TRƯỜNG THPT LÝ TỰ TRỌNG
|
ĐỀ THI THỬ THPT QG
MÔN: NGỮ VĂN
NĂM HỌC: 2021-2022
(Thời gian làm bài: 120 phút)
|
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau:
Biết ơn những cánh sẻ nâu đã bay đến cánh đồng
Rút những cọng rơm vàng về kết tổ
Đá dạy ta với cánh diều thơ nhỏ
Biết kéo về cả một sắc trời xanh
Biết ơn mẹ vẫn tính cho con thêm một tuổi sinh thành
“Tuổi của mụ” con nằm tròn bụng mẹ
Để con quý yêu tháng ngày tuổi trẻ
Buổi mở mắt chào đời, phút nhắm mắt ra đi…
Biết ơn trò chơi tuổi nhỏ mê ly
“Chuyền chuyền một…” miệng, tay buông bắt
Ngôn ngữ lung linh, quả chuyền thoăn thoắt
Nên một đời tiếng Việt mãi ngân nga…
Biết ơn dấu chân bấm mặt đường xa
Những dấu chân trần, bùn nặng vết
Ta đi học quen dẫm vào không biết
Dáng cuộc đời in mãi dáng ta đi…
(Trích Lời chào trường ca Mặt đường khát vọng, Nguyễn Khoa Điềm, Dẫn theo Tư liệu Ngữ văn 12, NXB Giáo dục, tr.69)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. Xác định thể thơ của đoạn trích.
Câu 2. Trong đoạn trích, nhà thơ bày tỏ lòng biết ơn với những đối tượng nào?
Câu 3. Nêu hiệu quả của phép lặp cú pháp được sử dụng trong đoạn trích.
Câu 4. Thông điệp nào trong đoạn trích có ý nghĩa nhất đối với anh chị?
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về giá trị của những điều bình thường, giản dị trong cuộc sống.
Câu 2. (5,0 điểm)
“Sáng hôm sau, mặt trời lên bằng con sào, Tràng mới trở dậy. Trong người êm ái lửng lơ như người vừa ở trong giấc mơ đi ra. Việc hắn có vợ đến hôm nay hắn vẫn còn ngỡ ngàng như không phải.
Hắn chắp hai tay sau lưng, lững thững bước ra sân. Ánh nắng buổi sáng mùa hè sáng lóa xói và hai con mắt còn cay sè của hắn. Hắn chớp chớp liên hồi mấy cái, và bỗng vừa chợt nhận ra, xung quanh mình có cái gì vừa thay đổi mới mẻ, khác lạ. Nhà cửa, sân vườn, hôm nay đều được quét tước, thu dọn sạch sẽ gọn gàng. Mấy chiếc quần áo rách như tổ đỉa vẫn vắt khươn mươn niên ở một góc nhà đã thấy đem ra sân hong. Hai cái ang nước vẫn để khô cong ở dưới gốc ổi đã kín nước đầy ăm ắp. Đống rá mùn tung bành ngay lối đi đã hót sạch.
Ngoài vườn người mẹ đang lúi húi giẫy những búi cỏ mọc nham nhở. Vợ hắn quét lại cái sân, tiếng chổi từng nhát kêu sàn sạt trên mặt đất. Cảnh tượng thật đơn giản, bình thường nhưng đối với hắn lại rất thấm thía cảm động. Bỗng nhiên hắn thấy hắn thương yêu gắn bó với cái nhà của hắn lạ lùng. Hắn đã có một gia đình. Hắn sẽ cùng vợ sinh con đẻ cái ở đấy. Cái nhà như cái tổ ấm che mưa che nắng. Một nguồn vui sướng phấn chấn đột ngột tràn ngập trong lòng. Bây giờ hắn mới thấy hắn nên người, hắn thấy hắn có bổn phận phải lo lắng cho vợ con sau này. Hắn xăm xăm chạy ra giữa sân, hắn cũng muốn làm một việc gì để dự phần tu sửa lại căn nhà.”
(Trích Vợ nhặt, Kim Lân, Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục, tr. 30)
Phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật Tràng trong đoạn trích trên. Từ đó, hãy nhận xét về sự thay đổi của nhân vật Tràng trong đoạn trích.
—- HẾT —-
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1
Phần I
Câu 1.
Thể thơ: Tự do
Câu 2. Trong đoạn trích, nhân vật trữ tình bày tỏ lòng biết ơn với những cảnh sẻ nâu, mẹ, trò chơi tuổi nhỏ, dấu chân bấm mặt đường xá.
Câu 3.
– Phép lặp cú pháp: Biết ơn…
– Hiệu quả của phép lặp cú pháp: tạo giọng điệu trữ tình tha thiết, nhấn mạnh tình cảm biết ơn của nhân vật trữ tình đối với những điều bình dị thân thuộc đã làm nên ý nghĩa cuộc đời mình.
Câu 4. HS có thể trả lời theo những cách khác nhau nhưng phải gắn với nội dung, chủ đề của đoạn trích.
Phần II
Câu 1
Viết đoạn văn về giá trị của những điều bình thường, giản dị trong đời sống.
a. Đảm bảo hình thức và dung lượng đoạn văn
Thí sinh có thể trình bày đoạn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng phân hợp, móc xích hoặc song hành b. Xác định đúng vấn đề nghị luận, giá trị của những điều bình thường, giản dị trong cuộc sống.
c. Triển khai vấn đề nghị luận.
Thí sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề theo những cách khác nhau nhưng phải làm rõ giá trị của những điều bình thường, giản dị trong cuộc sống. Có thể trình bày theo hướng sau
+ Những điều bình thường, giản dị nuôi dưỡng tâm hồn con người, giúp con người cảm nhận được niềm hạnh phúc đích thực và biết trân quý cuộc sống.
+ Những điều bình thường, giản dị có vai trò quan trọng, góp phần tạo nên những điều lớn lao, vĩ đại, đó là những giá trị bền vững của đời sống con người,
d. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo đúng chính tả, ngữ pháp và ngữ nghĩa tiếng Việt.
e. Sáng tạo: có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận.
Câu 2
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: mở bài giới thiệu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: diễn biến tâm trạng nhân vật Tràng trong đoạn trích, nhận xét về sự thay đổi của nhân vật.
c. Triển khai vấn đề nghị luận: HS vận dụng hợp lí các thao tác lập luận để triển khai và đánh giá vấn đề.
* Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm, nhân vật, đoạn trích.
* Phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật Tràng trong đoạn trích:
– Hoàn cảnh: Tràng là một nông dân ngụ cư, nghèo khổ, xấu xí, ngờ nghệch, giữa lúc đói khát, thân mình cũng nuôi không xong lại đưa người vợ nhặt về nhà. Bỗng nhiên có vợ theo không, lúc đầu hắn cảm thấy lo sợ, bối rối nhưng niềm khát khao muốn có một mái ấm gia đình đã khiến Tràng vượt qua nỗi sợ hãi ban đầu để quyết định đưa người đàn bà ấy về nhà.
– Diễn biến tâm trạng của nhân vật:
+ Bất ngờ, vui sướng khi đón nhận hạnh phúc: trong người êm ái hửng lơ như vừa ở trong giấc mơ đi ra; nhận thấy ánh nắng buổi sáng mùa hè sáng lóa xói vào hai con mắt;…
+ Thấm thía, cảm động khi nhìn thấy xung quanh mình có những thay đổi mới mẻ: nhà cửa sân vườn sạch sẽ, gọn gàng, cảnh tượng bình thường, giản dị: người mẹ lúi húi giấy những bụi cỏ dại, vợ hắn quét lại cái sân,…
—(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 1 vui lòng xem online hoặc đăng nhập vào Học247 để tải về máy)—
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích:
Tôi hỏi đất:
– Đất sống với đất như thế nào? – Chúng tôi tôn cao nhau.
Tôi hỏi nước: – Nước sống với nước như thế nào?
– Chúng tôi làm đầy nhau.
Tôi hỏi cỏ: – Có sống với cô như thế nào?
– Chúng tôi đan vào nhau
Làm nên những chân trời.
Tôi hỏi người:
– Người sống với người như thế nào?
Tôi hỏi người:
– Người sống với người như thế nào?
Tôi hỏi người:
– Người sống với người như thế nào?
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. Văn bản trên được viết theo thể thơ nào?
Câu 2. Trong văn bản, nhân vật trữ tình đã hỏi những đối tượng đối nào?
Câu 3. Những dòng thơ sau giúp anh (chị) hiểu gì về cách sống của đất nước và cỏ?
– Chúng tôi tôn cao nhau.
…Chúng tôi làm đầy nhau
…Chúng tôi đan vào nhau
Làm nên những chân trời
Câu 4. Anh/chị hãy nhận xét về thái độ của tác giả thể hiện trong bài thơ.
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1. (2.0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu, hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về sức mạnh của tinh thần đoàn kết trong cuộc sống.
Câu 2. (5.0 điểm)
“Sáng hôm sau, mặt trời lên bằng con sào, Tràng mới trở dậy. Trong người êm ái lửng lơ như người vừa ở trong giấc mơ đi ra. Việc hắn có vợ đến hôm nay hắn vẫn còn ngỡ ngàng như không phải.
Hắn chắp hai tay sau lưng, lững thững bước ra sân. Ánh nắng buổi sáng mùa hè sáng lóa xói và hai con mắt còn cay sè của hắn. Hắn chớp chớp liên hồi mấy cái, và bỗng vừa chợt nhận ra, xung quanh mình có cái gì vừa thay đổi mới mẻ, khác lạ. Nhà cửa, sân vườn, hôm nay đều được quét tước, thu dọn sạch sẽ gọn gàng. Mấy chiếc quần áo rách như tổ đỉa vẫn vắt khươm mươi niên ở một góc nhà đã thấy đem ra sân hong. Hai cái ang nước vẫn để khô cong ở dưới gốc ổi đã kín nước đầy ăm ắp. Đống rác mùn tung bành ngay lối đi đã hót sạch.
Ngoài vườn người mẹ đang lúi húi giẫy những búi cỏ mọc nham nhở. Vợ hắn quét lại cái sân, tiếng chổi từng nhát kêu sàn sạt trên mặt đất. Cảnh tượng thật đơn giản, bình thường nhưng đối với hắn lại rất thấm thía cảm động. Bỗng nhiên hắn thấy hắn thương yêu gắn bó với cái nhà của hắn lạ lùng. Hắn đã có một gia đình. Hắn sẽ cùng vợ sinh con đẻ cái ở đấy. Cái nhà như cái tổ ấm che mưa che nắng. Một nguồn vui sướng phấn chấn đột ngột tràn ngập trong lòng. Bây giờ hắn mới thấy hắn nên người, hắn thấy hắn có bổn phận phải lo lắng cho vợ con sau này. Hắn xăm xăm chạy ra giữa sân, hắn cũng muốn làm một việc gì để dự phần tu sửa lại căn nhà.
(Trích Vợ nhặt, Kim Lân, Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam 2012, tr. 30)
Phân tích nhân vật Tràng trong đoạn trích trên. Từ đó, nhận xét về tư tưởng nhân đạo của Kim Lân.
—- HẾT —-
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2
I. ĐỌC HIỂU
Câu 1. Thể thơ: Tự do
Câu 2. Trong văn bản, nhân vật trữ tình đã hỏi những đối tượng : đất, nước, cỏ, con người
Câu 3.
Những dòng thơ đã cho giúp cho chúng ta hiểu về cách sống của đất, nước và co:
+ Tôn cao; nâng đỡ, biết tạo điều kiện để cùng tiến bộ;
+ Làm đầy: bổ khuyết, khỏa lấp, bù đắp những chỗ còn khiếm khuyết;
+ Đan vào: gắn bó, đoàn kết để tạo nên sức mạnh, kết thành một khối thống nhất để hoạt động vì một mục đích chung.
-> Cách sống vị tha, giúp đỡ để hoàn thiện lẫn nhau, biết đoàn kết để cùng vươn tới những điều kì diệu trong cuộc sống.
Câu 4. Thái độ của tác giả thể hiện trong bài thơ: Băn khoăn, trăn trở về cách sống của con người với nhau. Tác giả nhắc nhở mọi người tự nhận thức lại, tự nhìn lại. mình để có cách “sống với nhau” cho phù hợp.
II. LÀM VĂN
Câu 1
a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn: có câu mở đoạn, các cầu phát trên ý, cấu kết đoạn. Đảm bảo số lượng chữ phù hợp với yêu cầu.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Suy nghĩ của bản thân về sức mạnh của tinh thần đoàn kết trong cuộc sống
c. Triển khai vấn đề nghị luận: Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng cần triển khai vấn đề theo các ý cơ bản sau:
* Giải thích Đoàn kết là sự hợp tác chung tay góp sức để kết thành một khối thống nhất về cả tư tưởng lẫn hành động nhằm thực hiện một mục đích chung, đem lại lợi ích vì sự phát triển của tập thể.
* Bàn luận: Sức mạnh của tinh thần đoàn kết trong cuộc sống
– Đoàn kết sẽ tạo nên sức mạnh lớn đưa con người đến thành công. Cuộc sống luôn đặt ra cho con người nhiều khó khăn, thách thức cần phải vượt qua. Con người không thể một mình mà có thể vượt qua tất cả. Đoàn kết giúp ta vượt qua những khó khăn, thử thách ấy.
– Tinh thần đoàn kết tiếp thêm cho con người sức mạnh để chiến thắng mọi khó khăn trong công việc cũng như trong cuộc sống.
– Đoàn kết giúp con người gắn kết lại với nhau, từ đó tạo nên những mối quan hệ xã hội tốt đẹp, làm cho cuộc sống có ý nghĩa hơn. (Thí sinh lấy dẫn chứng về tinh thần đoàn kết của nhân dân ta trong lịch sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm…, trong cuộc chiến chống dịch Covid-19.)
Mở rộng: Phê phán những người sống không có tinh thần đoàn kết, luôn gây chia rẽ; phê phán những người đoàn kết lại nhưng để làm việc xấu, gây phương hại đến những người khác…
* Bài học: Cần nhận thấy rõ sức mạnh to lớn của tinh thần đoàn kết, sống chan hoà đoàn kết trong tập thể…
d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt e.Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề cần nghị luận, có cách diễn đạt mới
Câu 2
Phân tích nhân vật Tràng trong đoạn trích (Trích Vợ nhặt – Kim Lân), từ đó nhận xét về tư tưởng nhân đạo của Kim Lân.
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận Mở bài nêu được vấn đề nghị luận, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận Phân tích nhân vật Tràng trong đoạn trích
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm Có thể triển khai theo nhiều cách nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa 5 lẽ và dẫn chứng đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau:
* Giới thiệu khái quát về tác giả Kim Lân, truyện ngắn Vợ nhặt và đoạn trích
– Kim Lân viết không nhiều nhưng vẫn thuộc hàng những cây bút truyện ngắn tài năng của văn học Việt Nam hiện đại .
– Truyện ngắn Vợ nhặt tiêu biểu cho đề tài về cuộc sống nông thôn và người nông dân. Tác phẩm có tiền thân là tiểu thuyết Xóm ngụ cư được Kim Lân viết ngay sau cách mạng tháng Tám thành công nhưng còn dang dở và mất bản thảo.Sau khi hòa bình lập lại (1954), Kim Lân dựa vào một phần cốt truyện cũ để sáng tác truyện ngắn này.
– Đoạn trích thể hiện tinh tế diễn biến tâm trạng nhân vật Tràng vào buổi sáng hôm sau.
* Phân tích tâm trạng nhân vật Tràng trong buổi sáng hôm sau
– Tràng với cảm giác sung sướng, hạnh phúc khi có vợ. Sau đêm tân hôn hạnh phúc, chất men say của tình yêu khiến cho Tràng cảm thấy êm ái lửng lơ như người vừa ở trong giấc mơ đi ra. Hạnh phúc đến quá đỗi bất ngờ nên việc có vợ đến hôm nay vẫn chưa làm cho hắn hết ngạc nhiên, hắn vẫn còn ngỡ ngàng như không phải.
—(Để xem tiếp đáp án phần Làm văn vui lòng xem online hoặc đăng nhập vào Học247 để tải về máy)—
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau:
…“Đất nước
Của những dòng sông
Gọi tên nghe mát rượi tâm hồn
Ngọt lịm những giọng hò xứ sở
Trong sáng như trời xanh, mượt mà như nhung lụa
Đất nước
Của những người mẹ
Mặc áo thay vai
Hạt lúa củ khoai
Bền bỉ nuôi chồng, nuôi con chiến đấu
Đất nước
Của những người con gái con trai
Đẹp như hoa hồng, cứng như sắt thép
Xa nhau không hề rơi nước mắt
Nước mắt để dành cho ngày gặp mặt”…
(Trích “Chúng con chiến đấu cho người sống mãi Việt Nam ơi!”, Nam Hà)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. Đoạn trích trên được viết theo thể thơ nào ? (0,5 điểm)
Câu 2. Tác giả đã dùng những hình ảnh nào để nói về đất nước ? (0,5 điểm)
Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng của một biện pháp tu từ được sử dụng trong những câu thơ dưới đây:
“Đất nước
Của những người con gái con trai
Đẹp như hoa hồng, cứng như sắt thép”
Câu 4. Anh/chị hãy nhận xét về tình cảm của tác giả đối với đất nước được thể hiện trong đoạn trích. (1,0 điểm)
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về vấn đề: Tuổi trẻ cần làm gì để thể hiện lòng yêu nước ?
Câu 2 (5,0 điểm)
“Hùng vĩ của Sông Đà không phải chỉ có thác đá. Mà nó còn là những cảnh đá bờ sông, dựng vách thành, mặt sông chỗ ấy chỉ lúc đúng ngọ mới có mặt trời. Có vách đá thành chẹt lòng Sông Đà như một cái yết hầu. Đứng bên này bờ nhẹ tay ném hòn đá qua bên kia vách. Có quãng con nai con hổ đã có lần vọt từ bờ này sang bờ kia. Ngồi trong khoang đò qua quãng ấy, đang mùa hè mà cũng thấy lạnh, cảm thấy mình như đứng ở hè một cái ngõ mà ngóng vọng lên một khung cửa sổ nào trên cái tầng nhà thứ mấy nào vừa tắt phụt đèn điện.
Lại như quãng mặt ghềnh Hát Loóng, dài hàng cây số nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn cuộn luồng gió gùn ghè suốt năm như lúc nào cũng đòi nợ xuýt bất cứ người lái đò Sông Đà nào tóm được qua đấy. Quãng này mà khinh suất tay lái thì cũng dễ lật ngửa bụng thuyền ra.
Lại như quãng Tà Mường Vát phía dưới Sơn La. Trên sông bỗng có những cái hút nước giống như cái giếng bê tông thả xuống sông để chuẩn bị làm móng cầu. Nước ở đây thở và kêu như cửa cống cái bị sặc. Trên mặt cái hút xoáy tít đáy, cũng đang quay lừ lừ những cánh quạ đàn. Không thuyền nào dám men gần những cái hút nước ấy, thuyền nào qua cũng chèo nhanh để lướt quãng sông, y như là ô tô sang số ấn ga cho nhanh để vút qua một quãng đường mượn cạp ra ngoài bờ vực. Chèo nhanh và tay lái cho vững mà phóng qua cái giếng sâu, những cái giếng sâu nước ặc ặc lên như vừa rót dầu sôi vào. Nhiều bè gỗ rừng đi nghênh ngang vô ý là những cái giếng hút ấy nó lôi tuột xuống. Có những thuyền đã bị cái hút nó hút xuống, thuyền trồng ngay cây chuối ngược rồi vụt biến đi, bị dìm và đi ngầm dưới lòng sông đến mươi phút sau mới thấy tan xác ở khuỷnh sông dưới”…
(Trích “Người lái đò Sông Đà”, Nguyễn Tuân, Ngữ văn 12, Tập 1, NXB Giáo Dục Việt Nam 2020, tr. 186-187)
Cảm nhận của anh/chị về nét tính cách dữ dội và hung bạo của con sông Đà được thể hiện qua đoạn trích trên. Từ đó nhận xét về chất tài hoa uyên bác trong tùy bút của Nguyễn Tuân.
—- HẾT —-
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
1. Đoạn trích được viết theo thể thơ: Tự do
2. Tác giả dùng những hình ảnh: dòng sông; những người mẹ; những người con gái, con trai để nói về đất nước.
3.
– Biện pháp tu từ: So sánh / Liệt kê (0,25)
– Tác dụng: Làm nổi bật vẻ đẹp của tuổi trẻ Việt Nam. Họ vừa đẹp lại vừa anh dũng, kiên cường (0,75)
4. Tác giả ca ngợi vẻ đẹp của đất nước, con người Việt Nam. Qua đó thể hiện lòng yêu mến, niềm tự hào đối với đất nước.
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn
Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng-phân-hợp, móc xích hoặc song hành.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Tuổi trẻ cần làm gì để thể hiện lòng yêu nước?
c. Triển khai vấn đề nghị luận
Thí sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề cần nghị luận, nhưng phải đúng trọng tâm mà đề bài yêu cầu. Tham khảo:
– Tuổi trẻ cần ghi nhớ truyền thống hào hùng của dân tộc; ghi nhớ công ơn của các bậc tiền nhân.
– Tuổi trẻ cần ra sức học tập, rèn luyện để trở thành người có ích cho xã hội.
– Tuổi trẻ cần tham gia tích cực vào các hoạt động góp phần xây dựng và bảo vệ đất nước.
– Tuổi trẻ cần có trách nhiệm đấu tranh chống lại những vấn đề tiêu cực trong xã hội.
d. Chính tả, ngữ pháp
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt
e. Sáng tạo
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.
—(Đáp án chi tiết những câu còn lại vui lòng xem online hoặc đăng nhập vào Học247 để tải về máy)—
PHẦN ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Đọc đoạn trích:
đất nước ngàn năm không mỏi cánh tay cung
giáo mác Trường Sơn
cọc nhọn Bạch Đằng
đến trẻ chăn trâu cũng cờ lau tập trận
chiếc roi cày rần rật máu cha ông
đất nước sinh ra huyền thoại tiên rồng
bọc trứng trăm con lên rừng xuống biển
mẹ lội suối trèo non
cha bạt ghềnh chắn sóng
mong mai sau nên vóc nên hình
đất nước mỗi ngày lên đón ánh mặt trời
thấy dung mạo tiền nhân nhắc lời di huấn
nghe vị mặn mồ hôi thấm đầu sông cuối bãi
vạt cỏ bên đường cũng học để mà xanh
(Cương thổ, Nguyễn Đức Dũng)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Đoạn thơ trên được viết bằng thể thơ gì?
Câu 2. Chọn những hình ảnh, từ ngữ nói lên tinh thần yêu nước, bất khuất chống giặc ngoại xâm của con người Việt Nam.
Câu 3. Xác định biện pháp tu từ và hiệu quả nghệ thuật trong câu thơ “đất nước ngàn năm không mỏi cánh tay cung”.
Câu 4. Trình bày cách hiểu của anh/chị về khát vọng được thể hiện trong câu thơ: “mong mai sau nên vóc nên hình”.
PHẦN LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc – hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về lời di huấn của tiền nhân trong câu thơ “vạt cỏ bên đường cũng học để mà xanh”.
Câu 2 (5.0 điểm)
Cảm nhận của anh/chị về sức sống tiềm tàng mãnh liệt của nhân vật Mị trong đoạn trích sau:
Ngày Tết, Mị cũng uống rượu. Mị lén lấy hũ rượu, cứ uống ực từng bát. Rồi say, Mị lịm mặt ngồi đấy nhìn mọi người nhảy đồng, người hát, nhưng lòng Mị đang sống về ngày trước. Tai Mị văng vẳng tiếng sáo gọi bạn đầu làng. Ngày trước, Mị thổi sáo giỏi. Mùa xuân này, Mị uống rượu bên bếp và thổi sáo. Mị uốn chiếc lá trên môi, thổi lá cũng hay như thổi sáo. Có biết bao nhiêu người mê, cứ ngày đêm thổi sáo đi theo Mị.
Rượu đã tan lúc nào. Người về, người đi chơi đã vãn cả. Mị không biết. Mị vẫn ngồi trơ một mình giữa nhà. Mãi sau Mị mới đứng dậy, nhưng Mị không bước ra đường. Mị từ từ bước vào buồng. Chẳng năm nào A Sử cho Mị đi chơi Tết. Bấy giờ Mị ngồi xuống giường, trông ra cái cửa sổ lỗ vuông mờ mờ trăng trắng. Đã từ nãy, Mị thấy phơi phới trở lại, trong lòng đột nhiên vui sướng như những đêm Tết ngày trước. Mị trẻ lắm, Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi. Bao nhiêu người có chồng cũng đi chơi ngày Tết. Huống chi A Sử với Mị, không có lòng với nhau mà vẫn phải ở với nhau! Nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này, Mị sẽ ăn cho chết ngay, chứ không buồn nhớ lại nữa. Nhớ lại, chỉ thấy nước mắt ứa ra. Mà tiếng sáo gọi bạn yêu vẫn lửng lơ bay ngoài đường.
Anh ném pao, em không bắt
Em không yêu, quả pao rơi rồi…
(Trích Vợ chồng A Phủ, Tô Hoài, Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục)
—- HẾT —-
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4
PHẦN ĐỌC HIỂU
Câu 1. Thể thơ: Tự do
Câu 2. Hình ảnh thể hiện tinh thần yêu nước, bất khuất chống giặc ngoại xâm của con người Việt Nam: không mỏi cánh tay cung, giáo mác Trường Sơn, cọc nhọn Bạch Đằng, trẻ chăn trâu cũng cờ lau tập trận, chiếc roi cày.
Câu 3.
– Biện pháp tu từ: nhân hóa.
– Tác dụng:
+ Giúp cho câu thơ thêm phần sinh động, người đọc dễ hình dung.
+ Nhấn mạnh đến lịch sử chiến đấu chống giặc ngoại xâm, bảo vệ đất nước vô cùng hào hùng của dân tộc ta.
Câu 4.
Học sinh có thể trình bày theo quan điểm của mình, cần giải thích lý do hợp lý.
Gợi ý:
Có thể hiểu câu “mong mai sau nên vóc nên hình” thể hiện khát vọng: đất nước sẽ ngày càng vững mạnh, vươn tầm ra thế giới để xứng đáng với nguồn gốc con Rồng cháu Tiên, để xứng đáng với sự hi sinh lớn lao của tiên tổ.
PHẦN LÀM VĂN
Câu 1
Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ về lời di huấn của tiền nhân trong câu thơ “vạt cỏ bên đường cũng học để mà xanh”.
a. Đảm bảo dung lượng (khoảng 200 chữ), lập luận, diễn đạt rõ ràng.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: lời di huấn của tiền nhân trong câu thơ “vạt cỏ bên đường cũng học để mà xanh”.
c. Triển khai vấn đề cần nghị luận: Thí sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề cần nghị luận nhưng cần làm rõ được các nội dung:
+ Giới thiệu vấn đề
+ Giải thích: Vạt cỏ bên đường cũng học để mà xanh:
- Vạt cỏ bên đường có thể hiểu là sự vật bình dị, nhỏ bé trong cuộc sống.
- Xanh thể hiện một sức sống mạnh mẽ, vươn lên mọi khó khăn, thử thách.
=> Câu thơ trên đã nhắc nhở chúng ta: bất cứ ai, dù nhỏ bé hay vĩ đại cũng cần có ý chí, nghị lực, sự nỗ lực, cố gắng để không ngừng vươn lên, bước về phía trước để đạt được thành công.
+ Bàn luận
– Trong hành trình cuộc đời chắc chắn mỗi chúng ta sẽ phải đối mặt với vô vàn khó khăn, thử thách. Những thách thức đó chính là một loại thuốc thử để đo sức sống tiềm tàng bên trong mỗi cá nhân.
– Đứng trước khó khăn, bạn sẽ làm gì? Bình tĩnh đối mặt, tìm cách giải quyết? Hay sợ hãi, thoái lui, chấp nhận số phận? Mỗi người sẽ có những cách phản ứng khác nhau, tuy nhiên cách phản ứng tốt nhất với những khó khăn chính là đối diện với nó, nỗ lực gấp đôi để vượt qua thử thách và vươn đến thành công.
– Không có vấp ngã sẽ không tôi rèn được ý chí, không có thử thách sẽ không tạo ra những thành công. Bởi vậy, đứng trước khó khăn dù lớn hay nhỏ cũng hãy bình tĩnh đối mặt và vượt qua nó.
– Mở rộng vấn đề: phê phán những kẻ yếu đuối, thiếu ý chí, nghị lực khi vấp ngã trong cuộc sống.
– Bài học:
+ Là thế hệ trụ cột của đất nước trong tương lai, việc rèn luyện nghị lực sống là việc vô cùng quan trọng, cần thiết cho hành trang vào đời sau này của mỗi chúng ta.
+ Muốn thành công, muốn tới vinh quang thì con đường đi lại càng trông gai thử thách, ở đó không có chỗ cho những kẻ thiếu ý chí, thiếu nghị lực vươn lên.
d. Sáng tạo: cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng về vấn đề nghị luận
e. Chính tả, dùng từ đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt
—(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 4 vui lòng xem online hoặc đăng nhập vào Học247 để tải về máy)—
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Trang Tử nói: “Gà rừng đi mười bước mới nhặt được một hạt thức ăn, đi trăm bước mới uống được một ngụm nước. Nhưng chúng không mong cầu được sống trong lồng”. Chúng ta có giống được những con gà rừng không ? Nếu chúng ta vì ưa thích thóc gạo bày sẵn mà chịu chui vào chiếc lồng. Rồi từ sau những song tre đó, chúng ta đòi trả tự do?
Từ xúc cơm, xếp quần áo, sách vở, đến chọn trường, chọn nghề, tìm việc, kiếm sống, chọn chồng chọn vợ, chọn tương lai… Chúng ta sẽ quá quen với việc được sắp sẵn. Chúng ta ưa làm việc đã được người khác lên kế hoạch hơn là tự mình vạch ra. Chúng ta chuộng thói quen hơn sáng tạo. Chúng ta chỉ vui khi có người tâng bốc, chỉ hết buồn nếu có người an ủi vuốt ve. Chúng ta thậm chí không muốn tự phân biệt sai đúng trừ khi có người làm thay. Chúng ta không thể làm chủ đời mình. Cứ như vậy, chúng ta đánh mất bản năng của gà rừng và biến thành con chim trong lồng lúc nào không biết nữa. Thậm chí, một con chim trong rất nhiều lớp lồng.
[…] Robert Fulghum từng trở thành tác giả best seller với một cuốn sách có tựa đề thú vị “Tất cả những gì cần phải biết tôi đều được học ở nhà trẻ”. Đó là những nguyên tắc sống: chia sẻ, chơi công bằng, không đánh bạn, để đồ đạc vào chỗ cũ, không lấy những gì không phải của mình, dọn dẹp những gì bạn bày ra, nói xin lỗi khi làm tổn thương ai đó, rửa tay trước khi ăn, học một ít, suy nghĩ một ít, vẽ và hát và nhảy múa và chơi và làm việc một ít mỗi ngày, ngủ trưa, có ý thức về những điều kỳ diệu, cây cối và các con vật đều chết – và chúng ta cũng vậy, từ đầu tiên và quan trọng nhất cần phải học: quan sát.
Hãy đếm xem: 100 chữ. Những gì cần phải học chỉ như vậy. Chúng ta được học ở nhà trẻ nhưng đã đánh rơi dần trong quá trình lớn lên. Cũng như khi sinh ra, ta đã có sẵn bản năng độc lập nhưng lại đánh mất nó trong quá trình sống. Không có bản năng độc lập, chúng ta không thể nắm giữ được tự do. Nghĩa là trước khi đòi tự do, bạn phải tìm lại bản năng độc lập của mình.
(Nếu biết trăm năm là hữu hạn, Phạm Lữ Ân, Nxb Hội nhà văn, 2012, trang 135)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.
Câu 2. Vấn đề chính được tác giả nêu trong đoạn trích là gì ?
Câu 3. Anh/chị hiểu như thế nào về câu nói: “Gà rừng đi mười bước mới nhặt được một hạt thức ăn, đi trăm bước mới uống được một ngụm nước. Nhưng chúng không mong cầu được sống trong lồng”.
Câu 4. Trong tất cả các nguyên tắc sống được học ở nhà trẻ, anh/chị thấy nguyên tắc nào có giá trị với mình nhất ? Vì sao?
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
“Cứ như vậy, chúng ta đánh mất bản năng của gà rừng và biến thành con chim trong lồng lúc nào không biết nữa.”
Trong tư cách của người thanh niên tuổi 18, anh/chị có đồng tình với nhận định về giới trẻ như trên? Hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị.
—(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 5 vui lòng xem online hoặc đăng nhập vào Học247 để tải về máy)—
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2021-2022 Trường THPT Lý Tự Trọng. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Lop12.com để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Chúc các em học tập tốt !