Câu hỏi:
Những quyết định của hội nghị Ianta (2-1945) đã có tác động tích cực gì đối với phong trào giải phóng dân tộc của Việt Nam trong năm 1945?
A.Việt Nam không phải chịu sự tác động của cuộc đối đầu Xô- Mĩ
B.Tiêu diệt phát xít Nhật, tạo thời cơ để nhân dân Việt Nam nổi dậy khởi nghĩa.
Đáp án chính xác
C.Việt Nam nhận được sự ủng hộ từ tổ chức Liên Hợp Quốc
D.Việt Nam không bị thực dân Pháp quay trở lại xâm lược
Trả lời:
Việc Hội nghị Ianta chủ trương nhanh chóng tiêu diệt phát xít Nhật. Nhật đầu hàng Đồng minh cũng là mốc đánh dấu Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc – kẻ thù của nhân dân Việt Nam đã gục ngã =>Tạo thời cơ “ngàn năm có một” để nhân dân Việt Nam tiến hành Cách mạng tháng Tám thắng lợi. Còn lại việc Pháp quay trở lại xâm lược Việt Nam, sau đó là sự can thiệp của Mĩ đều bắt nguồn từ hạn chế của hội nghị Ianta. Liên Hợp Quốc thời kì này vẫn chưa thực sự phát huy được vai trò của mình.Đáp án cần chọn là: B
====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Theo quy định của Hội nghị Ianta (2-1945), quốc gia nào sẽ thực hiện nhiệm vụ chiếm đóng, giải giáp miền Tây Đức, Tây Béc-lin và các nước Tây Âu? – ĐGNL-HN
Câu hỏi:
Theo quy định của Hội nghị Ianta (2-1945), quốc gia nào sẽ thực hiện nhiệm vụ chiếm đóng, giải giáp miền Tây Đức, Tây Béc-lin và các nước Tây Âu?
A.Liên Xô
B.Mĩ
C.Mĩ, Anh
D.Mĩ, Anh, Pháp
Đáp án chính xác
Trả lời:
Theo nội dung của Hội nghị Ianta về phân chia phạm vi đóng quân và giải giáp quân đội phát xít của các cường quốc Đồng minh có quy định: quân đội Mĩ, Anh, Pháp chiếm đóng miền Tây Đức, Tây Béc-lin và các nước Tây Âu.Đáp án cần chọn là: D
====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Em có nhận xét gì về sự phân chia phạm vi ảnh hưởng ở khu vực châu Âu giữa các cường quốc sau Chiến tranh thế giới thứ hai – ĐGNL-HN
Câu hỏi:
Em có nhận xét gì về sự phân chia phạm vi ảnh hưởng ở khu vực châu Âu giữa các cường quốc sau Chiến tranh thế giới thứ hai
A.Sự phân chia diễn ra chủ yếu giữa Mĩ và Liên Xô
Đáp án chính xác
B.Sự phân chia diễn ra không đồng đều giữa các cường quốc
C.Nước Đức là trung tâm của sự phân chia giữa các cường quốc
D.Sự phân chia diễn ra ở toàn bộ châu Âu
Trả lời:
Theo quy định của Hội nghị Ianta (2-1945), vùng Đông Âu thuộc ảnh hưởng của Liên Xô; vùng Tây Âu thuộc phạm vi ảnh hưởng của Mĩ. Ở đây có sự khác biệt giữa thỏa thuận về việc đóng quân tại các nước nhằm giải giáp quân đội phát xít với phân chia phạm vi ảnh hưởng. Việc chiếm đóng có sự tham gia của 4 nước Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp. Phân chia phạm vi ảnh hưởng chỉ có sự tham gia của Liên Xô và Mĩ.Đáp án cần chọn là: A
====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Những quyết định của hội nghị Ianta (2-1945) có hạn chế gì? – ĐGNL-HN
Câu hỏi:
Những quyết định của hội nghị Ianta (2-1945) có hạn chế gì?
A.Quá bất công với các nước bại trận và dân tộc thuộc địa
B.Không giải quyết được mâu thuẫn giữa các nước tư bản
C.Do các nước tư bản hoàn toàn chi phối
D.Tạo điều kiện để các nước phương Tây khôi phục lại quyền thống trị ở các thuộc địa cũ
Đáp án chính xác
Trả lời:
Các vùng còn lại của châu Á (Đông Nam Á, Nam Á, Tây Á) vẫn thuộc phạm vi ảnh hưởng của các nước phương Tây”-quyết định này là tín hiệu của hội nghị cho phép các nước phương Tây quay trở lại tái chiếm, khôi phục quyền thống trị của mình ở các thuộc địa cũ =>Gây bất lợi cho phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Ví dụ như ở Đông Nam Á, Hội nghị Ianta quy định các nước này vẫn thuộc phạm vi ảnh hưởng của các nước phương Tây cho nên sau khi chiến tranh kết thúc, các nước phương Tây đã xâm lược trở lại các thuộc địa cũ của mình. Có thể liên hệ với chính sách đối ngoại của các nước Tây Âu ở giai đoạn 1945 – 1950 (Pháp quay trở lại Việt Nam, Anh quay lại Mã Lai, … )Đáp án cần chọn là: D
====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Việc triệu tập hội nghị Ianta và một trật tự thế giới mới được thiết lập sau Chiến tranh thế giới thứ hai phản ánh điều gì trong quan hệ quốc tế? – ĐGNL-HN
Câu hỏi:
Việc triệu tập hội nghị Ianta và một trật tự thế giới mới được thiết lập sau Chiến tranh thế giới thứ hai phản ánh điều gì trong quan hệ quốc tế?
A.Sự thay đổi so sánh tương quan lực lượng giữa các cường quốc sau chiến tranh
Đáp án chính xác
B.Nhu cầu thiết lập một nền hòa bình bền vững sau chiến tranh
C.Tham vọng chi phối thế giới của các cường quốc
D.Thái độ coi thường của các nước lớn đối với các dân tộc nhược tiểu
Trả lời:
Quan hệ quốc tế là mối quan hệ giữa các quốc gia trong phạm vi thế giới và trong 4 đáp án trên chỉ có đáp án A đáp ứng được yêu cầu. Sự thay đổi tương quan lực lượng giữa các cường quốc sau chiến tranh thế giới thứ hai phản ảnh khoảng cách phát triển giữa các nước ngày càng lớn. Nếu như ở hội nghị Véc-xai (1919) có 27 nước tham dự và 5 nước giữ vai trò chủ chốt; thì ở hội nghị Ianta (1945) chỉ có 3 nước tham dự và 2 nước giữ vai trò chủ chốt.Đáp án cần chọn là: A
====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Nội dung nào phản ánh đúng điểm tương đồng giữa hệ thống Vécxai – Washington với trật tự hai cực Ianta? – ĐGNL-HN
Câu hỏi:
Nội dung nào phản ánh đúng điểm tương đồng giữa hệ thống Vécxai – Washington với trật tự hai cực Ianta?
A.Đều do các nước đế quốc thiết lập nên để phục vụ lợi ích các nước đó.
B.Đều thành lập các tổ chức quốc tế để giám sát và duy trì trật tự thế giới.
Đáp án chính xác
C.Đều chia thế giới ra làm hai phe tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa.
D.Đều là hệ quả của cuộc chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945)
Trả lời:
Hệ thống Vécxai – Washington với trật tự hai cực Ianta có những điểm tương đồng sau:- Đều là kết quả của những cuộc chiến tranh đẫm máu trong lịch sử nhân loại.- Đều do các cường quốc thắng trận thiết lập để phục vụ những lợi ích cao nhất của họ.- Đề có các tổ chức quốc tế được thành lập để giám sát và duy trì trật tự thế giới (Hội Quốc Liên và Liên Hợp Quốc).Đáp án cần chọn là: B
====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====