Giải bài tập Hóa học 12 Bài 11: Tơ – Cao su – Keo dán tổng hợp
Mở đầu trang 59 Hóa học 12: Năm 1839, khi trộn cao su thiên nhiên với lưu huỳnh để cải thiện các tính năng của cao su, Charles Goodyear vô tình đánh rơi hỗn hợp này vào bếp đang nóng, ông ngạc nhiên thấy rằng hỗn hợp tạo thành trở nên cứng nhưng linh động. Tiếp tục nghiên cứu quá trình đun nóng cao su với lưu huỳnh và ông gọi đây là quá trình lưu hoá cao su. Cao su là gì? Cao su có những đặc tính nào? Bản chất của quá trình lưu hoá cao su là gì?
Lời giải:
– Cao su là loại vật liệu polymer có tính đàn hồi.
– Cao su có khả năng bị biến dạng khi chịu tác dụng của lực bên ngoài và trở lại trạng thái ban đầu khi lực dừng tác dụng.
– Lưu hoá cao su là quá trình xử lí cao su với lưu huỳnh, tạo ra các cầu nối disulfide giữa các phần tử polyisoprene tạo thành polymer có cấu tạo mạng không gian.
Luyện tập trang 60 Hóa học 12: Tơ tự nhiên có nguồn gốc từ đâu?
Lời giải:
Những loại tơ tự nhiên quan trọng gồm: sợi bông, tơ tằm và sợi len:
– Sợi bông lấy từ quả bông.
– Tơ tằm lấy từ kén của con tằm.
– Len lấy từ lông động vật như cừu, dê, thỏ.
Vận dụng trang 60 Hóa học 12: Tơ tằm cấu tạo gồm 2 loại protein chính: sericin và fibroin. Tại sao không nên sử dụng xà phòng có độ pH cao để giặt quần áo bằng tơ tằm?
Lời giải:
Tơ tằm được cấu tạo bởi protein, khi sử dụng xà phòng có độ pH cao (môi trường base), protein trong tơ tằm bị thủy phân, làm quần áo mau hỏng. Do đó ta không nên sử dụng xà phòng có độ pH cao để giặt quần áo bằng tơ tằm.
Câu hỏi 1 trang 60 Hóa học 12: Tại sao tơ nylon-6,6 kém bền với acid và kiềm?
Lời giải:
– Công thức của nylon-6,6:
– Tơ nylon-6,6 có liên kết peptide (-CO-NH-) trong phân tử, liên kết peptide phản ứng được với cả acid và kiềm, nên tơ nylon-6,6 kém bền với acid và kiềm.
Luyện tập trang 60 Hóa học 12: Tơ nitron được điều chế từ acrylonitrile (CH2=CH-CN). Cho biết công thức của tơ nitron.
Lời giải:
Công thức của tơ nitron:
Luyện tập trang 61 Hóa học 12: Liệt kê các lĩnh vực ứng dụng của vật liệu cao su.
Lời giải:
Các lĩnh vực sử dụng vật liệu cao su:
– Quân sự: vật liệu làm thùng chứa nhiên liệu máy bay quân sự, túi khí nâng hạ, xuồng cao su, xuồng cứu sinh cho cứu hộ cứu nạn,…
– Y tế: găng tay cao su, nút cao su,…
– Giao thông: Cao su chống va, gờ giảm tốc cao su, cao su chặn lùi xe,…
– Xây dựng: Gối cầu cao su, khe co giãn cầu đường,…
– Thủy lợi – thủy điện: Phớt cao su, Gioăng Đệm Cao Su, Gioăng Cao su P (Zoăng củ tỏi),…
– Công nghiệp: Cao su cửa kính, Thảm cao su, cao su khắc dấu, cao su chịu nhiệt,…
Vận dụng trang 61 Hóa học 12: Cây cao su là cây công nghiệp chủ đạo của nước ta. Em hãy tìm hiểu và cho biết sản lượng cao su của nước ta hiện nay khoảng bao nhiêu? Cao su được trồng nhiều ở các tỉnh nào nước ta và loại cây này phù hợp với loại đất nào?
Lời giải:
– Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2023, diện tích cây cao su trên cả nước đạt 910,2 nghìn ha; sản lượng mủ cao su khô khai thác đạt 1,29 triệu tấn.
– Cao su được trồng nhiều ở các tỉnh miền Đông Nam Bộ như Bình Phước, Bình Dương, Tây Ninh, Vũng Tàu.
– Cây sao su phù hợp với đất đỏ bazan và đất xám.
Luyện tập trang 62 Hóa học 12: Chloroprene là chất có công thức CH2=C(Cl)-CH=CH2. Hãy viết phương trình phản ứng điều chế cao su chloroprene từ chloroprene.
Lời giải:
Luyện tập trang 62 Hóa học 12: Viết phương trình phản ứng điều chế cao su buna-N từ buta-1,3-diene và acrylonitrile (CH2=CH-CN).
Lời giải:
Luyện tập trang 63 Hóa học 12: Kể tên thương mại một số loại keo dán thường gặp.
Lời giải:
Các loại keo dán thường gặp: keo 502, keo con chó, nhựa vá săm 3M, keo sữa, keo epoxy 3M, keo dán gỗ UF,…
Bài tập
Bài 1 trang 63 Hóa học 12: Loại vật liệu nào sau đầy không phải là tơ tự nhiên?
A. Len.
B. Tơ cellulose acetate.
C. Bông.
D. Tơ tằm.
Lời giải:
Len, bông, tơ tằm là tơ tự nhiên, tơ cellulose acetate là tơ bán tổng hợp.
→ Chọn B.
Bài 2 trang 63 Hóa học 12: Cần bao nhiêu tấn acrylonytrile để điểu chế 1 tấn tơ nitron? Biết hiệu suất của phản ứng trùng hợp là 65%.
Lời giải:
Theo định luật bảo toàn khối lượng: macrylonytrile = mtơ nitron = 1 (tấn)
=> Khối lượng thực tết cần dùng để điểu chế 1 tấn tơ nitron: (tấn)
Bài 3 trang 63 Hóa học 12: Hãy tìm hiểu quy trình khai thác và chế biến cao su thiên nhiên.
Lời giải:
Quy trình khai thác và chế biến cao su thiên nhiên:
– Khai thác mủ: Dùng dao gọt vỏ cây để nhựa cao su chảy ra. Nhựa được thu vào các thùng, bình nhựa. (Có thể bán luôn mủ cao su vừa khai thác).
– Lên men mủ cao su: Nhựa được cho vào bể lên men trong vòng 3-5 ngày để đông đặc.
– Phơi khô mủ cao su: Sau khi lên men xong, nông dân phơi khô mủ cao su ngoài trời trong vòng 1-2 tuần.
– Bán mủ cao su: Sản phẩm được bán cho các đại lý cao su hoặc nhà máy chế biến.
Bài 4 trang 63 Hóa học 12: Len thường để sản xuất các loại áo len giữ ấm vào mùa đông. Đặc biệt, một số loại áo làm bằng lông cừu rất ấm và có giá thành cao. Nêu các điểm cần chú ý khi giặt quần áo làm bằng len.
Lời giải:
Các điểm cần chú ý khi giặt quần áo làm bằng len:
– Len được làm từ lông động vật, thành phần chính là protein, do đó dễ bị thủy phân trong môi trường kiềm nên ta không sử dụng bột giặt có pH quá cao.
– Giặt với nước có nhiệt độ thấp (không quá 30 oC).
– Nhiệt độ cao từ chế độ sấy sẽ làm co rút sợi len. Do đó, nên hạn chế sấy đồ len.
Xem thêm các bài giải bài tập Hóa Học lớp 12 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Bài 10. Chất dẻo và vật liệu composite
Bài 11. Tơ – Cao su – Keo dán tổng hợp
Bài 12. Thế điện cực và nguồn điện hoá học
Bài 13. Điện phân
Bài 14. Đặc điểm cấu tạo và liên kết kin loại. Tính chất kim loại
Bài 15. Các phương pháp tách kim loại