Câu hỏi:
Đốt cháy 21 gam chất X là dẫn xuất benzen (CTPT trùng với CTĐGN), thu được 23,52 lit CO2 (đktc) và 10,8 gam H2O. Mặt khác, 21 gam X tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH thu được 27,6 gam muối. Số CTCT của X là:
A.7
B.5
C.6
D. 12
Đáp án chính xác
Trả lời:
Trả lời:Vì đốt cháy X thu được CO2 và H2O → trong X chứa C, H và có thể có O\({n_{C{O_2}}} = \frac{{23,52}}{{22,4}} = 1,05\left( {mol} \right)\)\({n_{{H_2}O}} = \frac{{10,8}}{{18}} = 0,6\left( {mol} \right)\)Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng: \({m_X} + {m_{{O_2}}} = {m_{C{O_2}}} + {m_{{H_2}O}}\)→ \({m_{C{O_2}}}\) = 1,05.44 + 0,6.18 – 21 = 36 gam→ \({n_{{O_2}}}\) = 1,125 molNhận thấy: \(2.{n_{{O_2}}} < 2.{n_{C{O_2}}} + {n_{{H_2}O}}\)→ trong X chứa OÁp dụng định luật bảo toàn nguyên tử:\({n_{O\,trong\,}}_X = 2.{n_{C{O_2}}} + {n_{{H_2}O}} – 2.{n_{{O_2}}} = 2.1,05 + 0,6 – 2.1,125 = 0,45\,mol\)\({n_{C\,trong\,}}_X = {n_{C{O_2}}} = 1,05\,mol\)\({n_{H\,trong\,}}_X = 2.{n_{{H_2}O}} = 1,2\,mol\)\( \to {n_C}_X:{n_H}:{n_O} = 1,05:1,2:0,45\, = 7:8:3\)→ CTĐGN của X là C7H8O3Vì CTPT của X trùng với CTĐGN → CTPT của X là C7H8O3\({n_{{C_7}{H_8}{O_3}}} = \frac{{21}}{{140}} = 0,15mol\)X tác dụng với dung dịch NaOH:Cứ thay thế 1 nguyên tử H bằng 1 nguyên tử Na thì khối lượng tăng: 23 – 1 = 22Mà theo bài, khối lượng tăng 27,6 – 21 = 6,6 gam+)số mol NaOH phản ứng là: \({n_{NaOH}} = \frac{{6,6}}{{22}} = 0,3mol\)\( \to {n_{{C_7}{H_8}{O_3}}} = 2{n_{NaOH}}\) → trong X có 2 nhóm -OH tác dụng với NaOH→ X có 2 nhóm -OH phenol và 1 nhóm -OH ancol hoặc X có 2 nhóm -OH phenol và 1 nhóm eteCác CTCT của X làTH1TH2: Thay -CH2OH bằng -OCH3 (6 công thức)Đáp án cần chọn là: D>
====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Có 2 lọ dung dịch mất nhãn là etanol và phenol. Dùng hóa chất nào sau đây để nhận biết 2 lọ trên ?
Câu hỏi:
Có 2 lọ dung dịch mất nhãn là etanol và phenol. Dùng hóa chất nào sau đây để nhận biết 2 lọ trên ?
A. Na
B. dung dịch brom
Đáp án chính xác
C.HBr
D. KMnO4
Trả lời:
Trả lời:Để nhận biết etanol và phenol ta dùng dung dịch brom. Etanol không phản ứng, phenol làm mất màu dung dịch, tạo kết tủa trắng.Đáp án cần chọn là: B
====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Cho các phát biểu sau về phenol:(a) phenol tan nhiều trong nước lạnh;(b) phenol có tính axit nhưng phenol không làm đổi màu quỳ tím;(c) phenol được dùng để sản xuất phẩm nhuộm, chất diệt nấm mốc;(d) nguyên tử H trong benzen dễ bị thế hơn nguyên tử H trong vòng benzen của phenol;(e) cho nước brom vào phenol thấy xuất hiện kết tủa.Số phát biểu đúng là
Câu hỏi:
Cho các phát biểu sau về phenol:(a) phenol tan nhiều trong nước lạnh;(b) phenol có tính axit nhưng phenol không làm đổi màu quỳ tím;(c) phenol được dùng để sản xuất phẩm nhuộm, chất diệt nấm mốc;(d) nguyên tử H trong benzen dễ bị thế hơn nguyên tử H trong vòng benzen của phenol;(e) cho nước brom vào phenol thấy xuất hiện kết tủa.Số phát biểu đúng là
A.5
B.3
Đáp án chính xác
C.2
D. 4
Trả lời:
Trả lời:Các phát biểu đúng là:(b) phenol có tính axit nhưng phenol không làm đổi màu quỳ tím;(c) phenol được dùng để sản xuất phẩm nhuộm, chất diệt nấm mốc;(e) cho nước brom vào phenol thấy xuất hiện kết tủa.Đáp án cần chọn là: B
====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Cho các phát biểu sau về phenol (C6H5OH):(1) Phenol tan nhiều trong nước lạnh.(2) Phenol có tính axit nhưng dung dịch phenol trong nước không làm đổi màu quỳ tím.(3) Nguyên tử H ở nhóm OH ở phenol linh động hơn trong ancol.(4) Nguyên tử H của vòng benzen trong phenol dễ bị thay thế hơn nguyên tử H trong benzen.(5) Cho nước brom vào dung dịch phenol thấy xuất hiện kết tủa.Số phát biểu đúng là
Câu hỏi:
Cho các phát biểu sau về phenol (C6H5OH):(1) Phenol tan nhiều trong nước lạnh.(2) Phenol có tính axit nhưng dung dịch phenol trong nước không làm đổi màu quỳ tím.(3) Nguyên tử H ở nhóm OH ở phenol linh động hơn trong ancol.(4) Nguyên tử H của vòng benzen trong phenol dễ bị thay thế hơn nguyên tử H trong benzen.(5) Cho nước brom vào dung dịch phenol thấy xuất hiện kết tủa.Số phát biểu đúng là
A. 2
B.5
C. 3
D. 4
Đáp án chính xác
Trả lời:
Trả lời:(1) sai, vì phenol tan ít trong nước lạnh.(2) đúng, vì tính axit của phenol rất yếu nên không làm đổi màu quỳ tím(3) đúng, vì ảnh hưởng của vòng benzen nên H ở nhóm OH của phenol linh động hơn so với ancol(4) đúng, do ảnh hưởng của nhóm OH lên vòng benzen(5) đúngVậy số phát biểu đúng là 4.Đáp án cần chọn là: D
====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Cho các phát biểu sau:(a) Phenol (C6H5-OH) là một ancol thơm.(b) Phenol tác dụng với dung dịch natri hidroxit tạo thành muối tan và nước.(c) Phenol tham gia phản ứng thế brom và thế nitro dễ hơn benzen.(d) Dung dịch phenol làm quỳ tím hóa đỏ do nó có tính axit.(e) Hợp chất C6H5-CH2-OH là phenol.Số phát biểu đúng là:
Câu hỏi:
Cho các phát biểu sau:(a) Phenol (C6H5-OH) là một ancol thơm.(b) Phenol tác dụng với dung dịch natri hidroxit tạo thành muối tan và nước.(c) Phenol tham gia phản ứng thế brom và thế nitro dễ hơn benzen.(d) Dung dịch phenol làm quỳ tím hóa đỏ do nó có tính axit.(e) Hợp chất C6H5-CH2-OH là phenol.Số phát biểu đúng là:
A. 3
B. 4
C. 5
D. 2
Đáp án chính xác
Trả lời:
Trả lời:(a) sai. C6H5OH có nhóm OH gắn trực tiếp với vòng thơm nên thuộc loại hợp chất phenol.(b) đúng. PTHH: C6H5OH + Na → C6H5ONa (muối tan) + H2O(c) đúng. Do ảnh hưởng của nhóm OH lên vòng benzen.(d) sai vì phenol có tính axit rất yếu không làm đổi màu quỳ tím.(e) sai vì C6H5CH2OH có nhóm OH không đính trực tiếp vào vòng benzen nên không phải phenol.⟹ 2 phát biểu đúngĐáp án cần chọn là: D
====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Phenol không tác dụng với
Câu hỏi:
Phenol không tác dụng với
A. dung dịch HCl.
Đáp án chính xác
B.dung dịch Br2.
C.kim loại Na.
D. dung dịch NaOH.
Trả lời:
Trả lời:- Phenol không phản ứng với dung dịch HCl- Phenol tác dụng với Br2, Na, NaOH theo các PTHH: C6H5OH + 3Br2 → C6H2Br3OH ↓ + 3HBr 2C6H5OH + 2Na → 2C6H5ONa + H2 C6H5OH + NaOH → C6H5ONa + H2OĐáp án cần chọn là: A
====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====