Câu hỏi:
Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về chuỗi thức ăn và lưới thức ăn trong quần xã sinh vật ?
A.Trong một quần xã sinh vật, mỗi loài chỉ có thể tham gia vào một chuỗi thức ăn nhất định
B.Trong một lưới thức ăn, một sinh vật tiêu thụ có thể được xếp vào nhiều bậc dinh dưỡng khác nhau
Đáp án chính xác
C.Trong một lưới thức ăn, mỗi bậc dinh dưỡng thường chỉ có một loài sinh vật
D.Quần xã càng đa dạng về thành phần loài, thì lưới thức ăn càng đơn giản.
Trả lời:
A sai, trong 1 quần xã, mỗi loài có thể ăn nhiều loài sinh vật và bị nhiều loài sinh vật ăn ↔ tham gia nhiều chuỗi thức ănC sai, mỗi bậc dinh dưỡng có nhiều loài khác nhauD sai, quần xã càng đa dạng về thành phần loài thì lưới thức ăn càng phức tạpĐáp án cần chọn là: B
====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Trong chuỗi thức ăn sau cỏ → dê→hổ→ vi sinh vật, hổ được xếp vào sinh vật tiêu thụ bậc mấy? – ĐGNL-HN
Câu hỏi:
Trong chuỗi thức ăn sau cỏ → dê→hổ→ vi sinh vật, hổ được xếp vào sinh vật tiêu thụ bậc mấy?
A.Bậc 1
B.Bậc 3
C.Bậc 2
Đáp án chính xác
D.Bậc 4
Trả lời:
Chuỗi thức ăn: cỏ → dê → hổ → vi sinh vật, hổ được xếp là sinh vật tiêu thụ bậc 2.Đáp án cần chọn là: C
====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Cho chuỗi thức ăn sau đây: Lúa → Chuột đồng → Rắn hổ mang → Diều hâu. Hãy chọn khẳng định đúng trong các khẳng định dưới đây: – ĐGNL-HN
Câu hỏi:
Cho chuỗi thức ăn sau đây: Lúa → Chuột đồng → Rắn hổ mang → Diều hâu. Hãy chọn khẳng định đúng trong các khẳng định dưới đây:
A.Chuột đồng thuộc bậc dinh dưỡng số 1
B.Năng lượng tích lũy trong quần thể diều hâu là cao nhất.
C.Việc tiêu diệt bớt diều hâu sẽ làm giảm số lượng chuột đồng.
Đáp án chính xác
D.Rắn hổ mang là sinh vật tiêu thụ cấp 3
Trả lời:
Tiêu diệt bớt diều hâu → số lượng rắn hổ mang tăng → số chuột đồng giảm do bị rắn ăn thịt nhiều hơnĐáp án cần chọn là: C
====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Giả sử lưới thức ăn của một quần xã sinh vật gồm các loài A, B, C, D, E, G, H. Trong đó A là sinh vật sản xuất, các loài còn lại là sinh vật tiêu thụ. Các loài sinh vật trong quần xã có mối quan hệ dinh dưỡng thể hiện trong sơ đồ sauCó bao nhiêu nhận xét đúng khi nói về lưới thức ăn trên?1. Chuỗi thức ăn dài nhất có 5 bậc dinh dưỡng.2. Trong lưới thức ăn có 8 chuỗi thức ăn.3. Khi kích thước quần thể loài E bị giảm thì số lượng cá thể của loài B và D tăng.4. Khi loài A bị nhiễm độc thì loài H có khả năng bị nhiễm độc nặng nhất. – ĐGNL-HN
Câu hỏi:
Giả sử lưới thức ăn của một quần xã sinh vật gồm các loài A, B, C, D, E, G, H. Trong đó A là sinh vật sản xuất, các loài còn lại là sinh vật tiêu thụ. Các loài sinh vật trong quần xã có mối quan hệ dinh dưỡng thể hiện trong sơ đồ sauCó bao nhiêu nhận xét đúng khi nói về lưới thức ăn trên?1. Chuỗi thức ăn dài nhất có 5 bậc dinh dưỡng.2. Trong lưới thức ăn có 8 chuỗi thức ăn.3. Khi kích thước quần thể loài E bị giảm thì số lượng cá thể của loài B và D tăng.4. Khi loài A bị nhiễm độc thì loài H có khả năng bị nhiễm độc nặng nhất.
A.1
B.2
C.4
D.3
Đáp án chính xác
Trả lời:
Xét các nhận xét:1. Đúng, trong chuỗi thức ăn A→D→C→G→H, có 5 bậc dinh dưỡng.2. Đúng, có các chuỗi thức ăn: ABEH, ACEH, ACH, ADGH, ADCH, ADCGH, ADCEH, ACGH.3. Sai, khi kích thước loài E giảm, thì loài B, C tăng. Mà C tăng thì D giảm.4. Đúng.Đáp án cần chọn là: D
====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Trong một hệ sinh thái, sinh khối của mỗi bậc dinh dưỡng được kí hiệu bằng các chữ cái từ A đến E. Trong đó: A = 500kg, B = 600kg, C = 5000kg, D = 50 kg, E= 5kg. Chuỗi thức ăn nào sau đây có thể xảy ra? – ĐGNL-HN
Câu hỏi:
Trong một hệ sinh thái, sinh khối của mỗi bậc dinh dưỡng được kí hiệu bằng các chữ cái từ A đến E. Trong đó: A = 500kg, B = 600kg, C = 5000kg, D = 50 kg, E= 5kg. Chuỗi thức ăn nào sau đây có thể xảy ra?
A.A →B → C → D.
B.E → D → A → C.
C.E → D → C → B.
D.C → A → D → E.
Đáp án chính xác
Trả lời:
Do năng lượng di chuyển trong hệ sinh thái thành dòng, qua các bậc dinh dưỡng, năng lượng phần lớn bị thất thoát, chỉ còn khoảng 10% năng lượng được chuyển lên bậc dinh dưỡng trên→ bậc dinh dưỡng càng cao, tích lũy năng lượng và sinh khối càng thấp và chênh lệch giữa 2 bậc dinh dưỡng tương đối lớn (bậc dinh dưỡng dưới có sinh khối lớn gấp khoảng 10 lần bậc dinh dưỡng trên)Vậy chuỗi thức ăn có thể xảy ra là: C → A → D → EĐáp án cần chọn là: D
====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Trong hồ thủy triều, 15 loài động vật không xương sống đã giảm xuống còn 8 loài sau khi một loài đã được loại bỏ. Loài được loại bỏ có thể là: – ĐGNL-HN
Câu hỏi:
Trong hồ thủy triều, 15 loài động vật không xương sống đã giảm xuống còn 8 loài sau khi một loài đã được loại bỏ. Loài được loại bỏ có thể là:
A.Mầm bệnh
B.Loài chủ chốt.
Đáp án chính xác
C.Động vật ăn cỏ.
D.Sinh vật cộng sinh.
Trả lời:
Sau khi loại bỏ loài X này, số lượng loài trong quần thể giảm xuống còn một nửa→ Loài này là loài chủ chốt, có thể là 1 mắt xích quan trọng trong lưới thức ăn, dẫn đến việc loại bỏ loài này khiến cho rất nhiều loài khác bị tiêu diệtĐáp án cần chọn là: B
====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====