-
Câu 1:
Trong nửa cuối thế kỉ XIX, ai là người đã mạnh dạn dâng lên triều đình bản điều trần, bày tỏ ý kiến cải cách duy tân đất nước?
-
A.
Nguyễn Tri Phương. -
B.
Nguyễn Trường Tộ. -
C.
Tôn Thất Thuyết. -
D.
Hoàng Diệu.
-
-
Câu 2:
NEP là cụm từ viết tắt của
-
A.
Chính sách kinh tế mới của nước Nga Xô viết. -
B.
Chính sách cộng sản thời chiến của nước Nga Xô Viết. -
C.
Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết. -
D.
Chính sách công nghiệp hóa XHCN của Liên Xô (1925 – 1941).
-
-
Câu 3:
Số nhà 5D phố Hàm Long (Hà Nội) là nơi đã diễn ra sự kiện gì?
-
A.
Đại hội lần thứ nhất của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. -
B.
Thành lập Đông Dương Cộng sản đảng. -
C.
Thành lập Chi bộ Cộng sản đầu tiên ở Việt Nam. -
D.
Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
-
-
Câu 4:
Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (7 – 1936) đã đưa ra chủ trương thành lập
-
A.
Mặt trận Việt Minh. -
B.
Mặt trận Dân chủ Đông Dương. -
C.
Mặt trận Thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương. -
D.
Mặt trận Thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương.
-
-
Câu 5:
Phát xít Nhật tiến hành đảo chính Pháp ở Đông Dương vào thời điểm nào?
-
A.
Đêm 9 – 3 – 1945 -
B.
Sáng 9 – 3- 1945 -
C.
Đêm 3 – 9 – 1945 -
D.
Sáng 3 – 9 – 1945
-
-
Câu 6:
Hai hệ thống phòng ngự mà thực dân Pháp tăng cường và thiết lập thông qua kế hoạch Rơve (1949) là
-
A.
Hệ thống phòng ngự trên Đường số 4 và hành lang Đông – Tây. -
B.
Hai hệ thống phòng ngự ở trung du và đồng bằng Bắc Bộ. -
C.
Phòng tuyến “boong ke” và “vành đai trắng”. -
D.
Hành lang Đông – Tây và “vành đai trắng”.
-
-
Câu 7:
Sau những thất bại trong đông – xuân 1953 – 1954, thực dân Pháp tập trung mọi cố gắng để xây dựng Điện Biên Phủ thành
-
A.
trung tâm điểm của kế hoạch Nava. -
B.
tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương. -
C.
cứ điểm bổ sung cho kế hoạch Nava. -
D.
trọng điểm đối phó với các cuộc tiến công của quân ta trong đông – xuân 1953 – 1954.
-
-
Câu 8:
Công cuộc đổi mới ở nước ta bắt đầu từ năm nào?
-
A.
Năm 1975 -
B.
Năm 1976 -
C.
Năm 1986 -
D.
Năm 1991
-
-
Câu 9:
Tên gọi “Liên minh châu Âu” chính thức được sử dụng từ năm nào?
-
A.
Năm 1951 -
B.
Năm 1967 -
C.
Năm 1991 -
D.
Năm 1993
-
-
Câu 10:
Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ đã mở ra kỉ nguyên mới trong lịch sử dân tộc, đó là
-
A.
kỉ nguyên đất nước độc lập, thống nhất, đi lên CNXH. -
B.
kỉ nguyên tiến lên CNXH và chủ nghĩa cộng sản. -
C.
kỉ nguyên độc lập, tự do. -
D.
kỉ nguyên nhân dân lao động làm chủ đất nước.
-
-
Câu 11:
Tổ chức quốc tế bênh vực và bảo vệ cho phong trào cách mạng thế giới là
-
A.
-
B.
Liên hợp quốc. -
C.
Quốc tế Cộng sản. -
D.
Mặt trận Đồng minh.
-
-
Câu 12:
Quân đội ta phối hợp với quân dân Lào đánh bại cuộc hành quân Lam Sơn – 719 tại Đường 9 – Nam Lào (1971), đã
-
A.
loại khỏi vòng chiến đấu 22 000 tên địch, giữ vững hành lang chiến lược của cách mạng ở Đông Dương. -
B.
làm thất bại hoàn toàn chiến lược “Đông Dương hóa chiến tranh” của Mĩ. -
C.
loại khỏi vòng chiến đấu 45 000 tên địch, buộc chúng phải rút khỏi Đường 9 – Nam Lào. -
D.
buộc Mĩ phải tuyên bố “Mĩ hóa” trở lại chiến tranh xâm lược.
-
-
Câu 13:
Trong Cách mạng Tháng Tám 1945, việc khởi nghĩa giành thắng lợi ở Hà Nội, Huế, Sài Gòn có ý nghĩa
-
A.
tạo điều kiện cho các tỉnh miền Nam giành chính quyền. -
B.
tạo điều kiện cho các tỉnh miền Trung giành chính quyền. -
C.
tạo điều kiện cho các tỉnh miền Bắc giành chính quyền. -
D.
tạo điều kiện thuận lợi cho các địa phương trong cả nước giành chính quyền.
-
-
Câu 14:
Đến nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX, Liên Xô là nước dẫn đầu thế giới trong lĩnh vực nào?
-
A.
Công nghiệp vũ trụ, công nghiệp điện hạt nhân. -
B.
Công nghiệp chế tạo máy móc. -
C.
Công nghệ cao. -
D.
Nông nghiệp.
-
-
Câu 15:
Hãy cho biết nguyên nhân và thành tựu đạt được của nền kinh tế Nhật Bản từ năm 1952 đến năm 1973.
1. Nguyên nhân; 2. Thành tựu
a) Trong những năm 1960 – 1969, tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm của Nhật Bản đạt 10,8%.
b) Nhật Bản đã tận dụng tốt các yếu tố bên ngoài để phát triển.
c) Nhà nước lãnh đạo và quản lí có hiệu quả.
d) Năm 1968, kinh tế Nhật Bản đã vươn lên đứng thứ hai thế giới (sau Mĩ).
e) Người dân Nhật Bản có truyền thống lao động tốt, nhiều khả năng sáng tạo, tay nghề cao và tiết kiệm.
g) Chi phí cho quốc phòng của Nhật Bản thấp nên có điều kiện tập trung vốn đầu tư cho sản xuất.
h) Từ đầu những năm 70 trở đi, Nhật Bản trở thành một trong ba trung tâm kinh tế – tài chính lớn của thế giới (cùng với Mĩ và Tây Âu).
i) Các công ti Nhật Bản năng động, có tầm nhìn xa, quản lí tốt nên có tiềm lực và sức cạnh tranh cao.
k) Nhật Bản biết áp dụng các thành tự khoa học – kĩ thuật hiện đại để nâng cao năng suất, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm
-
A.
1 – a, b, c, d; 2 – e, g, h, i, k. -
B.
1 – b, c, e, g, i, k; 2 – a, d, h. -
C.
1 – a, b, d, h; 2 – c, g, i, k. -
D.
1 – a, b, c, i, k; 2 – d, e, g, h.
-
-
Câu 16:
Kết nối nhân vật ở cột A sao cho phù hợp nội dung ở cột B.
A
B
1. Phan Bội Châu
2. Phan Châu Trinh
3. Phạm Hồng Thái
4.Nguyễn Ái Quốc
a) Viết Bản án chế độ thực dân Pháp.
b) Mưu sát Toàn quyền Đông Dương Méclanh.
c) Khởi xướng phong trào Đông du.
d) Chủ trương cải cách dân chủ.
-
A.
1 – a; 2 – b; 3 – c; 4 – d. -
B.
1 – c; 2 – d; 3 – b; 4 – a. -
C.
1 – a; 2 – d; 3 – c; 4 – b. -
D.
1 – c; 2 – b; 3 – a; 4 – d.
-
-
Câu 17:
Cách mạng tháng Tám năm 1945 nổ ra dưới hình thức nào?
-
A.
Khởi nghĩa giành chính quyền. -
B.
Bãi công giành chính quyền. -
C.
Biểu tình giành chính quyền. -
D.
Tổng khởi nghĩa giành chính quyền.
-
-
Câu 18:
Kế hoạch Đờ Lát đơ Tátxinhi (1950) của thực dân Pháp đã ảnh hưởng như thế nào đến cuộc kháng chiến của ta?
-
A.
Làm cho cuộc kháng chiến của ta trở nên khó khăn, phức tạp. -
B.
Mở ra những thuận lợi nhất định cho cuộc kháng chiến của ta. -
C.
Mở ra cơ hội để ta có thể đàm phán với Pháp. -
D.
Ta có thể lợi dụng điểm yếu của kế hoạch để nhanh chóng giành thắng lợi.
-
-
Câu 19:
Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng xác định phương hướng chiến lược của ta trong đông – xuân 1953 – 1954 là
-
A.
mở những cuộc tiến công ở đồng bằng Bắc Bộ, nơi tập trung quân cơ động chiến lược của Pháp. -
B.
mở những cuộc tiến công vào những hướng quan trọng về chiến lược mà địch tương đối yếu. -
C.
mở cuộc tiến công vào tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, trung tâm điểm của kế hoạch Nava. -
D.
tiến công tổng lực trên toàn chiến trường Đông Dương.
-
-
Câu 20:
Điều gì khiến Mĩ phải tuyên bố ngừng ném bom bắn phá miền BẮc lần thứ nhất?
-
A.
Thất bại trong chiến lược “Chiến tranh cục bộ” ở miền Nam. -
B.
Thiệt hại nặng nề trong chiến tranh phá hoại miền Bắc. -
C.
Bị nhân dân Mĩ và nhân dân thế giới lên án. -
D.
Bị thiệt hại nặng nề ở cả hai miền Nam – Bắc trong năm 1968.
-
-
Câu 21:
Chiến thắng mở màn của quân và dân miền Nam trong chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ là
-
A.
chiến thắng Ấp Bắc (Mĩ Tho). -
B.
chiến thắng Núi Thành (Quảng Nam). -
C.
chiến thắng Bình Giã (Bà Rịa). -
D.
chiến thắng Vạn Tường (Quãng Ngãi).
-
-
Câu 22:
Cuộc Tiến công chiến lược năm 1972 của quân dân ta đã buộc Mĩ phảiCuộc Tiến công chiến lược năm 1972 của quân dân ta đã buộc Mĩ phải
-
A.
Rút quân về nước, kết thúc chiến tranh Việt Nam. -
B.
Thỏa hiệp với Trung Quốc và hòa hoãn với Liên Xô. -
C.
Tuyên bố “Mĩ hóa” trở lại chiến tranh xâm lược Việt Nam. -
D.
Huy động quân đội các nước đồng minh của Mĩ tham chiến.
-
-
Câu 23:
Kết quả quan trọng nhất của kì họp thứ nhất Quốc hội khóa VI (6, 7 – 1976) nước Việt Nam thống nhất là
-
A.
hoàn thành việc thống nhất đất nước về mặt lãnh thổ. -
B.
hoàn thành việc thống nhất đất nước về mặt nhà nước. -
C.
hoàn thành việc bầu ra các cơ quan của Quốc hội. -
D.
hoàn thành việc bầu ra Ban dự thảo Hiến pháp.
-
-
Câu 24:
Sự ra đời của chủ nghĩa phát xít trong những năm 30 của thế kỉ XX đưa đến nguy cơ nghiêm trọng nhất là
-
A.
phong trào đấu tranh của nhân dân bị đàn áp. -
B.
các quyền tự do dân chủ bị thủ tiêu. -
C.
Đảng Cộng sản ở nhiều nước phải ngừng hoạt động. -
D.
một cuộc chiến tranh thế giới mới sẽ xảy ra.
-
-
Câu 25:
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sự kết hợp của các yếu tố nào?
-
A.
Chủ nghĩa Mác – Lênin với phong trào công nhân. -
B.
Phong trào công nhân và phong trào yêu nước. -
C.
Chủ nghĩa Mác – Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước. -
D.
Phong trào công nhân, phong trào tư sản và phong trào nông dân.
-
-
Câu 26:
Thắng lợi nào của quân dân ta đã đập tan hoàn toàn kế hoạch Nava?
-
A.
Cuộc Tiến công chiến lược Đông – Xuân 1953 – 1954. -
B.
Chiến thắng Điện Biên Phủ. -
C.
Chiến thắng Điện Biên Phủ và Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương. -
D.
Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương.
-
-
Câu 27:
Trong 15 năm đổi mới, nền nông nghiệp nước ta liên tục phát triển, đã
-
A.
đưa nước ta trở thành nước xuất khẩu gạo đứng thứ ba trên thế giới (năm 2000). -
B.
đáp ứng nhu cầu lương thực – thực phẩm trong nước, có dự trữ và xuất khẩu. -
C.
thúc đẩy các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo và nhất là công nghiệp nặng. -
D.
góp phần quan trọng vào mức tăng trưởng chung và giữ vững ổn định kinh tế – xã hội.
-
-
Câu 28:
Điểm giống nhau về chính sách đối ngoại của Nga và Mĩ sau Chiến tranh lạnh là
-
A.
cả hai nước đều trở thành trụ cột trong trật tự thế giới “hai cực”. -
B.
đều ra sức điều chỉnh chính sách đối ngoại của mình để mở rộng ảnh hưởng. -
C.
trở thành đồng minh, là nước lớn trong Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. -
D.
là người bạn lớn của EU, Trung Quốc và ASEAN.
-
-
Câu 29:
Trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, thành tự mà Ấn Độ đạt được về nông nghiệp là gì?
-
A.
Thực hiện thành công cuộc “cách mạng xanh”, tự túc được lương thực và hiện nay là nước xuất khẩu gạo đứng thứ ba thế giói. -
B.
Giải quyết được vấn đề lương thực, bước đầu xây dựng nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa. -
C.
Thực hiện thành công công cuộc cơ giới hóa, hợp tác hóa nông nghiệp. -
D.
Đã tự túc được lương thực và bước đầu có xuất khẩu.
-
-
Câu 30:
Cuộc chiến tranh nào đã trở thành cuộc chiến tranh cục bộ lớn nhất, phản ánh mâu thuẫn giữa hai phe – TBCN và XHCN?
-
A.
Nội chiến Quốc – Cộng ở Trung Quốc (1946 – 1949). -
B.
Chiến tranh Triều Tiên (1950 – 1953). -
C.
Chiến tranh xâm lược Đông Dương của thực dân Pháp (1945 – 1954). -
D.
Chiến tranh xâm lược Việt Nam của đế quốc Mĩ (1954 – 1975).
-
-
Câu 31:
Sự kiện gây chấn động lớn trong dư luận thế giới vào năm 1997 là
-
A.
các nhà khoa học đã tạo ra được con cừu Đôli bằng phương pháp sinh sản vô tính. -
B.
các nhà khoa học đã giải mã thành công “Bản đồ gen người”. -
C.
Liên Xô phóng thành công tàu vũ trụ, mở ra kỉ nguyên chinh phụ vũ trụ của loài người. -
D.
nước Mĩ đưa con người lên Mặt Trăng.
-
-
Câu 32:
Ý nào không phải là bài học kinh nghiệm của phong trào cách mạng 1930 – 1931?
-
A.
Bài học về công tác tư tưởng. -
B.
Bài học về xây dựng khối liên minh công – nông. -
C.
Bài học về xây dựng mặt trận dân tộc thống nhất. -
D.
Bài học về tổ chức và lãnh đạo quần chúng đấu tranh công khai, hợp pháp.
-
-
Câu 33:
Nét nổi bật nhất của cuộc vận động dân chủ 1936 – 1939 là gì?
-
A.
Uy tín và ảnh hưởng của Đảng được mở rộng và ăn sâu trong quần chúng nhân dân. -
B.
Tư tưởng và chủ trương của Đảng được phổ biến, trình độ chính trị và công tác của đảng viên được nâng cao. -
C.
Đảng đã tập hợp được một lực lượng công – nông đông đảo. -
D.
Đảng đã tập hợp được lực lượng chính trị của đông đảo quần chúng và sử dụng hình thức, phương pháp đấu tranh phong phú.
-
-
Câu 34:
Điểm giống nhau giữa các chiến lược “Chiến tranh cục bộ” và “Chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mĩ là gì?
-
A.
Sử dụng lực lượng quân viễn chinh Mĩ, quân đồng minh và tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc. -
B.
Sử dụng cố vấn Mĩ, vũ khí và phương tiện chiến tranh của Mĩ. -
C.
Là loại hình chiến tranh thực dân mới nhằm chống lại các lực lượng cách mạng và nhân dân ta. -
D.
Gây chiến tranh phá hoại miền Bắc và mở rộng chiến tranh ra toàn Đông Dương.
-
-
Câu 35:
Ý nào không phản ánh đúng mục đích của Mĩ khi tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất (1965 – 1968)?
-
A.
“Trả đũa” việc Quân giải phóng miền Nam tiến công doanh trại quân Mĩ ở Plâyku. -
B.
Phá tiềm lực kinh tế, quốc phòng, phá công cuộc xây dựng CNXH ở miền Bắc. -
C.
Ngăn chặn nguồn chi viện từ bên ngoài vào miền Bắc và từ miền Bắc vào miền Nam. -
D.
Làm lung lay ý chí chống Mĩ của nhân dân ta ở hai miền đất nước.
-
-
Câu 36:
Câu nói nổi tiếng nào trở thành biểu tượng của tình đoàn kết giữa nhân dân Cuba với nhân dân Việt Nam?
-
A.
“Việt Nam, chúng tôi luôn bên cạnh các bạn”. -
B.
“Vì Việt Nam, Cuba sẵn sàng hiến dâng cả máu của mình”. -
C.
“Kiên quyết ủng hộ nhân dân Việt Nam kháng chiến chống Mĩ, cứu nước thành công”. -
D.
“Đêm thức vì hòa bình ở Việt Nam”
-
-
Câu 37:
Từ sự thất bại của khởi nghĩa Yên Bái cùng với sự tan rã của Việt Nam Quốc dân đảng (1930), có thể rút ra luận điểm gì?
-
A.
Giai cấp tư sản không còn vai trò trong phong trào dân tộc. -
B.
Khuynh hướng cách mạng dân chủ tư sản không đáp ứng được yêu cầu của cuộc cách mạng giải phóng dân tộc. -
C.
Sự thắng thế của khuynh hướng vô sản trong phong trào dân tộc. -
D.
Chủ trương bạo động để giành độc lập không phù hợp với thực tiễn Việt Nam.
-
-
Câu 38:
Hãy đánh giá vai trò của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 để chỉ ra điều không phù hợp
-
A.
Người tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn, xây dựng lí luận, chuẩn bị về tư tưởng chính trị và tổ chức, đưa đến sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam. -
B.
Người tổ chức và chủ trì hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng, mở ra thời kì trực tiếp chuẩn bị cho cuộc khởi nghĩa giành chính quyền. -
C.
Người đã cùng với Trung ương Đảng vạch ra đường lối kháng chiến đúng đắn, sáng tạo. -
D.
Người đã cùng với Trung ương Đảng dự đoán chính xác thời cơ và kịp thời phát động tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước.
-
-
Câu 39:
Thông qua các hiệp định, văn bản kí kết với thực dân Pháp trong những năm 1946 – 1954 đã chứng tỏ điều gì về đường lối đối ngoại của Đảng và Chính phủ ta?
-
A.
Thiện chí giải quyết mối quan hệ với Pháp bằng con đường hòa bình. -
B.
Nhân nhượng với Pháp một số quyền lợi trong quan hệ đối ngoại. -
C.
Coi trọng công tác ngoại giao với Pháp. -
D.
Thể hiện chủ trương “Việt Nam muốn là bạn với tất cả các nước”.
-
-
Câu 40:
Thông qua đoạn trích sau, hãy lựa chọn một phương án thích hợp:
“…Người Mĩ có quyền tự hào về những vinh quang mà nước Mĩ gặt hái được trên mọi phương diện trong suốt tiến trình lịch sử của đất nước mình. Nhưng chiến tranh Việt Nam đã là vết thương hằn sâu trong lòng nước Mĩ, bởi chính nơi đây, niềm kiêu hãnh của đế quốc Hoa Kì đã bị dập tắt bởi dân tộc bé nhỏ mang tên Việt Nam.”
-
A.
Chiến tranh Việt Nam là cuộc chiến tranh mà mĩ phải chịu thất bại nặng nề nhất trong lịch sử hơn mấy trăm năm của mình. -
B.
Chiến tranh Việt Nam là cuộc chiến tranh mang tính hủy diệt nhất của nước Mĩ. -
C.
Chiến tranh Việt Nam đã để lại vết thương lòng đối với nước Mĩ. -
D.
Lịch sử mấy trăm năm thành công của nước Mĩ.
-