-
Câu 1:
Bản chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” (12/3/1945) đã xác định kẻ thù chính của nhân dân Đông Dương là:
-
A.
Thực dân Pháp và tay sai -
B.
Thực dân Pháp -
C.
Thực dân Pháp và Phát xít Nhật -
D.
Phát xít Nhật
-
-
Câu 2:
Sự kiện nào đánh dấu chế độ phân biệt chủng tộc Apácthai ở Nam Phi bị xóa bỏ hoàn toàn?
-
A.
Nhân dân Nam Phi nổi dậy khởi nghĩa vũ trang. -
B.
Thực dân Anh rút khỏi Nam Phi. -
C.
Nenxơn Mandela trở thành tổng thống người da đen đầu tiên. -
D.
17 nước châu Phi giành độc lập.
-
-
Câu 3:
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, nguyên nhân chủ yếu nào khiến Nhật Bản thực hiện chính sách đối ngoại liên minh chặt chẽ với Mỹ?
-
A.
Để tiếp tục nhận viện trợ của Mỹ. -
B.
Tiếp tục giảm chi phí quốc phòng. -
C.
Bảo đảm lợi ích quốc gia của Nhật Bản. -
D.
Giúp Mỹ thực hiện Chiến lược toàn cầu.
-
-
Câu 4:
Nhận xét nào sau đây không đúng về ý nghĩa lịch sử của Hiệp định Pari năm 1973?
-
A.
Là kết quả cuộc đấu tranh kiên cường, bất khuất của quân dân ta ở hai miền đất nước. -
B.
Buộc Mỹ phải công nhận các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân ta, rút hết quân đội về nước. -
C.
Miền Bắc được giải phóng, tạo thời cơ để nhân dân ta tiến lên giải phóng hoàn toàn Miền Nam. -
D.
Với hiệp định Pari, ta đã đánh cho Mĩ cút, tạo thời cơ tiến lên đánh cho Ngụy nhào.
-
-
Câu 5:
Hiệp ước Bali (1976) đánh dấu sự khởi sắc của ASEAN vì đã xác định được
-
A.
Nhiệm vụ cơ bản của các nước ASEAN. -
B.
Mục tiêu hoạt động của tổ chức ASEAN. -
C.
Những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa các nước ASEAN. -
D.
Vai trò của tổ chức ASEAN.
-
-
Câu 6:
Căn cứ vào điều kiện lịch sử nào, Bộ chính trị Trung ương Đảng đã đề ra chủ trương, kế hoạch giải phóng Miền Nam?
-
A.
Khả năng chi viện của Miền Bắc cho tiền tuyến Miền Nam. -
B.
Mỹ cắt giảm viện trợ cho chính quyền Sài Gòn. -
C.
Quân Mỹ và quân đồng minh của Mỹ đã rút khỏi Miền Nam. -
D.
Sau hiệp định Pari, so sánh lực lượng thay đổi có lợi cho ta.
-
-
Câu 7:
Cuộc cách mạng tháng Hai năm 1917 ở Nga đã làm được nhiệm vụ gì?
-
A.
Lật độ chế độ chuyên chế Nga hoàng. -
B.
Đưa nước Nga ra khỏi cuộc chiến tranh đế quốc. -
C.
Giải quyết được mâu thuẫn giữa giai cấp. -
D.
Giải quyết được vấn đề ruộng đất và vấn đề dân tộc.
-
-
Câu 8:
Trong giai đoạn 1919 – 1925, sự kiện nào đánh dấu bước tiến mới của phong trào công nhân Việt Nam?
-
A.
Nhóm Cộng Sản Đoàn được lập ra. -
B.
Hội Việt Nam cách mạng thanh niên thành lập. -
C.
Thành lập Công hội (bí mật). -
D.
Bãi công của công nhân Ba Son.
-
-
Câu 9:
Tháng 12/1950, Mĩ kí với Pháp “Hiệp định phòng thủ chung Đông Dương” nhằm mục đích
-
A.
Từng bước thay chân Pháp ở Đông Dương. -
B.
Kéo dài cuộc chiến tranh ở Việt Nam. -
C.
Tham chiến trực tiếp với Pháp ở Đông Dương. -
D.
Hất cẳng Pháp độc chiếm Đông Dương.
-
-
Câu 10:
Hội nghị lần thứ 15 ban chấp hành Trung Ương Đảng Lao động Việt Nam (1/1959) đã xác định phương hướng cơ bản của cách mạng miền Nam là khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân bằng con đường
-
A.
Đấu tranh vũ trang kết hợp với đấu tranh chính trị và ngoại giao. -
B.
Đấu tranh chính trị là chủ yếu, kết hợp với đấu tranh vũ trang. -
C.
Đấu tranh đòi Mĩ – Diệm thi hành hiệp định Giơnevơ. -
D.
Sử dụng bạo lực cách mạng.
-
-
Câu 11:
Cuộc chiến đấu của quân dân Việt Nam tại các đô thị phía bắc vĩ tuyến 16 từ cuối năm 1946 đến đầu năm 1947 đã:
-
A.
phá hủy toàn bộ phương tiện vật chất của Pháp. -
B.
tạo điều kiện cho cả nước bước vào cuộc kháng chiến lâu dài. -
C.
buộc pháp phải thay đổi chiến lược chiến tranh. -
D.
tiêu diệt lực lượng quan trọng của quân Pháp.
-
-
Câu 12:
Nước nào được coi là lá cờ đầu trong phong trào giải phóng dân tộc ở Mỹ Latinh sau chiến tranh thế giới thứ 2?
-
A.
Peru. -
B.
Argentina. -
C.
Cuba. -
D.
Mehico.
-
-
Câu 13:
Theo thỏa thuận của hội nghị Pốt-xđam, việc giải giáp Quân Nhật ở Đông Dương được giao cho
-
A.
Quân đội Anh và quân đội Trung Hoa Dân Quốc. -
B.
Quân đội Anh và Hồng quân Liên Xô. -
C.
Quân đội Mỹ và Hồng quân Liên Xô. -
D.
Quân đội Pháp và quân đội Mỹ.
-
-
Câu 14:
Trong xu thế toàn cầu hóa, các nước đang phát triển có thể rút ngắn thời gian xây dựng và phát triển đất nước, chủ yếu là do
-
A.
Khai thác hiệu quả các nguồn vốn đầu tư, kỹ thuật công nghệ từ bên ngoài. -
B.
Sự giúp đỡ của các tổ chức kinh tế, tài chính quốc tế. -
C.
Sự hợp tác, đối thoại, sự trợ giúp của các nước phát triển. -
D.
Khai thác được nguồn nhân công phong phú và rẻ mạt.
-
-
Câu 15:
Nội dung của ba chương trình kinh tế lớn được Đại hội VI (12/1986) đề ra là:
-
A.
Máy móc, lương thực – thực phẩm và hàng xuất khẩu. -
B.
Lương thực – thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu. -
C.
Hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu và máy móc. -
D.
Lương thực – thực phẩm, hàng tiêu dùng và máy móc.
-
-
Câu 16:
Đại hội đại biểu lần thứ 2 của Đảng cộng sản Đông Dương (2/ 1951) quyết định đưa Đảng ra hoạt động công khai với tên mới là
-
A.
Đông Dương Cộng Sản Đảng. -
B.
Đảng Cộng sản Việt Nam. -
C.
Đảng Lao động Việt Nam. -
D.
Đông Dương Cộng sản Liên Đoàn.
-
-
Câu 17:
Nhân tố chủ yếu chi phối các quan hệ quốc tế trong hơn 4 thập kỉ nửa sau thế kỉ XX là:
-
A.
Cục diện chiến tranh lạnh. -
B.
Sự ra đời của các tổ chức liên kết khu vực. -
C.
Sự hình thành xu hướng đa cực. -
D.
Xu thế toàn cầu hóa.
-
-
Câu 18:
Sự ra đời của ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam vào cuối năm 1929 chứng tỏ
-
A.
Phong trào yêu nước theo xu hướng vô sản đã phát triển mạnh mẽ. -
B.
Điều kiện thành lập chính Đảng vô sản ở Việt Nam đã chín muồi. -
C.
Hoạt động có hiệu quả của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. -
D.
Quá trình phát triển từ tự phát lên tự giác của phong trào công nhân đã hoàn thành.
-
-
Câu 19:
Nội dung nào không phải là nguyên nhân thất bại của các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương?
-
A.
Phương thức tác chiến theo kiểu phong kiến. -
B.
Triều đình cấu kết với thực dân Pháp đàn áp phong trào. -
C.
Thiếu sự tổ chức lãnh đạo thống nhất. -
D.
Mang tính địa phương, thiếu sự liên kết.
-
-
Câu 20:
Thực dân Pháp thất bại trong kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” ở Đà Nẵng 1958 vì
-
A.
Quân Pháp không quen thủy thổ và khí hậu Việt Nam. -
B.
Bị quân dân ta đánh trả quyết liệt. -
C.
Quân Pháp chủ quan và chưa có sự chuẩn bị kỹ càng. -
D.
Quân Pháp không có người chỉ huy tài giỏi.
-
-
Câu 21:
Trong tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam, thời gian nào được xác định là thời cơ ngàn năm có một?
-
A.
Khi Nhật đầu hàng đến sau khi quân Đồng minh vào Đông Dương. -
B.
Khi Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản. -
C.
Khi Nhật đảo chính Pháp. -
D.
Khi Nhật đầu hàng đến trước khi quân Đồng minh vào Đông Dương.
-
-
Câu 22:
Yếu tố nào làm thay đổi sâu sắc “bản đồ chính trị” thế giới sau chiến tranh thế giới thứ hai?
-
A.
Chiến tranh lạnh bao trùm toàn thế giới. -
B.
Trật tự hai cực Ianta được hình thành. -
C.
Chủ nghĩa xã hội trở thành hệ thống thế giới. -
D.
Thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc trên thế.
-
-
Câu 23:
Cơ quan Tuyên truyền của hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên là báo
-
A.
Tiền Phong -
B.
Tin tức -
C.
Tuổi Trẻ -
D.
Thanh niên
-
-
Câu 24:
Điểm chung của Hiệp ước Bali 1976 và định ước Henxinki 1975 là
-
A.
Tăng cường sự hợp tác giữa các nước trong lĩnh vực khoa học – kỹ thuật. -
B.
Khẳng định sự bền vững của đường biên giới quốc gia. -
C.
Tăng cường sự hợp tác giữa các nước trong lĩnh vực kinh tế – xã hội. -
D.
Xác định những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa các nước.
-
-
Câu 25:
“Tự do cho nước Nga” là khẩu hiệu trong cuộc đấu tranh cách mạng nào ở Nga?
-
A.
Cuộc đấu tranh bảo vệ chính quyền Xô viết. -
B.
Cách mạng Tháng 2 năm 1917. -
C.
Cách mạng 1905 1907. -
D.
Cách mạng tháng 10 năm 1917.
-
-
Câu 26:
Nội dung nào sau đây không thuộc kết quả của cuộc đấu tranh của nhân dân Nghệ – Tĩnh trong phong trào cách mạng 1930 – 1931?
-
A.
Chính quyền thực dân Pháp tại Nghệ – Tĩnh đầu hàng. -
B.
Nhiều lý trưởng, chánh tổng bỏ trốn. -
C.
Nhiều cấp ủy Đảng ở thôn, xã đã thành lập các Xô Viết. -
D.
Hệ thống chính quyền thực dân phong kiến bị tan rã ở nhiều thôn, xã.
-
-
Câu 27:
Qua Công cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp, phương thức sản suất nào từng bước du nhập vào Việt Nam?
-
A.
Phương thức sản xuất thực dân. -
B.
Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. -
C.
Phương thức sản xuất nhỏ, tự cung tự cấp. -
D.
Phương thức sản xuất phong kiến.
-
-
Câu 28:
Năm 1925, Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên mà chưa thành lập một chính Đảng vô sản ở Việt Nam vì lý do chủ yếu nào?
-
A.
Thực hiện chỉ thị của Quốc tế Cộng sản về cách mạng Đông Dương. -
B.
Lực lượng cách mạng còn non trẻ, thực dân Pháp đang còn mạnh. -
C.
Công nhân chưa trưởng thành, chủ nghĩa Mác – Lênin chưa được truyền bá rộng rãi vào Việt Nam. -
D.
Lực lượng cách mạng còn chưa được tập hợp, giác ngộ đầy đủ.
-
-
Câu 29:
Thắng lợi nào của nhân dân Việt Nam được đánh giá là “lừng lẫy năm châu chấn động địa cầu”?
-
A.
Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước thắng lợi (1975). -
B.
Chiến thắng Điện Biên Phủ (1954). -
C.
Cách mạng Tháng Tám thành công (1945). -
D.
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (1930).
-
-
Câu 30:
Nội dung nào dưới đây không thuộc về nguyên nhân thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế Mỹ sau chiến tranh thế giới thứ hai?
-
A.
Các chính sách và biện pháp điều tiết của Nhà nước. -
B.
Áp dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật hiện đại. -
C.
Lãnh thổ rộng lớn tài nguyên thiên nhiên phong phú. -
D.
Chi phí cho quốc phòng của Mỹ thấp.
-
-
Câu 31:
Nguyên nhân nào là cơ bản nhất quyết định sự bùng nổ phong trào cách mạng 1930 – 1931?
-
A.
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời kịp thời lãnh đạo quần chúng đấu tranh. -
B.
Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933. -
C.
Địa chủ, phong kiến cấu kết với thực dân Pháp đàn áp nhân dân. -
D.
Thực dân Pháp tiến hành khủng bố bố trắng sau khởi nghĩa Yên Bái.
-
-
Câu 32:
Nét độc đáo về nghệ thuật chỉ đạo quân sự của bộ chính trị trung ương đảng trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy xuân 1975 ở Việt Nam là
-
A.
Kết hợp tiến công trên ba vùng chiến lược rừng núi, nông thôn và đô thị. -
B.
Kết hợp đấu tranh trên 3 mặt trận chính trị, quân sự và ngoại giao. -
C.
Kết hợp tiến công địch bằng cả ba mũi chính trị, quân sự và binh vận. -
D.
Kết hợp tiến công và nổi dậy giữa chiến trường chính và chiến trường phụ.
-
-
Câu 33:
Năm 1919, thay mặt những người Việt Nam yêu nước tại Pháp, Nguyễn Ái Quốc đã
-
A.
Gửi bản yêu sách của nhân dân An Nam đến hội nghị Vécxai. -
B.
Tham gia sáng lập đảng cộng sản Pháp. -
C.
Tán thành việc gia nhập tổ chức quốc tế Cộng sản. -
D.
Tham dự hội nghị quốc tế nông dân.
-
-
Câu 34:
Điểm chung trong mục tiêu của 3 kế hoạch Rơve, Đờ lát đơ tátxinhi, Nava mà thực dân Pháp thực hiện trong chiến tranh Đông Dương là gì?
-
A.
Buộc ta phải đàm phán theo những điều kiện có lợi cho Pháp. -
B.
Giành thế chủ động trên chiến trường Bắc Bộ. -
C.
Giành thắng lợi để xoay chuyển cục diện chiến tranh. -
D.
Tiêu diệt cơ quan đầu não và bộ đội chủ lực của ta.
-
-
Câu 35:
Trong chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mỹ 1965-1968, lực lượng nào giữ vai trò quan trọng và không ngừng tăng lên về số lượng?
-
A.
Quân Mỹ và quân đội Sài Gòn. -
B.
Quân đồng minh của Mỹ. -
C.
Quân viễn chinh Mỹ. -
D.
Quân đội Sài Gòn.
-
-
Câu 36:
Nội dung nào sau đây là quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam được ghi nhận trong Hiệp định sơ bộ (6/3/1946)?
-
A.
Pháp cam kết tôn trọng độc lập chủ quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. -
B.
Pháp công nhận Việt Nam là quốc gia độc lập. -
C.
Chính phủ Việt Nam đồng ý cho 15.000 quân Pháp ra miền Bắc. -
D.
Pháp công nhận Việt Nam là quốc gia tự do.
-
-
Câu 37:
Nguyên nhân nào có tính chất quyết định đưa tới thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước 1954 – 1975 của nhân dân Việt Nam?
-
A.
Có hậu phương miền Bắc vững chắc. -
B.
Tinh thần đoàn kết của nhân dân ba nước Đông Dương. -
C.
Sự lãnh đạo sáng suốt và đúng đắn của Đảng. -
D.
Nhân dân Việt Nam giàu lòng yêu nước.
-
-
Câu 38:
Phải tập trung nhanh nhất lực lượng, binh khí, kỹ thuật và vật chất giải phóng miền Nam trước mùa mưa (trước tháng 5/1957) là quyết định của bộ chính trị trung ương Đảng trước chiến dịch nào?
-
A.
Chiến dịch Hồ Chí Minh. -
B.
Chiến dịch Huế – Đà Nẵng. -
C.
Chiến dịch đường 14 – Phước Long. -
D.
Chiến dịch Tây Nguyên.
-
-
Câu 39:
Căn cứ địa cách mạng là
-
A.
Địa bàn bí mật mà địch không ngờ tới. -
B.
Địa bàn chuẩn bị mọi điều kiện cho cuộc khởi nghĩa giành chính quyền. -
C.
Nơi cung cấp chủ yếu về sức người, sức của cho cách mạng. -
D.
Nơi chính quyền dịch tan rã hoàn toàn, nhân dân làm chủ.
-
-
Câu 40:
Đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX, Liên Xô đi đầu thế giới trong lĩnh vực
-
A.
Công nghiệp vũ trụ. -
B.
Công nghiệp nặng. -
C.
Sản xuất nông nghiệp. -
D.
Khoa học kỹ thuật.
-
Đề thi nổi bật tuần
==========
LOP12.COM