Câu hỏi:
Hỗn hợp X gồm chất A (C5H16O3N2) và chất B (C4H12O4N2) tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ đung nóng cho đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn rồi cô cạn thu được m gam hỗn hợp Y gồm 2 muối D và E (MD < ME>) và 4,48 lit khí (dktc) hỗn hợp Z gồm 2 amin no đơn chức đồng đẳng kế tiếp có tỉ khối so với H2 bằng 18,3. Khối lượng của muối E trong hỗn hợp Y là :
A. 4,24
B. 3,18
C. 5,36
D. 8,04
Đáp án chính xác
Trả lời:
Trả lời:- Xét khí Z : nZ = 4,48 : 22,4 = 0,2 mol. MZ = 18,3 . 2 = 36,6g=>2 amin phải là CH3NH2 và C2H5NH2 với số mol lần lượt là x và y=>x + y = 0,2 và mZ = 31x + 45y = 36,6.0,2=>x = 0,12 ; y = 0,08 mol- Biện luận công thức cấu tạo của A và B :+) A là C5H16O3N2 có dạng CnH2n+6 O3N2 =>A là muối cacbonat của amin: (C2H5NH3)2CO3(A không thể là muối nitrat của amin vì không thể tạo ra CH3NH2 hay C2H5NH2)+) B là C4H12O4N2 có dạng muối cacboxylat của amin : (COONH3CH3)2– Các phương trình phản ứng :(C2H5NH3)2CO3 + 2NaOH → 2C2H5NH2 + Na2CO3 + 2H2O (M = 106)(COONH3CH3)2 + 2NaOH → (COONa)2 + 2CH3NH2 + 2H2O (M = 134) =>E=>mE = 134.nE = 134.0,5nCH3NH2 = 134.0,5.0,12 = 8,04gĐáp án cần chọn là: D
====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Trong các chất dưới đây, chất nào có lực bazơ mạnh nhất ?
Câu hỏi:
Trong các chất dưới đây, chất nào có lực bazơ mạnh nhất ?
A. NH3.
B. CH3NH2.
C.C2H5NH2.
D. (CH3)2NH.
Đáp án chính xác
Trả lời:
Trả lời:(CH3)2NH là amin bậc 2 có lực bazơ mạnh hơn amin bậc 1 và mạnh hơn amoniac→ Chất có lực bazơ mạnh nhất là (CH3)2NHĐáp án cần chọn là: D
====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Cho các chất : (1) C6H5NH2, (2) (C6H5)3N, (3) (C6H5)2NH, (4) NH3 (C6H5- là gốc phenyl). Dãy các chất sắp xếp theo thứ tự lực bazơ giảm là
Câu hỏi:
Cho các chất : (1) C6H5NH2, (2) (C6H5)3N, (3) (C6H5)2NH, (4) NH3 (C6H5– là gốc phenyl). Dãy các chất sắp xếp theo thứ tự lực bazơ giảm là
A. (4), (1), (3), (2).
Đáp án chính xác
B. (3), (1), (2), (4).
C. (4), (1), (2), (3).
D. (4), (2), (3), (1).
Trả lời:
Trả lời:Vì gốc C6H5– hút e nên lực bazơ của (C6H5)3N < (C6 (cH5)2NH < C6>H5NH2NH3 không có gốc đẩy hay hút e→ thứ tự sắp xếp theo lực bazơ giảm là (4), (1), (3), (2)Đáp án cần chọn là: A
====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Cho các dung dịch riêng biệt sau : CH3NH2, (CH3)2NH, (CH3)3N, C6H5NH2. Số dung dịch làm xanh giấy quỳ tím là
Câu hỏi:
Cho các dung dịch riêng biệt sau : CH3NH2, (CH3)2NH, (CH3)3N, C6H5NH2. Số dung dịch làm xanh giấy quỳ tím là
A. 1
B. 2
C. 3
Đáp án chính xác
D. 4
Trả lời:
Trả lời:CH3NH2, (CH3)2NH, (CH3)3N đều có tính bazơ mạnh hơn amoniac → làm xanh giấy quỳ tímC6H5NH2 không làm đổi màu quỳĐáp án cần chọn là: C
====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Cho các dung dịch : C6H5NH2 (anilin), CH3NH2, C2H5OH, NaOH, K2CO3, (C2H5)2NH, NH4Cl. Số dung dịch làm đổi màu quỳ tím là
Câu hỏi:
Cho các dung dịch : C6H5NH2 (anilin), CH3NH2, C2H5OH, NaOH, K2CO3, (C2H5)2NH, NH4Cl. Số dung dịch làm đổi màu quỳ tím là
A. 6
B. 5
Đáp án chính xác
C. 4
D. 3
Trả lời:
Trả lời:C6H5NH2 không làm đổi màu quỳCH3NH2, (C2H5)2NH có tính bazơ mạnh hơn amoniac → làm quỳ chuyển xanhNH4Cl là muối tạo bởi bazơ yếu và axit mạnh → có tính axit → làm quỳ chuyển đỏNaOH là bazơ mạnh → làm quỳ chuyển xanhK2CO3 là muối tạo bởi axit yếu và bazơ mạnh → có tính bazơ → làm quỳ chuyển xanh→ có 5 dung dịch làm quỳ chuyển màuĐáp án cần chọn là: B
====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Cho các chất sau : (1) amoniac, (2) anilin, (3) p-nitroanilin, (4) p-metylanilin, (5) metylamin, (6) đimetylamin. Dãy sắp xếp các chất theo thứ tự lực bazơ tăng dần là
Câu hỏi:
Cho các chất sau : (1) amoniac, (2) anilin, (3) p-nitroanilin, (4) p-metylanilin, (5) metylamin, (6) đimetylamin. Dãy sắp xếp các chất theo thứ tự lực bazơ tăng dần là
A. 3 < 2 < 4 < 1 < 5 < 6.
Đáp án chính xác
B. 2 >3 >4 >1 >5 >6.
C. 2 < 3 < 4 < 1 < 5 < 6.
D. 3 < 1 < 4 < 2 < 5 < 6.
Trả lời:
Trả lời:
(1) NH3 không có gốc đẩy hay hút e
(2) C6H5NH2có nhóm C6H5– hút e
(3) p-NO2C6H4NH2 :
Vì NO2– (gốc hút e) đính vào vòng nên p-NO2C6H4– hút e mạnh hơn gốc C6H5–
→ lực bazơ của p-NO2C6H4NH2yếu hơn C6H5NH2
→ (3) < (2)
(4) p-CH3C6H4NH2:
Vì CH3– (gốc đẩy e) đính vào vòng nên p-CH3C6H4– hút e yếu hơn gốc C6H5–
→ lực bazơ của p-CH3C6H4NH2mạnh hơn C6H5NH2
→ (2) < (4)
(5) CH3NH2 có nhóm đẩy e
(6) (CH3)2NH có 2 nhóm CH3– đẩy e → lực bazơ mạnh hơn CH3NH2
→ (5) < (6)
→ thứ tự sắp xếp là : 3 < 2 < 4 < 1 < 5 < 6
Đáp án cần chọn là: A====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====