Câu hỏi:
Sóng điện từ là quá trình lan truyền của điện từ trường biến thiên, trong không gian. Khi nói về quan hệ giữa điện trường và từ trường của điện từ trường trên thì kết luận nào sau đây là đúng?
A. Véctơ cường độ điện trường và cảm ứng từ cùng phương và cùng độ lớn.
B. Tại mỗi điểm của không gian, điện trường và từ trường luôn luôn dao động ngược pha.
C. Tại mỗi điểm của không gian, điện trường và từ trường luôn luôn dao động lệch pha nhau .
D. Điện trường và từ trường biến thiên theo thời gian với cùng chu kì.
Đáp án chính xác
Trả lời:
Đáp án D
Phương pháp giải: + Sóng điện từ là sóng ngang, lan truyền được trong chân không và trong các môi trường vật chất.
+ Véctơ cường độ điện trường và véctơ cảm ứng từ luôn luôn vuông góc với nhau và vuông góc với phương truyền sóng.
+ Dao động của điện trường và của từ trường tại một điểm luôn luôn đồng pha với nhau.
+ Sóng điện từ tuân theo định luật truyền thẳng, phản xạ, khúc xạ như ánh sáng .
+ Sóng điện từ mang năng lượng.
Giải chi tiết:
Kết luận đúng về quan hệ giữa điện trường và từ trường của điện từ trường là: Điện trường và từ trường biến thiên theo thời gian với cùng chu kì.
====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi:
“Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi
Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa…” mẹ thường hay kể
Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn
Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc
Tóc mẹ thì bới sau đầu
Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn
Cái kèo, cái cột thành tên
Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng
Đất Nước có từ ngày đó…”
(Trích đoạn trích Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm, SGK Ngữ văn lớp 12, tập 1, trang 120)
Nội dung chính của đoạn thơ dưới đây là: – ĐGNL-HN
Câu hỏi:
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi:
“Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi
Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa…” mẹ thường hay kể
Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn
Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc
Tóc mẹ thì bới sau đầu
Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn
Cái kèo, cái cột thành tên
Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng
Đất Nước có từ ngày đó…”
(Trích đoạn trích Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm, SGK Ngữ văn lớp 12, tập 1, trang 120)Nội dung chính của đoạn thơ dưới đây là:
A. Tư tưởng Đất Nước của nhân dân
B. Cảm nhận độc đáo về quá trình hình thành, phát triển của đất nước; từ đó khơi dậy ý thức về trách nhiệm thiêng liêng với nhân dân, với đất nước
C. Cả hai đáp án trên đều đúng
D. Cả hai đáp án trên đều sai
Đáp án chính xác
Trả lời:
Phương pháp giải: Căn cứ bài Đất nước.
Giải chi tiết:
Nội dung đoạn trích là cơ sở hình thành của đất nước, vậy nên cả hai đáp án trên đều sai.
Chọn đáp án D.====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Câu thơ “Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc” gợi nhớ đến truyện dân gian nào? – ĐGNL-HN
Câu hỏi:
Câu thơ “Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc” gợi nhớ đến truyện dân gian nào?
A. Cây tre trăm đốt
B. Thánh Gióng
Đáp án chính xác
C. Tấm Cám
D. Sự tích chàng Trương
Trả lời:
Phương pháp giải: Căn cứ bài Đất nước.
Giải chi tiết:
Câu thơ trên gợi nhắc tới truyền thuyết Thánh Gióng.
Chọn đáp án B.====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Với câu thơ " Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn " Nguyễn Khoa Điềm chủ yếu muốn thể hiện điều gì? – ĐGNL-HN
Câu hỏi:
Với câu thơ ” Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn ” Nguyễn Khoa Điềm chủ yếu muốn thể hiện điều gì?
A. Ca ngợi những người bà nhân từ mang hồn của dân tộc.
B. Thể hiện hình ảnh bà
C. Nhắc lại truyện cổ tích trầu cau.
D. Đưa ra lý giải về nguồn gốc của đất nước
Đáp án chính xác
Trả lời:
Phương pháp giải: Căn cứ bài Đất nước.
Giải chi tiết:
Câu thơ “Đất nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn” là một cách lý giải nguồn gốc hình thành của đất nước. Theo tác giả, đất nước bắt đầu được hình thành từ khi có phong tục tập quán riêng.
Chọn đáp án D.====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Câu thơ nào dưới đây có sử dụng thành ngữ? – ĐGNL-HN
Câu hỏi:
Câu thơ nào dưới đây có sử dụng thành ngữ?
A. Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa…” mẹ thường hay kể
B. Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng
Đáp án chính xác
C. Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn
D. Cái kèo, cái cột thành tên
Trả lời:
Phương pháp giải: Căn cứ bài Đất nước kết hợp với kiến thức về thành ngữ.
Giải chi tiết:
Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng
=> Thành ngữ: Một nắng hai sương chỉ sự vất vả, cần cù chăm chỉ của con người
Chọn đáp án B.====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Biện pháp nghệ thuật nổi bật được tác giả sử dụng trong đoạn thơ trên: – ĐGNL-HN
Câu hỏi:
Biện pháp nghệ thuật nổi bật được tác giả sử dụng trong đoạn thơ trên:
A. Liệt kê
Đáp án chính xác
B. Nhân hóa
C. Ẩn dụ
D. So sánh
Trả lời:
Phương pháp giải: Căn cứ các biện pháp nghệ thuật.
Giải chi tiết:
Biện pháp nghệ thuật nổi bật được tác giả sử dụng trong đoạn thơ trên là liệt kê với: miếng trầu, trồng tre mà đánh giặc, tóc mẹ thì bới sau đầu, gừng cay muối mặn, cái kèo, cái cột..
Chọn đáp án A.====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====