyền nào sau đây?
-
A.
Sáng chế. -
B.
Sáng tác. -
C.
Sáng tạo. -
D.
Sáng suốt.
-
-
Câu 30:
Nhân dân được thảo luận và biểu quyết các vấn đề trọng đại khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân là thể hiện quyền
-
A.
tham gia quản lí nhà nước và xã hội. -
B.
phê duyệt chủ trương và đường lối. -
C.
nâng cấp đồng bộ hạ tầng cơ sở. -
D.
thay đổi kiến trúc thượng tầng.
-
-
Câu 31:
Anh L là chủ một cơ sở sản xuất đã làm giả hồ sơ thành lập công ty để lôi kéo chị D góp vốn với mục đích chiếm đoạt tài sản của chị. Sau khi nhận được 1 tỉ đồng góp vốn của chị D, anh L bí mật đem theo toàn bộ số tiền đó bỏ trốn nên chị D đã tố cáo sự việc này với cơ quan chức năng. Anh L phải chịu trách nhiệm pháp lí nào sau đây?
-
A.
Hình sự và dân sự. -
B.
Dân sự và hành chính. -
C.
Hình sự và hành chính. -
D.
Hành chính và kỉ luật.
-
-
Câu 32:
Công dân vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở khi tự ý phá khóa vào nhà người khác để
-
A.
dập tắt đám cháy. -
B.
thăm dò tin tức. -
C.
giải cứu người bị nạn. -
D.
bắt tội phạm truy nã.
-
-
Câu 33:
Vì nghiện chơi điện tử, không chịu tập trung ôn thi Đại học, F bị bố mình là ông Q đánh và cấm ra khỏi nhà. Giận ba, F lấy tiền của gia đình rồi rủ anh M, N, V bỏ trốn. Thấy F có nhiều tiền M bàn với N, V chiếm đoạt số tiền trên, rồi nhốt F vào nhà hoang. Ba ngày sau anh T phát hiện F trong tình trạng sức khỏe suy kiệt do bị bỏ đói nên đưa đi cấp cứu, sự việc này được chị E đăng lên trang cá nhân và được nhiều người chia sẻ. Những ai dưới đây đồng thời vi phạm quyền bất khả xâm phạm về tính mạng, sức khỏe và quyền bất khả xâm phạm về thân thể?
-
A.
Ông Q, anh M, N, V. -
B.
Anh M, N và V. -
C.
Anh T, M, N và V. -
D.
Chị E, anh M, N.
-
-
Câu 34:
Việc thu chi các khoản đóng góp cho hoạt động ngoại khóa trong nhà trường phải được phụ huynh học sinh
-
A.
hội ý riêng lẽ. -
B.
lĩnh hội, điều phối. -
C.
tham vấn, thẩm định. -
D.
giám sát, kiểm tra.
-
-
Câu 35:
Tiền tệ không có chức năng nào sau đây?
-
A.
Phương tiện thanh toán. -
B.
Tiền tệ thế giới. -
C.
Xử lí thông tin. -
D.
Phương tiện lưu thông.
-
-
Câu 36:
Chăm sóc sức khỏe cho nhân dân là nội dung cơ bản của pháp luật về phát triển các
-
A.
quy trình bảo hiểm. -
B.
lĩnh vực xã hội. -
C.
lựa chọn dịch vụ y tế. -
D.
áp dụng chính sách bảo trợ.
-
-
Câu 37:
Trong quá trình sản xuất, yếu tố nào đóng vai trò quyết định nhất?
-
A.
Công cụ lao động. -
B.
Đối tượng lao động. -
C.
Sức lao động. -
D.
Tư liệu lao động.
-
-
Câu 38:
Năm nay P tốt nghiệp THPT. Vì điều kiện gia đình khó khăn nên P quyết định đi làm phụ quán ăn giúp gia đình. Thấy P chăm chỉ, chịu khó lại có năng khiếu nên chủ quán là bà A đã quyết định giúp P vừa làm vừa học thêm lớp nấu ăn vào thời gian rảnh rỗi. Sau một thời gian học, P đã trở thành đầu bếp nổi tiếng và được nhiều người biết đến. Như vậy, việc làm của P đã thực hiện nội dung nào của quyền học tập?
-
A.
Học thường xuyên, học suốt đời. -
B.
Học bất cứ ngành nghề nào -
C.
Học không hạn chế. -
D.
Bình đẳng về cơ hội học tập.
-
-
Câu 39:
Quyền bầu cử và quyền ứng cử của công dân là quyền dân chủ trên lĩnh vực
-
A.
chính trị. -
B.
kinh tế. -
C.
giáo dục. -
D.
văn hóa.
-
-
Câu 40:
Hành vi đánh người gây thương tích là vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về
-
A.
đời tư, hạnh phúc. -
B.
địa vị, thân thế. -
C.
tính mạng, sức khỏe. -
D.
danh tính, nhân phẩm.
-