Giải bài tập Sinh học 12 Bài 27: Thực hành: Tìm hiểu cấu trúc dinh dưỡng của quần xã trong tự nhiên
Trả lời mục Thu hoạch trang 89 SGK Sinh học 12 – Kết nối tri thức: Các nhóm viết báo cáo thực hành theo mẫu sau:
Trả lời:
BÁO CÁO THỰC HÀNH
TÌM HIỂU CẤU TRÚC DINH DƯỠNG
CỦA QUẦN XÃ TRONG TỰ NHIÊN
1. Mục đích
– Tìm hiểu cấu trúc dinh dưỡng của quần xã.
2. Kết quả và giải thích
– Bảng thành phần cấu trúc dinh dưỡng trong quần xã:
Quần xã |
Sinh vật sản xuất |
Sinh vật tiêu thụ |
Sinh vật phân giải |
Quần xã rừng mưa nhiệt đới |
(+) cây phượng, cây chuối, cây dương xỉ, cây sồi, vi sinh vật quang tự dưỡng,… |
(+) kiến, sóc, sâu, chim ăn hạt, nhím, thỏ, muỗi, chim ăn sâu, chim gõ kiến, cáo, rắn, thằn lằn, rắn, trăn, đại bàng,… |
(+) vi sinh vật phân giải, giun đất, nấm,… |
Quần xã đồng ruộng |
(+) lúa, ngô, khoai, cỏ,… |
(+) châu chấu, sâu cuốn lá, ốc bươu vàng, chuột, chim sẻ,… |
(+) vi sinh vật phân giải, giun đất, nấm,… |
… |
|
|
|
– Giải thích vì sao xếp các loài vào từng nhóm sinh vật trong bảng :
+ Các loài được xếp vào nhóm sinh vật sản xuất vì chúng có khả năng chuyển hóa năng lượng mặt trời hoặc năng lượng trong các phản ứng hóa học thành năng lượng hóa học trong các hợp chất hữu cơ do chúng tổng hợp được qua quá trình quang hợp hoặc hóa tự dưỡng.
+ Các loài được xếp vào nhóm sinh vật tiêu thụ vì chúng sử dụng năng lượng có sẵn trong các chất hữu cơ từ những sinh vật khác cho các hoạt động sống.
+ Các loài được xếp vào nhóm sinh vật phân giải vì chúng có khả năng chuyển hóa các chất hữu cơ thành chất vô cơ, khép kín vòng tuần hoàn vật chất.
3. Trả lời câu hỏi
Nhóm sinh vật nào hầu như không quan sát được khi nghiên cứu cấu trúc của quần xã? Giải thích.
Nhóm sinh vật phân giải hầu như không quan sát được khi nghiên cứu cấu trúc của quần xã vì nhóm sinh vật phân giải hầu như là các vi sinh vật có kích thước rất nhỏ, không thể quan sát bằng mắt thường mà phải có các dụng cụ hỗ trợ (kính hiển vi).
Xem thêm các bài giải bài tập Sinh học 12 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Bài 26. Quần xã sinh vật
Bài 27. Thực hành: Tìm hiểu cấu trúc dinh dưỡng của quần xã trong tự nhiên
Bài 28. Hệ sinh thái
Bài 29. Trao đổi vật chất và chuyển hoá năng lượng trong hệ sinh thái
Bài 30. Diễn thế sinh thái
Bài 31. Sinh quyển, khu sinh học và chu trình sinh – địa – hóa