Câu hỏi:
Đun nóng m gam hỗn hợp X gồm C2H2, C2H4, Và H2với xúc tác Ni đến phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 8,96 lít (đktc) hỗn hợp Y (có tỉ khối so với H2bằng 8). Đốt cháy hoàn toàn cùng lượng hỗn hợp X trên, rồi cho sản phẩm cháy hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch Ca(OH)2dư. Khối lượng kết tủa tạo thành là
A.20 gam
B.30 gam
C.40 gam
Đáp án chính xác
D.50 gam
Trả lời:
nY= 0,4 mol\({\bar M_Y}\)= 8.2 = 16 =>Y chứa H2dưVì phản ứng xảy ra hoàn toàn nên trong Y chứa C2H6 (a mol) và H2dư (b mol)=>a + b = 0,4 mol (1)\({\bar M_Y} = \frac{{30a + 2b}}{{a + b}} = 16\) (2)Từ (1) và (2) =>a = b = 0,2 molĐốt cháy X cũng thu được số mol CO2và H2O như đốt cháy YBảo toàn nguyên tố C: nCO2= 2.nC2H6= 2.0,2 = 0,4 mol=>mCaCO3= 0,4.100 = 40 gamĐáp án cần chọn là: C
====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Cho hỗn hợp but-1-in và hiđro dư qua xúc tác Pd/PbCO3đun nóng, sản phẩm tạo ra là – ĐGNL-HN
Câu hỏi:
Cho hỗn hợp but-1-in và hiđro dư qua xúc tác Pd/PbCO3đun nóng, sản phẩm tạo ra là
A.butan.
B.but-1-en.
Đáp án chính xác
C.but-2-en.
D.isobutilen.
Trả lời:
\(CH \equiv C–C{H_2}–C{H_{3\;\;}} + \;{\rm{ }}{H_2}\mathop \to \limits^{Pd/PbC{O_3}} C{H_2} = CH–C{H_2}–C{H_3}\)Đáp án cần chọn là: B
====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Cho phản ứng C2H2+ H2O → A. Chất A là – ĐGNL-HN
Câu hỏi:
Cho phản ứng C2H2+ H2O → A. Chất A là
A.CH2=CHOH.
B.CH3–CHO.
Đáp án chính xác
C.CH3COOH.
D.C2H5OH.
Trả lời:
\({C_2}{H_2}\; + {\rm{ }}{H_2}O\mathop \to \limits^{HgS{O_4},{\kern 1pt} {\kern 1pt} {t^o}} C{H_3}–CHO\)Đáp án cần chọn là: B
====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Cho propen, propin, đivinyl tác dụng với HCl (tỉ lệ 1 : 1), số sản phẩm thu được lần lượt là – ĐGNL-HN
Câu hỏi:
Cho propen, propin, đivinyl tác dụng với HCl (tỉ lệ 1 : 1), số sản phẩm thu được lần lượt là
A.2, 2, 3.
B.2, 3, 4.
Đáp án chính xác
C.2, 4, 3.
D.2, 3, 2.
Trả lời:
Propen: CH2=CH-CH3+ HCl → CH3-CHCl-CH3+ CH2Cl-CH2-CH3Propin: CH≡C-CH3+ HCl → CH2=CCl-CH3+ CHCl=CH-CH3 (có đphh)=>propin thu được 3 sản phẩmĐivinyl: CH2=CH-CH=CH2có 2 kiểu cộng 1,2 và cộng 1,4 (xem lại lí thuyết ankađien)CH2=CH-CH=CH2+ HCl → CH2=CH-CH2-CH2Cl + CH2=CH-CHCl-CH3CH2=CH-CH=CH2+ HCl → CH3-CH=CH-CHCl (có đphh)=>đivinyl thu được 4 sản phẩmĐáp án cần chọn là: B
====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Khi cho brom hóa hoàn toàn 0,3 mol hỗn hợp gồm một ankin và một anken cần vừa đủ 0,4 mol Br2. Thành phần phần trăm về số mol của ankin trong hỗn hợp là: – ĐGNL-HN
Câu hỏi:
Khi cho brom hóa hoàn toàn 0,3 mol hỗn hợp gồm một ankin và một anken cần vừa đủ 0,4 mol Br2. Thành phần phần trăm về số mol của ankin trong hỗn hợp là:
A.75%
B.25%
C.33,33%
Đáp án chính xác
D.66,67%
Trả lời:
Gọi n anken = a mol, n ankin = b mol =>a + b = 0,3 (1)Ta có: nBr2= nanken + 2. nankin =>a + 2b = 0,4 (2)Từ (1) và (2) =>a = 0,2 mol; b = 0,1 mol=>% nankin= 0,1.100/0.3 = 33,33% Đáp án cần chọn là: C
====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Hỗn hợp X gồm một ankan và một ankin. Cho hỗn hợp X qua dung dịch Br2dư thấy thể tích hỗn hợp giảm đi một nửa. Tính thể tích O2(đktc) cần dùng để đốt cháy hết 3,5 gam hỗn hợp X? – ĐGNL-HN
Câu hỏi:
Hỗn hợp X gồm một ankan và một ankin. Cho hỗn hợp X qua dung dịch Br2dư thấy thể tích hỗn hợp giảm đi một nửa. Tính thể tích O2(đktc) cần dùng để đốt cháy hết 3,5 gam hỗn hợp X?
A.8,96 lít
B.5,6 lít
C.2,8 lít
D.8,4 lít
Đáp án chính xác
Trả lời:
+) Vì thể tích hỗn hợp qua dung dịch Br2giảm 1 nửa =>nankan= nankin=>đốt cháy hỗn hợp X thu được \({n_{C{O_2}}} = {\rm{\;}}{n_{{H_2}O}} = {\rm{\;}}x{\rm{\;}}mol\)+) Ta có: \({m_X} = {m_C} + {m_H} = 12.{n_{C{O_2}}} + 2.{n_{{H_2}O}} = >{\rm{\;}}12x + 2x = 3,5{\rm{\;}}\)=>x = 0,25 mol+) Bảo toàn O: \(2.{n_{{O_2}}} = 2.{n_{C{O_2}}} + {n_{{H_2}O}} = >{\rm{\;}}{n_{{O_2}}} = 0,375{\rm{\;}}mol\)=>V = 8,4 lítĐáp án cần chọn là: D
====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====