Câu hỏi:
Thí sinh đọc Bài đọc 4 và trả lời các câu hỏi 27-35
BÀI ĐỌC 4
Vì sao y tế khuyến cáo rửa tay để phòng bệnh? Bởi, bàn tay là vật trung gian truyền bệnh, với các hoạt động cầm nắm, tiếp xúc bề mặt vật dụng, thực phẩm rồi mang vô số vi khuẩn, virus, sau đó đưa thức ăn vào miệng, mắt, mũi, vô tình đưa mầm bệnh vào mình…
Theo số liệu điều tra, có tới 84-88% dân số không rửa tay với xà phòng trước khi ăn uống, sau khi đi vệ sinh, 74% bà mẹ nuôi con dưới 5 tuổi không rửa tay xà phòng trước khi cho con ăn. Chỉ 1,5% số người trưởng thành (tuổi từ 15-60) rửa tay với xà phòng sau khi chăm người ốm. Đặc biệt, tỷ lệ người rửa tay sau khi chơi với vật nuôi, dọn dẹp chuồng trại gia cầm, gia súc, dọn dẹp nhà cửa, đổ rác,… vẫn còn rất thấp.
Đứng trước thực trạng đó, các nhà nghiên cứu thuộc Viện Kiểm nghiệm thuốc Trung ương đã cho ra đời sản phẩm gel rửa tay khô có chứa nano bạc. Đây là gel rửa tay khô, không cần rửa lại bằng nước. Gel sát khuẩn “SieuSat for hand” được đưa ra thị trường từ năm 2016, sau nhiều lần thay đổi mẫu mã, đến nay sản phẩm được người tiêu dùng đón nhận nhiều nhất vẫn là sản phẩm mang hình dạng một chiếc bút.
Tiến sỹ Lê Quang Thảo – Chủ nhiệm dự án nghiên cứu sản phẩm gel sát khuẩn công nghệ nano bạc – cho biết, gel rửa tay sát khuẩn “SieuSat for hand” có khả năng diệt 99,99% virus, vi khuẩn và nấm mỗi lần sử dụng; ngăn ngừa sự sinh sôi trở lại của các loại virus, vi khuẩn một cách hiệu quả. Sản phẩm đã được thử nghiệm lâm sàng theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế, đảm bảo an toàn, có thể sử dụng được cho trẻ em và người có da nhạy cảm. Sản phẩm “Sieusat for hand” có chứa ethanol, làm sát khuẩn ngay khi tiếp xúc. Sau khi xịt, lớp màng gel có chứa nano bạc sẽ bao bọc da tay của bạn, giúp hiệu quả kháng khuẩn được kéo dài hơn, bảo vệ đôi tay khỏi vi khuẩn lâu hơn. Do đó, đáp ứng nhu cầu ngăn ngừa nguy cơ lây lan các loại vi khuẩn, virus, trong đó có virus corona. Mẫu sản phẩm này tỏ ra cực kỳ hữu dụng đối với học sinh, sinh viên, những người đi làm,… bởi sự nhỏ gọn khiến người dùng không còn cảm thấy bất tiện khi mang bên người, có thể sử dụng bất cứ khi nào, bất cứ nơi đâu, đặc biệt là những nơi không đủ nước.
Được biết, công nghệ Nano bạc diệt khuẩn được nghiên cứu và ứng dụng bởi đội ngũ nhà khoa học của Viện Kiểm nghiệm thuốc Trung ương từ năm 2011 và đã cho ra đời nhiều dòng sản phẩm có chất lượng cao đóng góp cho ngành dược. Các sản phẩm đã hoàn thiện được đặc chế theo công nghệ này bao gồm: Gel rửa tay sát khuẩn, dung dịch rửa mũi – xoang, dung dịch rửa vết thương, gel nano bạc chữa vết thương, dung dịch sát trùng trong y tế và môi trường, dung dịch xịt khẩu trang,…
Tiến sỹ Lê Quang Thảo cho biết, có nhiều ý kiến về cơ chế tác dụng diệt khuẩn của nano bạc, tuy nhiên, nổi bật là các con đường chính sau: Thứ nhất, độ bám dính của các tiểu phân nano lên màng tế bào vi sinh vật làm thay đổi tính chất màng, làm thay đổi quá trình vận chuyển các chất qua màng tế bào của vi sinh vật. Sự bám dính này phụ thuộc vào nồng độ, hình dạng, kích thước của các tiểu phân nano. Kích thước nhỏ cùng diện tích bề mặt lớn làm tăng khả năng bám dính trên bề mặt các tế bào vi sinh vật.
Thứ hai, các đặc tính kháng khuẩn của bạc bắt nguồn từ tính chất hóa học của các ion Ag+. Ion này có khả năng liên kết mạnh với peptidoglycan, thành phần cấu tạo nên thành tế bào của vi khuẩn và ức chế khả năng vận chuyển oxy vào bên trong tế bào dẫn đến làm tê liệt vi khuẩn. Các tế bào của động vật cấp cao có lớp màng bảo vệ hoàn toàn khác so với tế bào vi sinh vật, không cho phép các vi sinh vật xâm nhập. Vì vậy chúng ta không bị tổn thương khi tiếp xúc với các ion này. Có thể nói, tác dụng của ion bạc ở đây không mang tính đặc thù về bệnh lý giống như thuốc kháng sinh, mà mang tính đặc thù về cấu trúc tế bào. Bất kỳ một tế bào nào không có lớp màng bảo vệ bền vững về hóa học đều dễ dàng bị bạc tác động, chẳng hạn như các loại virus ngoại tế bào (extracellular virus). Đồng thời bạc tác dụng như một chất xúc tác nên ít bị tiêu hao trong quá trình sử dụng.
Thứ ba, sau khi vào cơ thể AgO chuyển thành Ag+ và tác động lên lớp màng bảo vệ của tế bào vi khuẩn gây bệnh. Nó sẽ đi vào bên trong tế bào và phản ứng với nhóm sunfuahydrin – SH của phân tử enzyme chuyển hóa oxy và vô hiệu hóa men này dẫn đến ức chế quá trình hô hấp của tế bào vi khuẩn. Các ion bạc còn ức chế hoạt động của chu trình nitơ, phosphor, lưu huỳnh của các vi khuẩn nitrat. Ngoài ra, nó còn làm bất hoạt các enzyme chuyển hóa khác có chứa nhóm thiols, sulfur,…
Với những nghiên cứu bài bản, nghiêm túc của các nhà khoa học thuộc Viện Kiểm nghiệm thuốc Trung ương, những sản phẩm như gel rửa tay nano bạc “SieuSat for hand” tuy xuất hiện một cách thầm lặng nhưng có thể góp phần không nhỏ trong hạn chế lây lan bệnh dịch, trong đó có bệnh dịch do virus corona gây ra.”.
(Theo Bộ Khoa học và Công nghệ, Giữa muôn vàn loại nước rửa tay, công nghệ nano bạc vượt trội như thế nào?, Cổng thông tin của Văn phòng các chương trình Khoa học và Công nghệ Quốc gia, ngày 20/03/2020)
Ý nào sau đây thể hiện rõ nhất nội dung chính của bài đọc trên?
A. Ưu điểm của việc sử dụng nước rửa tay khô sát khuẩn.
B. Tầm quan trọng của việc rửa tay trước khi ăn uống.
C. Các đặc tính kháng khuẩn của ion Ag+ và ứng dụng trong đời sống.
D. Việt Nam sản xuất thành công gel sát khuẩn bằng công nghệ nano bạc.
Đáp án chính xác
Trả lời:
Đáp án D
Ý chính của các đoạn trong bài:
Đoạn 1: Tầm quan trọng của việc rửa tay trước khi ăn ở Việt Nam hiện nay.
Đoạn 2: Tỉ lệ dân số không rửa tay trước khi ăn ở Việt Nam hiện nay.
Đoạn 3-5: Giới thiệu nguyên nhân gel sát khuẩn “SieuSat for hand” được nghiên cứu phát triển và các ưu điểm chính.
Đoạn 6-8: Cơ chế diệt khuẩn của nano bạc.
Đoạn 9: Đánh giá về công trình nghiên cứu chế tạo gel sát khuẩn “SieuSat for hand”.
Tổng hợp các ý trên, ta có ý chính của toàn bài là: “Việt Nam sản xuất thành công gel sát khuẩn bằng công nghệ nano bạc.”
====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Thí sinh đọc Bài đọc 1 và trả lời các câu hỏi 1-8
BÀI ĐỌC 1
Các nhà khoa học Việt vừa chế tạo thành công máy gieo sạ lúa kết hợp bón phân theo hàng dùng khí động điều khiển hạt mạ và viên phân, giúp tăng năng suất, tỷ lệ cây sống rất cao.
Gieo sạ có nhiều ưu điểm so với cấy lúa truyền thống như năng suất lúa cao, đảm bảo thời vụ. Tuy nhiên, sạ thủ công hoặc sạ hàng sử dụng công cụ gieo có một số hạn chế như: hạt gieo dễ bị nổi trên mặt ruộng (do đó khả năng nảy mầm và phát triển bị hạn chế); chim chuột phá hoại; mộng mạ dễ bị tổn thương (do cọ sát trong quá trình chuyển động xoay trong trống gieo); sạ không đều và chi phí nhân công vẫn ở mức cao (so với cây, gieo sạ mặc dụ đã giảm được công gieo mạ, vận chuyển mạ, công cấy nhưng công làm đất tăng và phải mất công dặm lúa cho đều khi cây có 3-4 lá).
Yêu cầu thực tiễn đặt ra là cần phải có máy gieo sạ theo hàng năng suất cao, đảm bảo độ đồng đều, hạt gieo có độ chìm trong bùn từ đó tăng khả năng nảy mầm, tránh chim chuột phá hoại, đảm bảo sự phát triển của cây non. Khâu bón phân cũng được liên hợp với máy gieo đảm bảo sự đồng đều của phân bón lót, tiết kiệm chi phí phân bón, từ đó tiết kiệm chi phí sản xuất và nâng cao hiệu quả kinh tế của sản xuất nông nghiệp.
Xuất phát từ thực tiễn đó, nhóm nghiên cứu của Học viện Nông nghiệp Việt Nam do Tiến sĩ Nguyễn Thanh Hải dẫn đầu đã bắt tay vào nghiên cứu thiết kế, chế tạo máy gieo sạ lúa kết hợp bón phân theo hàng với sự trợ giúp của khí nén. Công trình được bắt đầu từ năm 2017, thuộc Chương trình Hợp tác nghiên cứu song phương và đa phương về khoa học và công nghệ, do Văn phòng các Chương trình khoa học và Công nghệ quốc gia phối hợp cùng Vụ Hợp tác quốc tế (Bộ Khoa học và Công nghệ) hỗ trợ.
Mục tiêu của nhiệm vụ này là làm chủ được thiết kế, quy trình công nghệ chế tạo máy gieo sạ lúa kết hợp bón phân theo hàng với sự trợ giúp của khí nén; Chế tạo được máy gieo sạ lúa kết hợp bón phân theo hàng phù hợp với điều kiện canh tác lúa của Việt Nam, góp phần tăng năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất, đẩy mạnh phát triển cơ khí hóa nông nghiệp nông thôn.
Sau gần 3 năm miệt mài nghiên cứu, các nhà khoa học đã chính thức thông tin chế tạo thành công loại máy kết hợp hai chức năng gieo sạ lúa và bón phân theo hàng, nhờ ứng dụng kỹ thuật khí động “make in Việt Nam”. So với gieo sạ thủ công truyền thống, máy đảm bảo được mật độ gieo trồng trong khoảng 100-150 hạt/m2. Máy có thể gieo và bón phân 24 hàng cùng một lúc, mạ được cắm trong bùn với độ sâu thích hợp. Máy có khả năng dễ dàng điều chỉnh khoảng cách hàng, độ sâu vùi hạt và mật độ gieo. Đặt biệt, máy này tích hợp chức năng bón phân viên nén chậm tan, nhờ trợ giúp của khí nén, giúp đưa viên phân vào sâu trong bùn.
Máy gieo có cấu tạo 4 cụm chính, gồm bộ phận phân phối và gieo hạt, phần tạo và phân chia khí động, bộ phận điều khiển tự động, thùng chứa và định lượng hạt. Trong quá trình hoạt động, hạt được đưa xuống bộ phận phân phối, sau đó chuyển vào trong ống nhờ dòng khí động. Các hạt được phân chia theo hàng tới vị trí gieo. Tại vị trí gieo, dòng khí rẽ lớp nước và bùn trên bề mặt, đẩy hạt nằm ngập trong bùn theo yêu cầu nông học, sao cho hạt không bị gãy mầm hay tróc vỏ. Khi gieo mạ, bộ phận điều khiển tự động có chức năng cảm biến vận tốc máy để điều chỉnh lượng hạt gieo phù hợp. Sau đó, cụm bón phân sử dụng khí nén và cảm biến viên phân để đẩy hạt vào sâu trong bùn từ 3-7 cm.
Tiến sĩ Nguyễn Thanh Hải cho hay, yếu tố quyết định đến hiệu quả của máy là nguyên lý gieo (khí động để thổi hạt), khác hoàn toàn so với các máy gieo sạ thông thường (khí động – hút, để hạt rơi tự do). Nguyên lý này có ưu điểm là vận chuyển hạt và phân tới các điểm gieo với khoảng cách lớn do đó đã tăng được số hàng gieo và hỗ trợ đưa hạt xuống bùn theo yêu cầu nông học. Để tìm hiểu kỹ thuật này, nhóm nghiên cứu phối hợp với đối tác chuyên gia Nhật Bản, sau đó cải tiến và áp dụng vào điều kiện Việt Nam.
Được biết, máy gieo sạ kết hợp bón phân của nhóm được thử nghiệm thành công trong mô hình sản xuất tại Thái Bình. Qua vụ đầu tiên với giống lúa DH12, mô hình gieo máy này cho tỷ lệ cây lúa sống trên 90%.
(Theo Bộ Khoa học và Công nghệ, Máy gieo sạ kết hợp bón phân cùng lúc 24
hàng lúa, Cổng thông tin của Văn phòng các chương trình Khoa học và Công nghệ
Quốc gia, ngày 21/12/2020)
Ý nào sau đây thể hiện rõ nhất nội dung chính của bài đọc trên?
Câu hỏi:
Thí sinh đọc Bài đọc 1 và trả lời các câu hỏi 1-8
BÀI ĐỌC 1Các nhà khoa học Việt vừa chế tạo thành công máy gieo sạ lúa kết hợp bón phân theo hàng dùng khí động điều khiển hạt mạ và viên phân, giúp tăng năng suất, tỷ lệ cây sống rất cao.
Gieo sạ có nhiều ưu điểm so với cấy lúa truyền thống như năng suất lúa cao, đảm bảo thời vụ. Tuy nhiên, sạ thủ công hoặc sạ hàng sử dụng công cụ gieo có một số hạn chế như: hạt gieo dễ bị nổi trên mặt ruộng (do đó khả năng nảy mầm và phát triển bị hạn chế); chim chuột phá hoại; mộng mạ dễ bị tổn thương (do cọ sát trong quá trình chuyển động xoay trong trống gieo); sạ không đều và chi phí nhân công vẫn ở mức cao (so với cây, gieo sạ mặc dụ đã giảm được công gieo mạ, vận chuyển mạ, công cấy nhưng công làm đất tăng và phải mất công dặm lúa cho đều khi cây có 3-4 lá).
Yêu cầu thực tiễn đặt ra là cần phải có máy gieo sạ theo hàng năng suất cao, đảm bảo độ đồng đều, hạt gieo có độ chìm trong bùn từ đó tăng khả năng nảy mầm, tránh chim chuột phá hoại, đảm bảo sự phát triển của cây non. Khâu bón phân cũng được liên hợp với máy gieo đảm bảo sự đồng đều của phân bón lót, tiết kiệm chi phí phân bón, từ đó tiết kiệm chi phí sản xuất và nâng cao hiệu quả kinh tế của sản xuất nông nghiệp.
Xuất phát từ thực tiễn đó, nhóm nghiên cứu của Học viện Nông nghiệp Việt Nam do Tiến sĩ Nguyễn Thanh Hải dẫn đầu đã bắt tay vào nghiên cứu thiết kế, chế tạo máy gieo sạ lúa kết hợp bón phân theo hàng với sự trợ giúp của khí nén. Công trình được bắt đầu từ năm 2017, thuộc Chương trình Hợp tác nghiên cứu song phương và đa phương về khoa học và công nghệ, do Văn phòng các Chương trình khoa học và Công nghệ quốc gia phối hợp cùng Vụ Hợp tác quốc tế (Bộ Khoa học và Công nghệ) hỗ trợ.
Mục tiêu của nhiệm vụ này là làm chủ được thiết kế, quy trình công nghệ chế tạo máy gieo sạ lúa kết hợp bón phân theo hàng với sự trợ giúp của khí nén; Chế tạo được máy gieo sạ lúa kết hợp bón phân theo hàng phù hợp với điều kiện canh tác lúa của Việt Nam, góp phần tăng năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất, đẩy mạnh phát triển cơ khí hóa nông nghiệp nông thôn.
Sau gần 3 năm miệt mài nghiên cứu, các nhà khoa học đã chính thức thông tin chế tạo thành công loại máy kết hợp hai chức năng gieo sạ lúa và bón phân theo hàng, nhờ ứng dụng kỹ thuật khí động “make in Việt Nam”. So với gieo sạ thủ công truyền thống, máy đảm bảo được mật độ gieo trồng trong khoảng 100-150 hạt/m2. Máy có thể gieo và bón phân 24 hàng cùng một lúc, mạ được cắm trong bùn với độ sâu thích hợp. Máy có khả năng dễ dàng điều chỉnh khoảng cách hàng, độ sâu vùi hạt và mật độ gieo. Đặt biệt, máy này tích hợp chức năng bón phân viên nén chậm tan, nhờ trợ giúp của khí nén, giúp đưa viên phân vào sâu trong bùn.
Máy gieo có cấu tạo 4 cụm chính, gồm bộ phận phân phối và gieo hạt, phần tạo và phân chia khí động, bộ phận điều khiển tự động, thùng chứa và định lượng hạt. Trong quá trình hoạt động, hạt được đưa xuống bộ phận phân phối, sau đó chuyển vào trong ống nhờ dòng khí động. Các hạt được phân chia theo hàng tới vị trí gieo. Tại vị trí gieo, dòng khí rẽ lớp nước và bùn trên bề mặt, đẩy hạt nằm ngập trong bùn theo yêu cầu nông học, sao cho hạt không bị gãy mầm hay tróc vỏ. Khi gieo mạ, bộ phận điều khiển tự động có chức năng cảm biến vận tốc máy để điều chỉnh lượng hạt gieo phù hợp. Sau đó, cụm bón phân sử dụng khí nén và cảm biến viên phân để đẩy hạt vào sâu trong bùn từ 3-7 cm.
Tiến sĩ Nguyễn Thanh Hải cho hay, yếu tố quyết định đến hiệu quả của máy là nguyên lý gieo (khí động để thổi hạt), khác hoàn toàn so với các máy gieo sạ thông thường (khí động – hút, để hạt rơi tự do). Nguyên lý này có ưu điểm là vận chuyển hạt và phân tới các điểm gieo với khoảng cách lớn do đó đã tăng được số hàng gieo và hỗ trợ đưa hạt xuống bùn theo yêu cầu nông học. Để tìm hiểu kỹ thuật này, nhóm nghiên cứu phối hợp với đối tác chuyên gia Nhật Bản, sau đó cải tiến và áp dụng vào điều kiện Việt Nam.
Được biết, máy gieo sạ kết hợp bón phân của nhóm được thử nghiệm thành công trong mô hình sản xuất tại Thái Bình. Qua vụ đầu tiên với giống lúa DH12, mô hình gieo máy này cho tỷ lệ cây lúa sống trên 90%.
(Theo Bộ Khoa học và Công nghệ, Máy gieo sạ kết hợp bón phân cùng lúc 24
hàng lúa, Cổng thông tin của Văn phòng các chương trình Khoa học và Công nghệ
Quốc gia, ngày 21/12/2020)
Ý nào sau đây thể hiện rõ nhất nội dung chính của bài đọc trên?A. Giới thiệu về máy gieo sạ lúa kết hợp bón phân theo hàng “make in Việt Nam”.
Đáp án chính xác
B. Giới thiệu về kĩ thuật canh tác lúa nước theo công nghệ mới.
C. Giới thiệu về Tiến sĩ Nguyễn Thanh Hải và cộng sự.
D. Giới thiệu mô hình sản xuất lúa nước kiểu mới tại Thái Bình.
Trả lời:
Đáp án A
Ta có ý chính các đoạn trong bài:
Đoạn 1: Giới thiệu công trình nghiên cứu.
Đoạn 2: Những nhược điểm của cách gieo sạ truyền thống.
Đoạn 3-5: Yêu cầu thực tiễn và mục tiêu của việc chế tạo máy gieo sạ theo hàng.
Đoạn 6: Sản phẩm của công trình nghiên cứu.
Đoạn 7: Cơ chế hoạt động của máy gieo sạ.
Đoạn 8-9: Những ưu điểm của máy và kết quả thử nghiệm tại Thái Bình.
Tổng hợp các ý trên, ta có ý chính của toàn bài là: “Giới thiệu về máy gieo sạ lúa kết hợp bón phân theo hàng “make in Việt Nam”.====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Phương án nào sau đây KHÔNG phải là một nhược điểm của phương pháp gieo sạ so với phương pháp cấy mạ?
Câu hỏi:
Phương án nào sau đây KHÔNG phải là một nhược điểm của phương pháp gieo sạ so với phương pháp cấy mạ?
A. Hạt gieo nổi trên mặt ruộng.
B. Tăng công làm đất.
C. Tăng công vận chuyển mạ.
Đáp án chính xác
D. Lúa mọc không đều.
Trả lời:
Đáp án C
Thông tin tại dòng 9-10: “… so với cấy, gieo sạ mặc dù
đã giảm được công gieo mạ, vận chuyển mạ, công cấy
nhưng công làm đất tăng và phải mất công dặm lúa cho
đều khi cây có 3-4 lá.” ⟹ Gieo sạ giúp GIẢM công
vận chuyển mạ nhưng TĂNG công làm đất
so với phương pháp cấy.====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Từ “dặm lúa” tại dòng 10 có nghĩa là:
Câu hỏi:
Từ “dặm lúa” tại dòng 10 có nghĩa là:
A. nhổ bỏ các cây lúa non bị bệnh.
B. nhổ lúa dày trồng sang chỗ thưa.
Đáp án chính xác
C. nhổ cỏ và các loài cạnh tranh với mạ non.
D. không phương án nào chính xác.
Trả lời:
Đáp án B
Thông tin tại dòng 10: “… dặm lúa cho đều khi cây có
3-4 lá” ⟹ Việc dặm lúa nhằm đảm bảo lúa phân bố
đều trên ruộng ⟹ phương án chính xác là
“Nhổ lúa dày trồng sang chỗ thưa.”====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Theo đoạn 3 (dòng 11-16), vì sao hạt lúa được gieo cần có độ chìm trong bùn?
Câu hỏi:
Theo đoạn 3 (dòng 11-16), vì sao hạt lúa được gieo cần có độ chìm trong bùn?
A. Để tiết kiệm chi phí phân bón.
B. Để tiết kiệm thời gian gieo hạt.
C. Để tăng xác suất nảy mầm thành công.
Đáp án chính xác
D. Để bảo vệ hạt giống khỏi sâu bệnh.
Trả lời:
Đáp án C
A. Để tiết kiệm chi phí phân bón.
⟹ Sai, máy tiết kiệm phân bón nhờ bón lót đồng thời với gieo hạt.
B. Để tiết kiệm thời gian gieo hạt.
⟹ Sai, đoạn trích không đề cập thông tin này.
C. Để tăng xác suất nảy mầm thành công.
⟹ Đúng, thông tin tại dòng 12: “… từ đó tăng khả năng nảy mầm…”.
D. Để bảo vệ hạt giống khỏi sâu bệnh.
⟹ Sai, đoạn trích cho biết việc hạt gieo có độ chìm trong
bùn giúp bảo vệ hạt khỏi chim, chuột phá hoại, không phải sâu bệnh.====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Theo đoạn 5 (dòng 24-28), phương án nào sau đây KHÔNG phải là một trong những mục tiêu của đề tài nghiên cứu này?
Câu hỏi:
Theo đoạn 5 (dòng 24-28), phương án nào sau đây KHÔNG phải là một trong những mục tiêu của đề tài nghiên cứu này?
A. Đẩy mạnh chuyển đổi từ nông nghiệp sang công nghiệp.
Đáp án chính xác
B. Đẩy mạnh cơ khí hóa nông nghiệp, nông thôn.
C. Giúp tăng năng suất, giảm chi phí trong canh tác nông nghiệp.
D. Làm chủ công nghệ và quy trình chế tạo máy gieo sạ lúa.
Trả lời:
Đáp án A
Thông tin KHÔNG chính xác là “Đẩy mạnh chuyển đổi từ nông nghiệp sang công nghiệp”. Mục tiêu của nghiên cứu là giúp tăng năng suất lao động, giảm chi phí trong sản xuất lúa, không phải để chuyển đổi từ nông nghiệp sang công nghiệp (tức dừng sản xuất lúa, chuyển sang sản xuất công nghiệp).====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====