TRƯỜNG THPT
NGÔ GIA TỰ
|
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA
MÔN NGỮ VĂN
NĂM HỌC 2021-2022
Thời gian làm bài: 120 phút
|
I. ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau:
Trong gần 3/4 thời gian của năm 2021, đại dịch đã khiến việc tiếp xúc trực tiếp giữa người với người gặp khó khăn. Giãn cách xã hội buộc nhiều cơ quan, trường học, xí nghiệp, bệnh viện phải tạm đóng cửa. Trong bối cảnh đó, phần lớn các giao tiếp đã được đưa lên môi trường số. Chuyển đổi số trong năm 2021 đã phát huy hiệu quả vai trò của mình không chỉ trong phòng chống dịch, mà còn là nền tảng giúp kinh tế, xã hội vận hành, tạo tiền đề để phục hồi và phát triển trong tương lai.
Trong công tác phòng chống dịch, các nền tảng số, dù còn gây bối rối ở giai đoạn đầu triển khai, đã dần thể hiện được giá trị của mình khi đi vào cuộc sống. Dữ liệu về người dân, tình hình dịch bệnh được số hóa. Các quy trình về khai báo y tế, khai báo di chuyển, tiêm chủng, được triển khai trên nền tảng số. Năm nay, học trực tuyến không còn là giải pháp tạm thời, mà được nhiều trường học áp dụng xuyên suốt, giúp học sinh không đến trường mà vẫn tiếp thu kiến thức. Bệnh nhân không cần lên bệnh viện tuyến trên, mà vẫn được thăm khám, điều trị bởi bác sĩ đầu ngành nhờ nền tảng khám chữa bệnh từ xa được triển khai tới toàn bộ trung tâm y tế tuyến huyện trên toàn quốc. Người dân không cần ra khỏi nhà mà vẫn có thể làm các thủ tục hành chính qua cổng dịch vụ công quốc gia, mua sắm được hàng hóa qua các trang thương mại điện tử. Doanh nghiệp họp bàn chiến lược, gặp mặt đối tác thông qua các buổi họp online…
Chuyển đổi số cũng giúp tạo ra nhiều ngành nghề kinh doanh mới, tạo ra việc làm cho hàng chục nghìn lao động. Số liệu từ Bộ Thông tin và Truyền cho biết các lao động trong lĩnh vực công nghệ số đã tăng hơn 60.000, số lượng doanh nghiệp công nghệ số tăng thêm 5.600 so với năm 2020. Ngành công nghiệp công nghệ số Việt Nam có tốc độ tăng trưởng gấp 3 lần so với tăng trưởng GDP.
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên.
Câu 2: Theo văn bản, hiệu quả chuyển đổi số trong năm 2021 được đánh giá như thế nào?
Câu 3: Anh/chị, hiểu như thế nào về “bối rối” của việc sử dụng nền tảng số mà văn bản đã đề cập đến?
Câu 4: Anh/chị có đồng tình với quan điểm: “Năm nay, học trực tuyến không còn là giải pháp tạm thời, mà được nhiều trường học áp dụng xuyên suốt, giúp học sinh không đến trường mà vẫn tiếp thu kiến thức.” được nêu trong văn bản không? Vì sao?
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm):
Từ nội dung văn bản ở phần đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) nêu ý kiến của anh/ chị về sự cần thiết của nền tảng số trong cuộc sống.
Câu 2 (5,0 điểm):
Trong bóng tối, Mị đứng im lặng,như không biết mình đang bị trói. Hơi rượu còn nồng nàn. Mị vẫn nghe thấy tiếng sáo đưa Mị đi theo những cuộc chơi, những đám chơi. “Em không yêu, quả pao rơi rồi. Em yêu người nào, em bắt pao nào!” Mị vùng bước đi. Nhưng tay chân đau không cựa được. Mị không nghe tiếng sáo nữa. Chỉ còn nghe tiếng chân ngựa đạp vào vách. Ngựa vẫn đứng yên, gãi chân, nhai cỏ. Mị thổn thức nghĩ mình không bằng con ngựa.
Chó sủa xa xa. Chừng đã khuya. Lúc này là lúc trai đang đến bên vách làm hiệu, rủ người yêu dỡ vách ra rừng chơi. Mị nín khóc, Mị lại bồi hồi.
Cả đêm ấy Mị phải trói đứng như thế. Lúc thì khắp người bị dây trói thít lại, đau nhức. Lúc lại nồng nàn tha thiết nhớ. Hơi rượu toả. Tiếng sáo. Tiếng chó sửa xa xa. Mị lúc mê, lúc tỉnh. Cho tới khi trời tang tảng rồi không biết sáng từ bao giờ.
Mị bàng hoàng tỉnh. Buổi sáng âm sâm trong cái nhà gỗ rộng. Vách bên cũng im ắng. Không nghe tiếng lửa réo trong lò nấu lợn. Không một tiếng động. Không biết bên buồng quanh đấy, các chị vợ anh, vợ chú của A Sử có còn ở nhà, không biết tất cả những người đàn bà khốn khổ sa vào nhà quan đã được đi chơi hay cũng đang phải trói như Mị. Mị không thể biết .Ðời người đàn bà lấy chồng nhà giàu ở Hồng Ngài, một đời người chỉ biết đi theo đuôi con ngựa của chồng. Mị chợt nhớ lại câu chuyện người ta vẫn kể: đời trước, ở nhà thống lý Pá Tra có người trói vợ trong nhà ba ngày rồi đi chơi, khi về nhìn đến thì vợ chết rồi. Mị sợ quá, Mị cựa quậy, xem mình còn sống hay chết. Cổ tay, đầu, bắp chân bị dây trói siết lại, đau đứt từng mảnh thịt.
(Trích Vợ chồng A Phủ– Tô Hoài, Ngữ văn 12)
Cảm nhận hình tượng nhân vật Mị trong đoạn trích trên. Từ đó, nhận xét ngắn về khát vọng sống của con người được Tô Hoài khắc hoạ qua đoạn trích.
—————–HẾT—————-
ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 1
I. ĐỌC – HIỂU
Câu 1. Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận.
Câu 2. Theo văn bản, hiệu quả chuyển đổi số trong năm 2021 được đánh giá là “đã phát huy hiệu quả vai trò của mình không chỉ trong phòng chống dịch, mà còn là nền tảng giúp kinh tế, xã hội vận hành, tạo tiền đề để phục hồi và phát triển trong tương lai”.
Câu 3. Có thể hiểu “bối rối” của việc sử dụng nền tảng số mà văn bản đã đề cập đến là thái độ lúng túng, chưa quen, chưa thành thạo trong việc sử dụng trong các công nghệ hiện đại.
(Thí sinh có thể lí giải khác miễn sao hợp lí)
Câu 4. Thí sinh thể hiện rõ quan điểm: đồng tình/không đồng tình/đồng tình một phần và lí giải quan điểm của mình một cách hợp lí. Có thể tham khảo:
Em đồng tình với ý kiến: “Năm nay, học trực tuyến không còn là giải pháp tạm thời, mà được nhiều trường học áp dụng xuyên suốt, giúp học sinh không đến trường mà vẫn tiếp thu kiến thức”.
Vì:
-Trong bối cảnh đại dịch Covid 19 đang diễn ra thì dạy học trực tuyến là giải pháp tối ưu được nhiều trường áp dụng.
– Đó là cách dạy học linh hoạt, tạm dừng đến trường nhưng không dừng việc học, giúp ổn định chất lượng dạy học dù dịch bệnh đang xảy ra.
– Dù trực tiếp hay trực tuyến thì chất lượng giáo dục vẫn được đầu tư và có cách quản lí linh hoạt nên học sinh vẫn tiếp thu được kiến thức.
II. LÀM VĂN
Câu 1. Từ nội dung văn bản ở phần đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) nêu ý kiến của anh/ chị về sự cần thiết của nền tảng số trong cuộc sống.
a) Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn
Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng-phân-hợp, móc xích hoặc song hành
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: sự cần thiết của nền tảng số trong cuộc sống.
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm
Học sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ: sự cần thiết của nền tảng số trong cuộc sống. Có thể theo hướng sau:
– Nền tảng số giúp chúng ta dễ dàng tiếp cận thông tin, kiến thức, rút ngắn về khoảng cách, thu hẹp về không gian và thời gian.
– Việc sử dụng nền tảng số giúp cho chúng ta có nhiều cơ hội học tập, phát triển bản thân.
– Chúng ta có thể trang bị những kĩ năng cần thiết để học tập và làm việc một cách tự chủ mà không bị gián đoạn bởi các yếu tố xung quanh.
– Đây là cầu nối liên lạc, trao đổi thông tin của mọi người khắp mọi nơi dù ở bất cứ đâu và điều kiện như thế nào
d) Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt
e) Sáng tạo: Thể hiện sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.
Câu 2. Cảm nhận hình tượng nhân vật Mị trong đoạn trích trên. Từ đó, nhận xét ngắn về khát vọng sống của con người được Tô Hoài khắc hoạ qua đoạn trích.
a) Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận về một đoạn trích văn xuôi
– Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.
b) Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
– Hình tượng nhân vật Mị trong đoạn trích; nhận xét ngắn về khát vọng sống của con người được Tô Hoài khắc hoạ qua đoạn trích.
c) Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm:
Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách nhưng cần thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Cụ thể đảm bảo các yêu cầu sau:
*Giới thiệu khái quát về tác giả Tô Hoài, tác phẩm Vợ chồng A Phủ và đoạn trích.
*Cảm nhận nhân vật Mị trong đoạn trích.
– Hoàn cảnh của Mị Trước khi bị trói
+ Mị là cô gái trẻ đẹp, hiếu thảo, giỏi giang, chăm chỉ.
+Vì món nợ hôn nhân từ đời của cha mẹ mà Mị phải làm dâu gạt nợ cho nhà thống lí Pá tra, sống cuộc đời nô lệ.
+ Cuộc đời của Mị từ đây rơi vào bi kịch nhưng ẩn sâu trong tâm hồn vẫn có khát vọng sống mãnh liệt
-Khi mùa xuân đến:
+Tiếng sáo gọi bạn văng vẳng bên tai.
+Mị lén lấy hũ rượu uống ừng ực từng bát.
+Mị nhớ về ngày trước. Mị còn trẻ. Mị muốn đi chơi.
→A Sử lấy thắt lưng trói Mị lại
-Tâm trạng và hành động của Mị trong đêm tối bị A sử trói.
+ Mị lặng im trong bóng tối
+Nghe tiếng sáo, Mị vùng bước đi, quên cảm giác bị trói, sức sống tiềm tàng trỗi dậy.
+Tay chân đau không cử động được →Quay về thực tại phũ phàng đang bị trói. Lòng Mị đau đớn.
+Mị lúc mê, lúc tỉnh. Mị nghĩ đến người đàn bà bị trói đến chết, Mị bàng hoàng tỉnh giấc.
+Mị cựa quậy trong sợ hãi xem mình còn sống hay đã chết và sợi dây càng siết chặt khiến cho Mị đau đớn đến tột cùng.
-Nghệ thuật: Tác giả đã thành công trong việc xây dựng diễn biến tâm lí nhân vật; cách kể chuyện tự nhiên; ngôn ngữ tinh tế, đậm màu sắc Tây Bắc…
* Nhận xét ngắn về khát vọng sống của con người được Tô Hoài khắc hoạ qua đoạn trích.
– Với ngôn ngữ giàu chất thơ, lời văn giàu tính tạo hình và ngòi bút khắc hoạ nội tâm nhân vật sắc sảo, Tô Hoài đã thể hiện thành công cuộc đời nô lệ, đớn đau, tủi nhục của Mị.
– Nhân vật Mị đã khiến cho người đọc cảm nhận được vẻ đẹp của khát vọng sống con người. Mị có tâm hồn trong sáng, khao khát hạnh phúc, sức sống mãnh liệt. Bạo lực và dây trói chỉ có thể trói buộc thể xác chứ không thể trói buộc được tình yêu và khát vọng sống của cô.
– Tô Hoài đã ngợi ca khát vọng sống của người phụ nữ miền núi nói riêng và người phụ nữ Việt Nam nói chung. Qua nhân vật Mị giúp chúng ta hiểu hơn về tài năng và tấm lòng nhân đạo của Tô hoài.
I. ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
Làng quê Việt Nam
Làng quê Việt Nam đổi bằng xương máu
Máu chảy thành sông
Xương chất cao thành núi
Hơn bốn nghìn năm không hề đòi hỏi
Tấm huân chương…
Chỉ có những tâm hồn
Vì dân vì nước
Từ làng quê mà ra
Yêu thương nhau như một nhà
Xây dựng xóm thôn đổi mới …
Ai bảo họ là nhà quê không biết ăn nói
Bảy mươi lăm phần trăm đồng ruộng quê mùa
Còn lại hai nhăm phần trăm a dua
Nếu dàn trận đánh
Ai sẽ thắng?
Và ai sẽ thua?
(Phan Huy Hùng)
Câu 1 (0,5đ): Bài thơ được viết theo thể thơ gì?
Câu 2 (0,75đ): Đoạn thơ sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Nêu tác dụng.
Câu 3 (0,75đ): Khổ thơ đầu tiên đã để lại cho anh/chị ấn tượng gì?
Câu 4 (1đ): Nêu ý nghĩa của bài thơ.
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2đ): Nêu suy nghĩ của anh/chị về ý kiến: “Một người đã đánh mất niềm tin vào bản thân thì chắc chắn sẽ còn đánh mất thêm nhiều thứ quý giá khác nữa”.
Câu 2 (5đ): Cảm nhận về vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh.
—————–HẾT—————-
ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 2
I. ĐỌC – HIỂU
Câu 1 (0,5đ): Bài thơ được viết theo thể thơ tự do.
Câu 2 (0,75đ): Đoạn thơ sử dụng biện pháp nghệ thuật nói quá (Máu chảy thành sông/ Xương chất cao thành núi). Biện pháp nghệ thuật này đã nhấn mạnh và giúp người đọc hình dung ra những đau thương, mất mát mà dân tộc Việt Nam đã phải đánh đổi để dành lại được độc lập.
Câu 3 (0,75đ): Khổ thơ đầu tiên không chỉ giúp chúng ta hình dung ra những đau thương, mất mát mà đất nước chúng ta đã phải trải qua mà còn làm chúng ta thêm căm thù quân giặc, thêm yêu quý và trân trọng hòa bình, độc lập mà chúng ta được được hưởng.
Câu 4 (1đ): Trong bài thơ Làng quê Việt Nam, tác giả Phan Huy Hùng mang đến cho bạn đọc cách nhìn cụ thể hơn, chân thực hơn về những khó khăn, gian khổ của đất nước; đồng thời thể hiện tinh thần đoàn kết, đồng lòng và quyết tâm đán đuổi giặc ngoại xâm của cả dân tộc. Bên cạnh đó, bài thơ cũng là lời khẳng định, tuyên bố đanh thép của tác giả, của nhân dân Việt Nam rằng cả dân tộc luôn sẵn sàng đứng lên đấu tranh bảo vệ độc lập nếu kẻ thù lăm le xâm chiếm.
II. LÀM VĂN
Câu 1 (2đ): Dàn ý Nghị luận về câu nói: “Một người đã đánh mất niềm tin vào bản thân thì chắc chắn sẽ còn đánh mất thêm nhiều thứ quý giá khác nữa”
1. Mở bài
Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: câu tục ngữ “Một người đã đánh mất niềm tin vào bản thân thì chắc chắn sẽ còn đánh mất thêm nhiều thứ quý giá khác nữa”.
2. Thân bài
a. Giải thích
Niềm tin vào bản thân mình: sự tin tưởng, tự tin vào khả năng của bản thân trong công việc cũng như trong cuộc sống. Đó còn là sự cố gắng, kiên trì, nỗ lực hướng đến mục tiêu mà bản thân mình đề ra.
Câu nói khuyên nhủ con người hãy tự tin vào khả năng của bản thân và cố gắng, nỗ lực hết sức mình để thực hiện những mục tiêu mình đề ra để có thể thu về những thành quả ngọt ngào.
b. Phân tích
c. Chứng minh
d. Phản đề
3. Kết bài
Khái quát lại vấn đề nghị luận: câu nói “Một người đã đánh mất niềm tin vào bản thân thì chắc chắn sẽ còn đánh mất thêm nhiều thứ quý giá khác nữa”, đồng thời rút ra bài học, liên hệ bản thân.
Câu 2 (5đ): Dàn ý Cảm nhận về vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong bài thơ Sóng
1. Mở bài
Giới thiệu nhà thơ Xuân Quỳnh và bài thơ Sóng.
2. Thân bài
a. Khổ thơ đầu
– Tính từ trái nghĩa “dữ dội – dịu êm, ồn ào – lặng lẽ” thể hiện những thái cực đối lập của con sóng. Đó cũng là những tâm trạng khác nhau của người con gái trong tình yêu.
– Mượn hình ảnh dòng sông không hiểu chính mình nên tìm ra biển khơi rộng lớn tìm câu trả lời để bóng gió nói về tâm tư của người con gái trong tình yêu luôn trăn trở nhiều điều và có ước muốn lớn lao là khám phá được những băn khoăn đó.
b. Khổ thơ thứ 2
– Con sóng: ngàn năm vẫn thế, vẫn tính chất, đặc điểm ấy không bao giờ thay đổi.
– Người con gái: khát vọng tình yêu luôn thường trực, rạo rực; bao nhiêu năm vẫn hướng về tình yêu, về người yêu.
c. Khổ thơ thứ 3
– Trước biển lớn, người con gái suy tư về tình yêu của mình.
– Câu hỏi tu từ: “Từ nơi nào sóng lên?” là suy nghĩ của cô gái về cội nguồn của tình yêu.
d. Khổ thơ thứ 4
– Tự vấn về nguồn gốc của con sóng: sóng bắt đầu từ gió còn gió bắt đầu từ đâu thì không lí giải được.
– Sự lí giải, cắt nghĩa về cội nguồn của sóng dẫn đến cắt nghĩa cội nguồn của tình yêu. Tình yêu đầy bí ẩn không thể giải thích được cội nguồn của nó, thời điểm mà nó bắt đầu.
→ Cách cắt nghĩa mới mẻ, phóng khoáng.
e. Khổ thơ thứ 5
– âm trạng nhớ nhung da diết, khắc khoải của con sóng, dù con sóng ở bất cứ nơi nào vẫn chỉ nhớ về bờ, hướng về ngày ngày đêm đêm cho đến khi vào được đến bờ.
– Người con gái luôn một lòng một dạ hướng về người mình yêu thương, nhấn mạnh nỗi nhớ triền miên luôn thường trực. Nỗi nhớ ấy theo họ cả vào trong mộng, sống trong giấc mơ của họ. Đó không chỉ là tấm lòng thủy chung sâu sắc của người con gái mà còn là khao khát tình yêu, được thể hiện yêu thương với người yêu của mình.
f. Khổ thơ thứ 6
– “Dẫu…” lặp cấu trúc khẳng định dứt khoát nỗi nhớ và niềm tin tuyệt đối vào tình yêu.
– Dù cho đi đến bất cứ nơi nào thì trong lòng người con gái ấy cũng luôn hướng về người yêu vì trong tim cô người yêu là phương hướng duy nhất dẫn lối cho cô vượt qua mọi khoảng cách, mọi khó khăn.
g. Khổ thơ thứ 7
h. Khổ thơ thứ 8
i. Khổ thơ cuối
3. Kết bài
Khẳng định lại giá trị của tác phẩm.
—(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 2 vui lòng xem online hoặc đăng nhập vào Học247 để tải về máy)—
I. ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm)
I. Đọc hiểu văn bản (3đ):
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
“Cho” và “nhận” là hai khái niệm tưởng chừng như đơn giản nhưng số người có thể cân bằng được nó lại chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Ai cũng có thể nói “Những ai biết yêu thương sẽ sống tốt đẹp hơn” hay “Đúng thế, cho đi là hạnh phúc hơn nhận về”. Nhưng tự bản thân mình, ta đã làm được những gì ngoài lời nói? Cho nên, giữa nói và làm lại là hai chuyện hoàn toàn khác nhau. Hạnh phúc mà bạn nhận được khi cho đi chỉ thật sự đến khi bạn cho đi mà không nghĩ ngợi đến lợi ích của chính bản thân mình. Đâu phải ai cũng quên mình vì người khác. Nhưng xin đừng quá chú trọng đến cái tôi của chính bản thân mình. Xin hãy sống vì mọi người để cuộc sống không đơn điệu và để trái tim cỏ những nhịp đập yêu thương.”
(Trích Lời khuyên cuộc sống)
Câu 1 (0,5đ): Thao tác lập luận chính của đoạn trích là gì?
Câu 2 (0,75đ): Nêu nội dung chính của đoạn trích.
Câu 3 (0,75đ): Đoạn trích giúp anh/chị nhận ra bài học gì?
Câu 4 (1đ): Anh/chị hãy nêu suy nghĩ của mình về quan điểm: “Chính lúc ta cho đi nhiều nhất lại là lúc ta được nhận lại nhiều nhất
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2đ): Bản thân anh/chị cần làm để tuổi trẻ có ý nghĩa hơn?
Câu 2 (5đ): Phân tích hai phát hiện của nghệ sĩ Phùng trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa.
—————-HẾT—————
ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 3
I. ĐỌC – HIỂU
Câu 1 (0,5đ): Thao tác lập luận chính được sử dụng: phân tích.
Câu 2 (0,75đ): Nội dung chính của đoạn trích: bàn về ý nghĩa của việc cho và nhận trong cuộc sống đối với mỗi con người.
Câu 3 (0,75đ): Bài học rút ra:
– Cần sống có tình người, sẵn sàng giúp đỡ, sẻ chia với người khác.
– Chúng ta vỡ lẽ ra nhiều điều từ đoạn trích trên từ đó mỗi người tự biết cách điều chỉnh, hoàn thiện bản thân.
Câu 4 (1đ): Đó là quan điểm hoàn toàn đúng đắn:
– Khi chúng ta cho đi yêu thương chúng ta sẽ nhận lại được tình yêu thương của mọi người.
– Người vô tư cho đi, không toan tính vụ lợi là người được yêu mến, kính trọng.
II. LÀM VĂN
Câu 1 (2đ):
Dàn ý Nghị luận xã hội về điều bản thân cần làm để tuổi trẻ có ý nghĩa
1. Mở bài
– Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: điều bản thân cần làm để tuổi trẻ có ý nghĩa.
2. Thân bài
a. Giải thích
– Mỗi người chỉ được sống một lần, tuổi trẻ là lúc thích hợp nhất để con người trau dồi, học tập để trở thành một công dân tốt, một con người có ích. Chính vì thế, điều quan trọng nhất mà bản thân mỗi người cần làm để tuổi trẻ có ý nghĩa là việc học tập, rèn luyện bản thân, hướng tới những điều tốt đẹp.
b. Phân tích
c. Chứng minh
d. Phản đề
Bên cạnh đó vẫn còn có nhiều người chưa nhận thức đúng đắn được tầm quan trọng của việc học tập, trau dồi bản thân. Lại có những người sống ỷ lại, dựa dẫm vào người khác mà không biết phấn đấu, vươn lên,… chúng ta không nên học theo những lối sống này.
3. Kết bài
Khái quát lại vấn đề nghị luận: điều bản thân cần làm để tuổi trẻ có ý nghĩa; đồng thời rút ra bài học và liên hệ bản thân.
Câu 2 (5đ): Dàn ý Phân tích hai phát hiện của nghệ sĩ Phùng
1. Mở bài
Giới thiệu nhà văn Nguyễn Minh Châu, truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa và hai phát hiện của nghệ sĩ Phùng.
2. Thân bài
a. Phát hiện thứ nhất
Nguyên nhân: trưởng phòng yêu cầu Phùng chụp tấm lịch nghệ thuật về thuyền và biển, Phùng đã tới một vùng biển từng là chiến trường cũ mà anh từng tham gia chiến đấu để phục kích.
Phát hiện ra một vẻ đẹp trời cho trên mặt biển sớm mờ sương, một cảnh đẹp mà cả đời bấm máy có lẽ anh chỉ bắt gặp được một lần: con thuyền kéo lưới đang tiến vào bờ, vài bóng người im phăng phắc. → Tất cả bức tranh đó từ đường nét đến ánh sáng đều hài hòa và đẹp, một vẻ đẹp thật đơn giản và toàn bích.
→ Bấm liên thanh một hồi hết một phần tư cuốn phim với cảm giác hạnh phúc tràn ngập tâm hồn. Dường như anh đã bắt gặp cái thiện, mĩ, thấy tâm hồn mình như được gột rửa, trở nên trong trẻo, tinh khôi bởi cái đẹp hài hòa, lãng mạn của cuộc đời.
b. Phát hiện thứ hai
3. Kết bài
Khái quát lại giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản cũng như ý nghĩa hai phát hiện của nghệ sĩ Phùng.
—(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 3 vui lòng xem online hoặc đăng nhập vào Học247 để tải về máy)—
I. ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm)
I. Đọc hiểu văn bản (3đ):
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
Chỉ có thuyền mới hiểu
Biển mênh mông nhường nào
Chỉ có biển mới biết
Thuyền đi đâu, về đâu
Những ngày không gặp nhau
Biển bạc đầu thương nhớ
Những ngày không gặp nhau
Lòng thuyền đau – rạn vỡ
(Thuyền và biển – Xuân Quỳnh)
Câu 1 (0,5đ): Đoạn thơ được viết theo thể thơ nào?
Câu 2 (0,75đ): Nêu đối tượng được nhà thơ nhắc đến trong hai khổ thơ trên.
Câu 3 (0,75đ): Chỉ ra biện pháp nghệ thuật tiêu biểu của đoạn thơ và nêu tác dụng.
Câu 4 (1đ): Tác giả đã gửi gắm những tình cảm gì vào hai khổ thơ trên?
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2đ): Biểu hiện tinh thần yêu nước của thanh niên ngày nay.
Câu 2 (5đ): Cảm nhận về tâm trạng của nhân vật Tràng sau khi lấy Thị làm vợ.
—————–HẾT—————-
ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 4
I. ĐỌC – HIỂU
Câu 1 (0,5đ): Đoạn thơ được viết theo thể thơ năm chữ.
Câu 2 (0,75đ): Đối tượng được tác giả nhắc đến là thuyền và biển. Qua hình ảnh ẩn dụ này để nói về người con trai và con gái trong tình yêu nhớ nhung những ngày xa cách.
Câu 3 (0,75đ): Biện pháp nghệ thuật: ẩn dụ (hình ảnh thuyền và biển chỉ người con trai và con gái trong tình yêu) và điệp cấu trúc: “Chỉ có… mới…” và “ Những ngày không gặp nhau…”
Tác dụng: kín đáo thể hiện tình cảm, nỗi nhớ dành cho người yêu; làm cho bài thơ thêm giàu chất nhạc, chất trữ tình hơn.
Câu 4 (1đ): Tình cảm tác giả gửi gắm vào hai khổ thơ: nỗi nhớ dạt dào và tình yêu thương vô bờ bến dành cho người yêu.
II. Làm văn (7đ):
Câu 1 (2đ): Dàn ý Nghị luận xã hội về biểu hiện tinh thần yêu nước của thanh niên ngày nay
1. Mở bài
Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: biểu hiện tinh thần yêu nước của thanh niên hiện nay.
2. Thân bài
a. Giải thích
– Trách nhiệm của tuổi trẻ đối với quê hương, đất nước: trách nhiệm giữ gìn nền độc lập, tích cực xây dựng nước nhà ngày càng vững mạnh,
– Tinh thần yêu nước: sự biết ơn đối với những người đi trước đã cống hiến cho đất nước, yêu quý quê hương, có ý thức học tập, vươn lên để cống hiến cho nước nhà và sẵn sàng chiến đấu nếu có kẻ thù xâm lược.
b. Phân tích
c. Liên hệ bản thân
d. Phản đề
3. Kết bài
– Khái quát lại vấn đề nghị luận: biểu hiện tinh thần yêu nước của thanh niên hiện nay; đồng thời rút ra bài học và liên hệ bản thân.
Câu 2 (5đ): Dàn ý Cảm nhận về tâm trạng của nhân vật Tràng sau khi lấy Thị làm vợ
1. Mở bài
– Giới thiệu tác giả Kim Lân, truyện ngắn Vợ nhặt và tâm trạng của Tràng sau khi lấy vợ.
2. Thân bài
a. Buổi sáng tỉnh dậy
– Trong người Tràng thấy êm ái lửng lơ như người vừa ở trong giấc mơ đi ra, hắn vẫn ngỡ ngàng không tin rằng mình đã có vợ.
– Nhận ra xung quanh mình có sự thay đổi lớn vô cùng khác lạ: nhà cửa, sân vườn hôm nay đều được quét tước, thu dọn sạch sẽ, gọn gàng. Mấy chiếc quần áo rách như tổ đỉa vẫn vắt khươm mươi niên ở một góc nhà đã thấy đem ra sân hong. Hai cái ang nước vẫn để khô cong ở dưới gốc ổi đã kín nước đầy ăm ắp. Đống rác mùn tung bành ngay lối đi đã hót sạch.
– Tràng nhận thấy cô thị đảm đang, chu đáo khác hẳn với vẻ đanh đá anh thấy trước đây.
b. Trong bữa ăn đầu tiên khi có vợ
3. Kết bài
– Khái quát lại tâm trạng của Tràng sau khi có vợ và đánh giá chung về nội dung, nghệ thuật của truyện ngắn.
—(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 4 vui lòng xem online hoặc đăng nhập vào Học247 để tải về máy)—
I. ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm)
I. Đọc hiểu văn bản (3đ):
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
Miền Trung
“(…) Miền Trung
Câu ví dặm nằm nghiêng
Trên nắng và dưới cát
Đến câu hát cũng hai lần sàng lại
Sao lọt tai rồi vẫn day dứt quanh năm
Miền Trung
Bao giờ em về thăm
Mảnh đất nghèo mùng tơi không kịp rớt
Lúa con gái mà gầy còm úa đỏ
Chỉ gió bão là tốt tươi như cỏ
Không ai giao mà trắng mặt người
Miền Trung
Eo đất này thắt đáy lưng ong
Cho tình người đọng mật
Em gắng về
Đừng để mẹ già mong.”
(Hoàng Trần Cương)
Câu 1 (0,5đ): Bài thơ được viết theo thể thơ gì?
Câu 2 (0,75đ): Nêu nội dung chính của đoạn thơ.
Câu 3 (0,75đ): Hình ảnh: “Miền Trung/ Eo đất này thắt đáy lưng ong/ Cho tình người đọng mật” để lại cho em suy nghĩ gì?
Câu 4 (1đ): Đoạn thơ mang thông điệp gì?
II. LÀM VĂN
Câu 1 (2đ): Nêu suy nghĩ của anh/chị về ý kiến: “Đời phải trải qua giông tố nhưng không được cúi đầu trước giông tố”.
Câu 2 (5đ): Cảm nhận về vẻ đẹp người lính trong khổ thơ thứ ba bài thơ Tây Tiến.
—————-HẾT—————
ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 5
I. ĐỌC – HIỂU
Câu 1 (0,5đ): Bài thơ được viết theo thể thơ tự do.
Câu 2 (0,75đ): Đoạn thơ miêu tả chân thực những nỗi vất vả, khó nhọc mà người dân miền Trung phải sống, phải đối mặt hằng ngày; đồng thời cũng thể hiện tình cảm yêu mến của tác giả đối với mảnh đất nghèo này.
Câu 3 (0,75đ): Hình ảnh: “Miền Trung/ Eo đất này thắt đáy lưng ong/ Cho tình người đọng mật” đã để lại cho em nhiều ấn tượng sâu sắc. Mảnh đất miền Trung tuy phải chịu nhiều thiên tai, bão lũ khiến cuộc sống của con người nơi đây vất vả, cơ cực. Tuy nhiên, họ là những con người dạt dào tình cảm, trân thành, giản dị, đó là những điều vô cùng đáng quý.
Câu 4 (1đ): Đoạn thơ miêu tả chân thực khó khăn trong cuộc sống của đông bào miền Trung đồng thời mang ý nghĩa, thông điệp sâu sa: con người dù sống ở bất cứ đâu, trong hoàn cảnh nào dù khó khăn về vật chất nhưng hãy giàu về tình cảm yêu thương, có như vậy xã hội mới ngày càng tốt lên được.
II. LÀM VĂN
Câu 1 (2đ): Dàn ý Nghị luận xã hội Đời phải trải qua giông tố nhưng không được cúi đầu trước giông tố
1. Mở bài
Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Đời phải trải qua giông tố nhưng không được cúi đầu trước giông tố.
2. Thân bài
a. Giải thích
– Giông tố: là hiện tượng thiên nhiên thay đổi, có tác động xấu đến đời sống con người. Bên cạnh đó, giông tố còn được hiểu là những khó khăn, thử thách trong cuộc sống mà con người ai cũng gặp phải.
→ Câu nói khuyên chúng ta hãy lạc quan, mạnh mẽ bước qua những thử thách đó để đến với thành công, đến với quả ngọt, sự cố gắng luôn được đền đáp xứng đáng.
b. Phân tích
c. Chứng minh
d. Phản đề
3. Kết bài
– Khái quát lại ý kiến Đời phải trải qua giông tố nhưng không được cúi đầu trước giông tố; đồng thời rút ra bài học và liên hệ bản thân.
Câu 2 (5đ): Dàn ý phân tích khổ 3 Tây Tiến
1. Mở bài
– Giới thiệu tác giả Quang Dũng và bài thơ Tây Tiến, dẫn dắt vào khổ thơ thứ ba.
2. Thân bài
“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu mắt giữ oai hùm.”
– Căn bệnh sốt rét rừng làm cho da của người lính xanh xao, beo bủng như lá cây và rụng hết tóc. Tuy nhiên họ vẫn làm chủ tình thế, vẫn oai phong lẫm liệt. Chính màu xanh đó cũng giúp họ ngụy trang để chiến đấu với quân thù.
– “giữ oai hùm” hoàn cảnh thiếu thốn, khắc nghiệt như thế nhưng họ vẫn giữ vững tinh thần chiến đấu, vẫn giữ nguyên được vẻ oai phong lẫm liệt.
“Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm.”
– “mắt trừng”: lòng căm thù giặc sâu sắc. Ở họ là sự khát khao giành chiến thắng, gửi những giấc mộng đẹp, những ước mơ đẹp về nơi quê hương yêu dấu của mình.
– Trái tim rạo rực yêu thương: tuy chiến đấu gian khổ nhưng những người lính vẫn luôn nhớ về quê nhà, về nơi có người con gái mà họ yêu thương, nhớ nhung. Ban ngày hết lòng chiến đấu, đêm đến ôm nỗi nhớ vào giấc mộng.
“Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh”
– Nhìn thẳng vào sự thật tàn khốc: nhiều người lính đã ngã xuống.
3. Kết bài
– Khái quát lại nội dung đoạn 3 đồng thời rút ra bài học, liên hệ thực tiễn.
—(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 5 vui lòng xem online hoặc đăng nhập vào Học247 để tải về máy)—
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2021-2022 có đáp án trường THPT Ngô Gia Tự. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Lop12.com để tải tài liệu về máy tính.
Các em quan tâm có thể tham khảo tài liệu cùng chuyên mục:
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.