Câu hỏi:
Lưỡng cực điện xảy ra khi các điện tích dương và âm (ví dụ một proton và một điện tử hoặc một cation và một anion) tách rời khỏi nhau và cách nhau một khoảng không đổi. Một phân tử hoạt động như một lưỡng cực điện chuyển động theo phương ngang với vận tốc không đổi vào điện trường đều theo phương thẳng đứng (như hình vẽ). Các điện tích âm và dương của phân tử đi vào điện trường cùng một lúc. Phát biểu nào sau đây là đúng về vận tốc của phân tử trong điện trường?
A. Vận tốc theo phương ngang không đổi, vận tốc theo phương thẳng đứng tăng.
B. Vận tốc theo phương ngang không đổi, vận tốc theo phương thẳng đứng bằng 0.
Đáp án chính xác
C. Vận tốc theo phương ngang tăng, vận tốc theo phương thẳng đứng tăng.
D. Vận tốc theo phương ngang tăng, vận tốc theo phương thẳng đứng bằng 0.
Trả lời:
Trả lời:
Trước khi vào điện trường, phân tử chuyển động với vận tốc không đổi theo phương ngang → vận tốc theo phương ngang không đổi, vận tốc theo phương thẳng đứng bằng 0
Nhận xét: lực điện tác dụng lên điện tích dương hướng thẳng đứng xuống
Lực điện tác dụng lên điện tích âm hướng thẳng đứng lên
Hai điện tích có độ lớn bằng nhau
→ tổng hợp lực tác dụng lên phân tử bằng 0
→ vận tốc theo phương thẳng đứng bằng 0
Đáp án cần chọn là: B
====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Công thức xác định cường độ điện trường gây ra bởi điện tích Q < 0, tại một điểm trong chân không, cách điện tích Q một khoảng r là:>
Câu hỏi:
Công thức xác định cường độ điện trường gây ra bởi điện tích Q < 0, tại một điểm trong chân không, cách điện tích Q một khoảng r là:>
A. \(E = {9.10^9}.\frac{Q}{{{r^2}}}\)
B. \(E = – {9.10^9}.\frac{Q}{{{r^2}}}\)
Đáp án chính xác
C. \(E = – {9.10^9}.\frac{Q}{r}\)
D. \(E = {9.10^9}.\frac{Q}{r}\)
Trả lời:
Trả lời:Cường độ điện trường gây ra tại một điểm trong chân không (ε = 1):\(E = k\frac{{\left| Q \right|}}{{{r^2}}}\)Vì Q < 0 mà cường độ điện trường là đại lượng dương E >0 nên nếu ta bỏ dấu trị tuyệt đối của Q thì phải thêm dấu “-“ đằng trước để cường độ điện trường dương>Đáp án cần chọn là: B
====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Gọi F là lực điện mà điện trường có cường độ điện trường E tác dụng lên một điện tích thử q . Nếu tăng q lên gấp đôi thì E và F thay đổi ntn ?
Câu hỏi:
Gọi F là lực điện mà điện trường có cường độ điện trường E tác dụng lên một điện tích thử q . Nếu tăng q lên gấp đôi thì E và F thay đổi ntn ?
A. Cả E và F đều tăng gấp đôi
B. Cả E và F đều không đổi
C. E tăng gấp đôi , F không đổi
D. E không đổi , F tăng gấp đôi
Đáp án chính xác
Trả lời:
Trả lời:Ta có, + Cường độ điện trường E không phụ thuộc vào điện tích thử q + Lực điện: \(F = k\frac{{\left| {qQ} \right|}}{{\varepsilon {r^2}}}\)=>Khi q tăng lên gấp đôi thì, E không đổi và F tăng gấp đôiĐáp án cần chọn là: D
====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Phát biểu nào sau đây là không đúng?
Câu hỏi:
Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Điện phổ cho ta biết sự phân bố các đường sức trong điện trường.
B. Tất cả các đường sức đều xuất phát từ điện tích dương và kết thúc ở điện tích âm.
Đáp án chính xác
C. Cũng có khi đường sức điện không xuất phát từ điện tích dương mà xuất phát từ vô cùng.
D. Các đường sức của điện trường đều là các đường thẳng song song và cách đều nhau.
Trả lời:
Trả lời:A, C, D – đúngB – sai vì: – Các đường sức điện là các đường cong không kín. Nó xuất phát từ các điện tích dương và tận cùng ở các điện tích âm ( hoặc ở vô cực)Đáp án cần chọn là: B
====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Câu phát biểu nào sau đây đúng?
Câu hỏi:
Câu phát biểu nào sau đây đúng?
A. Qua mỗi điểm trong điện trường vẽ được vô số các đường sức.
B. Các đường sức của điện trường không cắt nhau.
Đáp án chính xác
C. Đường sức của điện trường bao giờ cũng là đường thẳng.
D. Đường sức của điện trường tĩnh khép kín.
Trả lời:
Trả lời:A – sai vì: Qua mỗi điểm trong điện trường chỉ vẽ được một đường sức.B – đúngC – sai vì: Đường sức điện là đường cong không kínD – sai vì: Đường sức của điện trường tĩnh không khép kín.Đáp án cần chọn là: B
====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Điện tích điểm q = 80 nC đặt cố định tại O trong dầu. Hằng số điện môi của dầu là ε = 4. Cường độ điện trường do q gây ra tại M cách O một khoảng MO = 30 cm là
Câu hỏi:
Điện tích điểm q = 80 nC đặt cố định tại O trong dầu. Hằng số điện môi của dầu là ε = 4. Cường độ điện trường do q gây ra tại M cách O một khoảng MO = 30 cm là
A. 0,6.103 V/m
B. 0,6.104 V/m
C. 2.103 V/m
Đáp án chính xác
D. 2.105 V/m
Trả lời:
Trả lời:Ta có:\(E = k\frac{{\left| q \right|}}{{\varepsilon {r^2}}}\)\( \Rightarrow E = {9.10^9}\frac{{\left| {{{80.10}^{ – 9}}} \right|}}{{4.0,{3^2}}}\)\( \Rightarrow E = {2.10^3}V/m\)Đáp án cần chọn là: C
====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====